Nguyên chủ tịch Vinashin than vãn tiền án phí
Ngày thứ 2 xét xử vụ án phúc thẩm Vinashin, bị cáo Phạm Thanh Bình đã thừa nhận các hành vi sai phạm mà bị cáo gây ra tại các dự án về đề nghị HĐXX xem xét giảm án nhưng lại đi than vãn chuyện… bồi thường, án phí
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận việc mua tàu cao tốc Hoa Sen là sai khi Chính phủ chưa có chủ trương mua tàu mới. Bị cáo khai nhận: ” Tôi cho làm công văn xin được mua 2 tàu cao tốc để chạy thử nghiệm… Việc này, Chính phủ đã có 2 công văn đồng ý cho Vinashin đóng mới tàu mà không đồng ý cho mua tàu. Tôi đã làm sai với chủ trương của Chính phủ”
Nguyên chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình tại phiên tòa phúc thẩm.
Video đang HOT
Tại dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng, theo kết luận giám định, chi phí mà công ty Hoàng Anh và công ty Cửu Long đầu tư thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng là hơn 244 tỉ đồng tiền lãi vay phát sinh được tính đến ngày 31/7/2010 là trên 72 tỉ đồng.
Trong vụ này, các bị cáo Bình, Tuyên, Côn đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A khởi công công trình khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa đủ điều kiện gây thiệt hại tài sản hơn 224 tỷ đồng.
Trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezen Cái Lân, các bị cáo Phạm Thanh Bình và Tô Nghiêm đã quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư, nhưng không có kết quả thẩm định tổng mức đầu tư tăng thêm ký bàn giao công trình, nghiệm thu chạy thử, thanh toán hết cho nhà đầu tư toàn bộ giá trị hợp đồng khi công trình chưa hoàn thành dẫn đến nhà thầu không tiếp tục thực hiện cam kết bảo hành công trình cho phép nhà thầu nhập máy móc, thiết bị cũ được tháo dỡ từ nhà máy nhiệt điện Trung Quốc không đúng với nội dung hợp đồng, không đúng với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt của dự án gây thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.
Trước cáo buộc này, tại tòa bị cáo Bình thừa nhận có sai phạm, còn bị cáo Nghiêm thì cho rằng việc đầu tư nhà máy chủ yếu để phục vụ việc cán thép chứ không kinh doanh điện, nếu chi phí cao thì đưa vào cấu thành giá sản phẩm.
Bị cáo Bình quay sang than vãn với HĐXX việc bồi thường phí dân sự 800 tỉ đồng là quá cao và mức án phí mà bị cáo phải nộp theo bản án sơ thẩm là 650 triệu đồng là quá sức bị cáo nên bị cáo này đề nghị được HĐXX xem xét giảm cho bị cáo vì hoàn cảnh gia đình hầu hết đều là cán bộ công chức và bị cáo cũng thế nên không có khả năng thực hiện việc nộp án phí này.
Đáng chú ý tại phần tranh tụng, bị cáo Trịnh Thị Hậu đứng trước vành móng ngựa đã sụt sùi tiếp tục kêu oan mong HĐXX xem xét lại cho bị cáo tình cảnh tại thời điểm liên quan đến các dự án trong vụ án. Còn luật sư bào chữa cho bị cáo Hậu thì đề nghị HĐXX chuyển đổi tội danh vì cho rằng thân chủ không làm trái các quy định của nhà nước?!.
Hôm nay ngày làm việc thứ 3 của HĐXX phúc thẩm TANDTC được nối tiếp phần tranh tụng giữa nguyên chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và các đồng phạm thuộc cấp có đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm với đại diện VKSNDTC. Dự kiến, HĐXX sẽ tuyên mức án dành cho các bị cáo trong ngày hôm nay.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin
Theo Dantri
Tiếp diễn phiên xử phúc thẩm vụ án Vinashin: Ra sức ngụy biện
Hòng được nhẹ tội, trong quá trình thẩm vấn, Phạm Thanh Bình cùng đồng phạm ít khi trả lời trực tiếp các câu hỏi của tòa mà hay "tranh thủ" giải thích và viện ra các lý do để che đậy những hành vi sai trái.
