Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: “Gắn kết lợi ích đan xen của Việt Nam với các nước lớn”
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho rằng, Việt Nam cùng các nước, đặc biệt là ASEAN, cần kết nối sáng kiến của các nước lớn, xây dựng, củng cố luật chơi, thể chế, để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển bền vững.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh. Ảnh: N.HỒNG
- Đánh giá của ông về ngoại giao Việt Nam với các nước lớn trong khu vực và quốc tế?
- Các nước lớn cũng như các nước láng giềng rất quan trọng với môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Việt Nam. Sự tương tác nước lớn và những chính sách của họ tác động rất lớn đến cục diện thế giới, khu vực.
Trong chính sách đối ngoại Việt Nam, quan hệ đối tác với các nước lớn hết sức quan trọng. Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác với các nước lớn, trong đó có Mỹ, để phục vụ cả 3 trục chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cũng như các mặt khác.
Trong quan hệ với các nước lớn, tôi rút ra rằng, khi gắn kết được các lợi ích đan xen giữa Việt Nam với các nước lớn, sẽ có mối quan hệ ổn định, tranh thủ được những lợi ích song trùng, tạo ra những giá trị vượt ra khỏi khuôn khổ song phương. Khi có quan hệ tốt với các nước lớn, vị thế và vai trò Việt Nam trong quan hệ đối ngoại chung cũng như trong hợp tác với các thể chế quốc tế được tăng cường, đồng thời tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện chủ trương hội nhập sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
Video đang HOT
Ngoại giao với nước lớn là việc Việt Nam phải làm nhưng cần chú ý, không phải lúc nào trong quá trình tương tác của nước lớn cũng gắn kết với lợi ích của nước nhỏ. Do đó, chúng ta cần nắm sát diễn biến, nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là độc lập tự chủ, tạo môi trường thuận lợi, hòa bình, ổn định, đa dạng hóa quan hệ để không lệ thuộc bất cứ ai.
Cần gắn kết với khu vực để tạo vị thế, giá trị khu vực, giá trị chiến lược của Việt Nam. Việc tham gia vào các thể chế khu vực như ASEAN, APEC… và các thể chế quốc tế sẽ giúp Việt Nam tạo cân bằng trong quan hệ đối ngoại.
- Chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ có tác động thế nào tới chính sách đối ngoại Việt Nam?
- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương luôn rất quan trọng với Việt Nam. Các sáng kiến nhằm thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác trong khu vực này nhằm tạo vị trí hợp tác bình đẳng và cùng có lợi cho tất cả các nước, đồng thời ứng xử được trước những vấn đề nảy sinh ở khu vực. Điểm quan trọng là cần tiếp tục tôn trọng, nhân lên các thể chế hiện tại, trong đó có các cơ chế và vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam nên nghiên cứu tham gia đồng thời xây dựng luật chơi.
Hiện có rất nhiều sáng kiến ở tầm toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cũng như sáng kiến ở khu vực nhỏ hơn. Do đó, Việt Nam cùng với các nước, đặc biệt là ASEAN, cần kết nối các sáng kiến lại, tranh thủ xây dựng, củng cố luật chơi, thể chế, để các nước lớn cũng như nước nhỏ đều có môi trường hòa bình, ổn định cùng phát triển bền vững.
- Trước sáng kiến như: Ấn Độ – Thái Bình Dương hay Vành đai Con đường… ASEAN có vai trò thế nào và nên ứng phó ra sao?
- ASEAN có 2 nhiệm vụ quan trọng luôn song hành trong suốt quá trình tồn tại, phát triển: Củng cố đoàn kết và nội lực, nhất là thông qua xây dựng cộng đồng ASEAN; Hướng ngoại, đặc biệt là trong quan hệ với các đối tác, để tranh thủ môi trường thuận lợi bên ngoài.
Với những sáng kiến liên quan đến khu vực, ASEAN nên chủ động tham gia, cùng bàn với các đối tác hướng các sáng kiến của các nước lớn phù hợp, song trùng với lợi ích của ASEAN.
Nếu làm được điều này, ASEAN sẽ phát huy được vai trò trung tâm cũng như tiếp tục tranh thủ nhân lên được các cơ hội và ứng phó được với các thách thức.
HÀ LIÊN (GHI)
Theo Laodong
Mỹ đầu tư 113 triệu USD đối trọng Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Mỹ đã công bố chương trình đầu tư châu Á trị giá 113 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoat động xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vự Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong một động thái dường như nhằm đối trọng với sáng kiến "vành đai, con đường" của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 30/7 đã công bố về chương trình đầu tư châu Á trị giá 113 triệu USD trong khuôn khổ sự kiện diễn đàn kinh doanh Ấn Độ-Thái Bình Dương, diễn ra tại thủ đô Washington DC. Theo giới chức Mỹ, dự án ra đời nhằm nhấn mạnh lại cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực trong việc xây dựng phát triển các dự án cơ sở hạ tầng.
Nhằm đối trọng với tham vọng "vành đai, con đường" của Trung Quốc, dự án mà các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sử dụng như "bàn đạp" để gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á và toàn thế giới, chương trình đầu tư mới của Mỹ sẽ tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước trong khu vực thông qua tập đoàn phát triển tài chính quốc tế Mỹ (USIDFC).
Ngoài 113 triệu USD được dùng như khoản đầu tư trực tiếp, kế hoạch của Washington còn tăng gấp đôi chi tiêu cho các hoạt động tài chính quốc tế lên mức 60 tỷ USD. Khoản tiền này có thể được dùng cho các công ty tư nhân vay vốn đầu tư cho các dự án ở nước ngoài.
Cho dù các quan chức Mỹ không công bố rằng chương trình này nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng các chuyên gia nhận định nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Trung - Mỹ, vốn đang căng thẳng trong thời gian gần đây vì các vấn đề liên quan tới thương mại.
Phát biểu tại sự kiện ngày 30/7, ông Pompeo cho biết dự án đầu tư mới nằm trong tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Chúng tôi muốn mọi quốc gia, tất cả mọi quốc gia, đều có thể bảo vệ chủ quyền và không bị ép buộc bởi bất cứ quốc gia nào. Chúng tôi mong muốn giải pháp hòa bình cho các tranh chấp về hàng hải và lãnh thổ. Cam kết của chúng tôi hướng tới mọi đất nước trên thế giới. Khi Mỹ đi tới khu vực nào, chúng tôi kiếm tìm sự hợp tác, không phải là sự cai trị. Chúng tôi tin tưởng vào cái gọi là hợp tác chiến lược, không phải là sự phụ thuộc chiến lược. Người Mỹ và toàn thế giới sẽ nỗ lực vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định, chính vì vậy khu này cần phải tự do và mở cửa", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ sẽ đầu tư 113 triệu USD vào công nghệ mới, lĩnh vực năng lượng và các dự án cơ sở hạ tầng. Washington còn đầu tư 25 triệu USD để mở rộng xuất khẩu công nghệ của Mỹ tại khu vực và gần 50 triệu USD hỗ trợ các nước sản xuất và dự trữ nguồn năng lượng trong năm 2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Hoài nghi phía sau các dự án tỷ USD của Trung Quốc tại Đông Nam Á Từng được xem như một cơ hội để thay đổi "bộ mặt" cơ sở hạ tầng khu vực, các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc gần đây đã được các quốc gia Đông Nam Á xem xét lại để cân nhắc các tác động về lợi ích. Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak (thứ 3 từ...