Nguyên điều tra viên cao cấp phân tích những điểm bất thường về vụ bé lớp 1 trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe
Cho đến nay, vụ việc bé trai 6 tuổi tử vong do bỏ quên trên xe bus trường Gateway vẫn còn nhiều điểm nghi vấn nhưng vẫn chưa có lời giải đáp.
Để hiểu và có góc nhìn đa chiều về vấn đề này, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoàng Ngọc Biên ( Đoàn luật sư TP. Hà Nội, nguyên điều tra viên Cao cấp cơ quan điều tra Hình sự, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng). Ông đã có những phân tích xung quanh vấn đề này.
Hiện dư luận đang quan tâm nhất chính là việc tại sao có sự đổi áo mà không ai biết, và chiếc áo màu đỏ cháu mặc lúc đi học hiện giờ đang ở đâu, ông có thể phân tích về vấn đề này?
Về nguyên tắc quá trình tiến hành hoạt động điều tra, trước hết việc khám nghiệm tử thi cực kì quan trọng, nhằm xác định nguyên nhân chết ngạt, và việc này phải do pháp y kết luận. Có phải do bé chết ngạt trên xe không, nếu chết ngạt hay không sẽ có những đặc trưng riêng.
Theo kết luận điều tra ban đầu, bé trai lớp 1 chết trên sàn xe ngay phía sau ghế lái, tại sao lái xe lại không biết, đây là nghi vấn dư luận quan tâm nhất cũng như cán bộ điều tra cần phải làm rõ.
Đặc biệt nhân chứng đầu tiên phải chứng minh được tư thế của nạn nhân lúc đấy như thế nào. Xem có khớp với lời khai của lái xe không.
Và việc ban đầu áo của cháu bé mặc như thế nào, màu sắc ra làm sao, cơ quan, cán bộ phải điều tra làm rõ, cùng kết hợp với nghi vấn lớn nhất là tại sao có việc thay áo, ai là người thay áo của cháu bé. Và thay xong áo cũ đang ở đâu, ném ở đâu?
Theo tôi, đây là trách nhiệm của cán bộ điều tra. Muốn như vậy phải bắt đầu từ tư thế của cháu bé, để có thể xác định thời gian tử vong, nếu việc nằm sấp thì mặt, bụng và phần đùi phía trước sẽ bị tím và ngược lại.
Phân tích thêm, trong giám định pháp y, tư thế chết và thời gian tử vong rất quan trọng, vì người ta thông qua chuyển hoá trong cơ thể với giám định pháp y. Người ta sẽ xem chuyển hoá màu sắc của máu để căn cứ vào thời gian chết của cháu bé.
Có ý kiến cho rằng, cần thực nghiệm hiện trường bằng việc đóng cửa xe đúng vị trí đỗ cũ, thời tiết tương đương để theo dõi về nhiệt độ, lượng khí O2, CO2… theo ông phương án này có khả thi?
Video đang HOT
Phương pháp này hoàn toàn khoa học nhưng phải phụ thuộc vào yếu tố tâm lí của từng người và phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời.
Yếu tố này rất khó nói vì nó thuộc về lĩnh vực khoa học và thuộc về cơ địa mỗi người, theo tôi phương pháp này vẫn có thể thực hiện được nhưng không khả quan, vì nhiều khi mỗi người có mỗi cá tính khác nhau, có cháu lì hơn nhiều cháu nhát gan hơn. Rồi nhiệt độ ngoài trời phải đúng như thời điểm cháu bé trải qua. Trong góc độ điều tra tôi sẽ không làm như vậy.
Trường “quốc tế” Gateway.
Vậy theo ông phương án tốt nhất chính là gì?
Theo tôi, phương án tốt nhất chính là làm tốt quá trình khám nghiệm hiện trường ban đầu kết hợp với việc khám nghiệm tử thi, đánh giá tư duy lôgic kết hợp lời khai, như vậy sẽ tương đối khách quan hơn.
Đi theo hướng ban đầu sẽ hay hơn, còn thiếu gì có thể bổ sung sau, không được bỏ sót một nghi vấn nào.
Vậy theo ông, nếu như lời khai ban đầu là cháu bị bỏ quên trên xe thì những ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự về vụ việc này, thưa ông?
Tôi nghĩ, người chịu trách nhiệm đầu tiên và trực tiếp là người lái xe và người đưa đón cháu bé, vì lái xe đã không kiểm tra phương tiện do mình điều khiển trước khi đóng cửa và gửi xe vào bãi gây nên cái chết của cháu bé.
Còn người phụ trách đưa đón trẻ tắc trách trong việc không kiểm số lượng học sinh xuống xe. Và đặc biệt người đứng đầu, chính là hiệu trưởng của trường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã ra quy chế quản lý, quy chế hành chính ban hành, vẫn để sai phạm, sai phạm trách nhiệm ở mức độ cao, sai phạm quy tắc nghề nghiệp.
Sẽ quy vào điều 99, BLHS tội Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Xin cảm ơn ông!