Bị cáo Phạm Thanh Bình tại phiên tòa
Mua tàu nghìn tỷ như đùa
Đáng chú ý nhất trong các hành vi vi phạm pháp luật tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là việc mua bán con tàu chở khách mang tên Hoa Sen. Lời khai của cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin cùng tài liệu vụ án thể hiện, đầu năm 2007, Bình đã gặp chủ tàu Cartour tại Italia. Biết rõ phương tiện này được sản xuất từ 2001, nhưng Bình vẫn quyết mua. Thực hiện ý đồ, ông ta có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cho phép đóng mới 6 tàu biển chở khách và trước mắt đầu tư 2 tàu hiện đại bằng hình thức thuê, mua của nước ngoài.
Khi Thủ tướng chưa có ý kiến Bình đã tự ý chỉ đạo tập đoàn ban hành nghị quyết mở tuyến vận tải khách trên biển, đồng thời giao cho Công ty TNHH Nhà nước MTV Vận tải viễn dương Vinashin do Trần Văn Liêm làm chủ đầu tư. Sau đó việc mua bán tàu được Bình chỉ đạo cấp dưới thực hiện một cách mau lẹ, bất chấp các quy định về thương mại, đấu thầu. Và công ty của Trần Văn Liêm đã bỏ ra 60 triệu euro (gần 1.300 tỷ đồng) để "rước" con tàu Cartour về Việt Nam, rồi đổi tên thành Hoa Sen. Lý giải quyết định trên, Bình ngụy biện rằng thời điểm ấy con tàu này là rất phù hợp. Thế giới chỉ có duy nhất 2 tàu như vậy nên buộc phải mua nhanh kẻo không có cơ hội sở hữu. Vì thế Vinashin đã bỏ qua quy định chào hàng cạnh tranh và các yêu cầu bắt buộc khác. Đáng nói là bỏ ra cả nghìn tỷ đồng mua tài sản, nhưng chủ đầu tư chỉ biết "lai lịch", chất lượng, công năng của tàu dựa vào bên thứ ba và cũng chỉ từ những thông tin cóp nhặt trên mạng. Xác nhận việc mua bán này, Liêm trình bày chỉ đến khi thủ tục mua bán gần như đã hoàn tất thì ông ta mới biết con tàu Cartour thật là như thế nào. Mọi việc liên quan đến con tàu nghìn tỷ, Liêm chỉ biết làm theo mệnh lệnh của cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin.
Oái ăm hơn, sau khi đưa tàu về nước Vinashin mới biết cửa lên xuống của tàu ở phía đằng đuôi, trong khi các cầu cảng của ta lại chỉ thiết kế cho tàu "ăn hàng" bằng cửa mạn. Để chữa cháy, Bình chấp thuận cho Liêm nâng mức đầu tư dự án lên thành hơn 65,8 triệu euro để hoán cải. Chưa hết, con tàu chở khách hiện đại ấy còn bị thủng đáy nên tiêu tốn thêm 5,2 tỷ đồng nữa. Dự án tàu Hoa Sen không hiệu quả, Bình đổ thừa cho khủng hoảng kinh tế, hành khách chưa quen với việc đi lại trên biển và đặc biệt là do dự án dở dang. Theo tính toán của Bình, nếu có đủ đội tàu hàng chục chiếc như Hoa Sen thì cũng phải 10 - 12 năm sau mới hòa vốn. Chốt phần trả lời thẩm vấn ở dự án tàu Hoa Sen, Bình cho rằng: "Cấp tòa sơ thẩm lấy tổng giá trị đầu tư trừ đi phần giá trị con tàu ở thời điểm định giá, rồi quy là thiệt hại và bắt bị cáo phải bồi thường gần 500 tỷ đồng thật không thỏa đáng". Liên quan đến sai phạm tàu Hoa Sen, Trần Văn Liêm biện bạch: "Việc làm chủ đầu tư con tàu của bị cáo là hoàn toàn bắt buộc vì nếu không sẽ bị kỷ luật ngay ". Trịnh Thị Hậu thì cho rằng đã làm đúng quy trình khi đề nghị ngân hàng giải ngân 80 tỷ đồng để mua tàu.
Dây chuyền cũ là... tối ưu?!
Với việc đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng ở Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (Công ty Hoàng Anh) do Nguyễn Văn Tuyên làm Giám đốc, Vinashin chiếm 51% vốn do muốn xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 110MW nên tìm gặp Nguyễn Tuấn Dương - cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Cửu Long để "mưu sự".
Vì không đủ nguồn lực, Tuyên đã xin Phạm Thanh Bình cho tăng vốn điều lệ, đồng thời bổ sung ngành nghề kinh doanh. Được "sếp" đồng ý, Tuyên thống nhất để Dương sang Hàn Quốc mua 2 tổ máy nhiệt điện cũ tương ứng với dự án. Tiện thể, Dương cũng mua luôn 1 tổ máy 75MW nữa mang về. Tuyên tiếp tục đề nghị Bình "bơm" vốn và nâng quy mô nhà máy lên 185MW. Sang tận Hàn Quốc thẩm định 3 tổ máy nhiệt điện, Tuyên báo cáo đây là dây chuyền tốt, phù hợp với dự án. Sau đó, Bình có công văn gửi UBND tỉnh Nam Định thông báo việc triển khai nhà máy nhiệt điện, đồng thời "nhờ" có ý kiến với Bộ Công Thương đề nghị đưa dự án vào quy hoạch điện lực quốc gia. Trong khi Bộ Công Thương chưa có ý kiến và sau này không chấp thuận vì thiết bị, công nghệ lỗi thời Tuyên vẫn cho khởi công dự án. Đầu năm 2008, toàn bộ số thiết bị nhiệt điện về tới Việt Nam nhưng không được đưa vào sử dụng do chứa chất độc hại. Vì thế dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng bị phá sản.
Về vụ việc trên, Công ty Hoàng Anh và công ty của Nguyễn Tuấn Dương đã sử dụng tổng cộng 244,3 tỷ đồng từ Vinashin, trong đó có 42,8 tỷ đồng được Trịnh Thị Hậu duyệt chi trái nguyên tắc. Trả lời về việc cho phép Tuyên mua dây chuyền, thiết bị điện cũ nát, độc hại, Bình khăng khăng đây là giải pháp tối ưu. Bởi các dây chuyên này do công ty bên Hàn Quốc đầu tư xong, nhưng không sử dụng đến và nó phù hợp với dự án, giá mua lại rẻ hơn nhiều so với dây chuyền cùng loại. "Việc một số thiết bị trong các dây chuyền bị hỏng, bị cáo biết rõ. Tuy nhiên, đó là những thiết bị cơ bản. Chỉ cần thay thế đơn giản là sử dụng được ngay. Còn những chất độc hại trong biến thế sau này bị cáo mới biết, nhưng không nguy hiểm vì nó không bị thoát ra môi trường" - cựu lãnh đạo cao nhất của Vinashin quả quyết. Về thiệt hại ở hành vi này, Bình và 2 cấp dưới phải bồi thường 34,8 tỷ đồng, riêng Nguyễn Tuấn Dương còn phải bồi thường gần 25 tỷ đồng nữa.
Đối với các sai phạm, thiệt hại trong đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân tàu Bình Định Star và bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, Phạm Thanh Bình cùng các bị cáo liên quan cũng thi nhau lấp liếm với lý do chủ yếu là cách tính thiệt hại không thỏa đáng... Kết thúc ngày xét xử thứ hai vào hôm qua (29-8), 19 luật sư của 8 bị cáo cũng đã thể hiện quan điểm bào chữa cho thân chủ của mình. Tuy nhiên ngay trước đó, đại diện VKSND Tối cao đã đề nghị HĐXX phúc thẩm bác đơn kháng cáo của tất cả các bị cáo, đồng thời giữ nguyên mức hình phạt và các quyết định khác tại bản án sơ thẩm. Hôm nay (30-8), tòa tiếp tục làm việc.
Theo ANTD
Luật sư nghi ngờ giám định thiệt hại trong vụ Vinashin Cựu tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình trình bày, cả gia đình đều làm trong cơ quan nhà nước nên nếu tuyên ông phải nộp hơn 800 tỷ đồng thì sẽ "không có khả năng mà trả". Đầu phiên xử buổi chiều, phần tranh luận "mở hàng" với phần bào chữa của 4 luật sư bảo vệ bị cáo Phạm Thanh Bình....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thi thể người đàn ông nghi tâm thần được phát hiện sau gần 20 ngày mất tích

Cháy lớn xưởng in ấn ở TP Hồ Chí Minh

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi gây sửng sốt với 28 giây lộ sắc vóc thật
Sao châu á
20:06:26 14/04/2025
Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Thế giới
19:49:44 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025
Kylian Mbappe bị treo giò mấy trận?
Sao thể thao
19:13:16 14/04/2025
Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!
Netizen
19:11:27 14/04/2025
5 ngày cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp trăm bề suôn sẻ, có số phát tài, giàu có vang danh, vận trình hanh thông thuận lợi
Trắc nghiệm
19:04:50 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
Hậu trường phim
18:16:19 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025