Di Hân
Theo phapluatnet
Học sinh bị bỏ quên trên xe trường Gateway tử vong: Trách nhiệm giáo viên thế nào?
Nếu phạm tội vô ý làm chết người và bị khởi tố, các bị can vụ học sinh bị bỏ quên trên xe trường Gateway tử vong sẽ bị truy tố theo khoản 1 điều 128 với mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Liên quan vụ học sinh bị bỏ quên trên xe trường Gateway tử vong, ngày 07/8/2019, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy ra Quyết định khởi tố vụ án Vô ý làm chết người, theo điều 128-BLHS.
Hiện tại Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy đang làm việc với những người có liên quan, củng cố tài liệu, xác định hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả sẽ thông tin sau.
Trung tá Trần Văn Hóa, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy cho biết, hiện công an đã triệu tập tất cả những người liên quan đến làm việc. Sau khi có đầy đủ tài liệu, cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can theo quy định pháp luật.
Dư luận đặt ra câu hỏi, nếu bị khởi tố tội Vô ý làm chết người, các đối tượng sẽ phải chịu mức án nào theo quy định của pháp luật.
Đại diện UBND quận Cầu Giấy và Công an quận Cầu Giấy thông tin về vụ việc bé tử vong do bị bỏ quên trong xe bus đưa đón học sinh.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết, vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe là vụ việc rất thương tâm xảy ra từ việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm kiểm tra, kiểm đếm khi đưa đón các cháu học sinh đến trường bằng phương tiện ô tô dẫn tới để quên 1 cháu nằm trên xe làm cháu bé bị tử vong.
Để có căn cứ xử lý vụ việc cần đợi kết quả điều tra trên cơ sở làm rõ nguyên nhân chết của cháu để để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo thỏa thuận giữa Nhà trường và gia đình học sinh thì việc đưa đón các cháu đến trường bằng phương tiện ô tô với danh sách thường sẽ là từ 10 đến 12 cháu 1 xe ô tô/chặng đón. Hàng ngày vào buổi sáng, mỗi gia đình đưa các con đến một địa điểm cố định để xe ô tô của Nhà trường đi đến và có 1 giáo viên đi cùng xuống đón các con đến lớp học.
Về nguyên tắc khi giáo viên đến đón các cháu học sinh với số lượng cố định theo danh sách thì khi đưa đến trường, xuống xe phải bàn giao đủ số đã đón, trừ những trường hợp lý do nghỉ học sẽ phải được Phụ huynh thông báo. Tuy nhiên do giáo viên thiếu trách nhiệm kiểm tra số học sinh đã đón hoặc do cẩu thả không kiểm tra đã bỏ quên 1 cháu bé có thể còn đang nằm ngủ trên xe ô tô dẫn tới khi lái xe ô tô tắt máy, đóng kín cửa đã làm cháu bị tử vong.
"Quá trình điều tra, nếu có đủ căn cứ xác định người giáo viên phạm tội Vô ý làm chết người thì thuộc lỗi vô ý vì cẩu thả. Đó là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước:, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho biết.
TIN TÀI TRỢ
Điện nhà tôi giảm tận 45% nhờ thứ này! Thật đáng kinh ngạc
Theo Luật sư Thơm, nếu phạm tội vô ý làm chết người và bị khởi tố, các bị can sẽ bị truy tố theo khoản 1 điều 128 với mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VPLS Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng trách nhiệm trực tiếp và đầu tiên ở đây là cô giáo, người đã trực tiếp đón nhận cháu bé.
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.
"Nếu làm đúng trách nhiệm, cô giáo đón L. buộc phải nhớ và bàn giao cháu bé cho cô giáo chủ nhiệm và kiểm tra phát hiện trên xe có cháu nào chưa xuống hay không. Việc này càng đến lên án bởi cả một ngày, cô giáo đã không điểm danh và liên hệ với phụ huynh.
Tôi từng đi công tác bằng xe khách. Khi đến các điểm để dừng chân thì các hành khách còn kiểm tra nhau và thông báo cho phụ xe hoặc tài xế khi thấy người ngồi cạnh mình chưa lên thì không lý gì cô giáo khi xuống xe lại không kiểm tra và đưa các cháu xuống xe một cách an toàn" - luật sư Bình phân tích.
Trong vụ việc ở trường Gateway, mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người quá rõ ràng. Nạn nhân nhỏ tuổi đã tử vong xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra. Ý thức của cô giáo là lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Thiếu cẩn trọng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Hải Ninh - Quý An
Theo kienthuc
Bé trai tử vong trên xe Gateway : 'Có ai thay áo cháu?' Theo luật sư Quynh, nếu đúng như cháu L mặc áo màu đỏ trước khi lên xe thì cần làm rõ xem ai là người thay áo màu trắng cho cháu. Xung quanh xôn xao vụ bé trai tử vong trên xe đưa đón, sáng ngày 11/8, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Nguyễn Văn Quynh (thuộc đoàn luật sư TP...