Nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Phát huy thế mạnh truyền thông về đô thị
Những năm làm việc ở Thủ đô, tôi gắn bó với báo Kinh tế & Đô thị không chỉ trên cương vị và trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Hà Nội – cơ quan chủ quản của tờ báo, mà đồng thời còn là bạn đọc thường xuyên của Báo.
Dõi theo quá trình phát triển tờ báo, tôi nhận thấy: Báo Kinh tế & Đô thị là tờ báo chuyên ngành của Thủ đô. Báo đã luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ và định hướng tuyên truyền, từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng báo Thủ đô và cả nước. Những thông tin mà Báo phản ánh đã truyền tải kịp thời chủ trương, chính sách của TP tới các cấp chính quyền, đoàn thể, tạo sự tin cậy gần gũi với bạn đọc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Đặc biệt, Báo đã phát huy rất tốt thế mạnh của mình khi là một trong số ít những tờ báo chuyên sâu về lĩnh vực đô thị. Nhớ thời điểm từ năm 2014 đến 2016, 3 năm liền TP chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị”, báo Kinh tế & Đô thị đã đồng hành rất tích cực cùng TP đẩy mạnh tuyên truyền về lĩnh vực này.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo thăm báo Kinh tế & Đô thị nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2012. Ảnh: Anh Quý
Không chỉ biểu dương những cách làm hay, những mô hình tốt để nhân rộng, Báo cũng khách quan phản ánh những tồn tại, khó khăn; thậm chí tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý và Nhân dân tham gia các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai và trật tự đô thị… Qua đó, tổng hợp, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp cho TP trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, khắc phục những khó khăn, tồn tại của Thủ đô. Đó là những đóng góp rất lớn và quan trọng của Báo trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Tờ báo cũng đã không ngừng đổi mới, đa dạng hơn phương thức thông tin, như đã mở thêm các chuyên trang, chuyên đề với các nội dung, hình thức phong phú hơn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của Thủ đô và thị hiếu của độc giả. Đặc biệt, gần đây Báo đã ra được chuyên trang điện tử về giao thông Thủ đô, trong đó có những bài viết sâu sắc, phản ánh tình hình và thực trạng giao thông, đô thị của TP Hà Nội, đó là một hướng đi đúng đắn.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày ra số đầu tiên, tôi chúc tập thể cán bộ, phóng viên, người lao động báo Kinh tế & Đô thị luôn đoàn kết, tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, không ngừng đổi mới, đa dạng hơn nữa nội dung và hình thức các ấn phẩm, nâng cao hiệu quả truyền thông, nhất là lĩnh vực kinh tế và đô thị, để đáp ứng yêu cầu phát triển của TP Hà Nội và sự tin tưởng của bạn đọc hiện nay.
Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội Lê Thị Thu Hằng
Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội Lê Thị Thu Hằng: Thông tin chính xác, nhanh nhạy
Qua theo dõi, tôi thấy báo Kinh tế & Đô thị đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của TP Hà Nội. Trong đó, Báo đã phản ánh các thông tin rất chính xác, nhất là về sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy – HĐND – UBND TP. Không những thế, Báo còn đưa thông tin đảm bảo nhanh nhạy về mặt thời gian, có tính chiến đấu cao, chỉ rõ những đơn vị làm tốt và cả đơn vị làm chưa tốt nhiệm vụ. Báo cũng phản ánh kịp thời tình hình hoạt động của các cơ quan TP, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và đến cả xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, trong chặng đường phát triển tiếp theo, báo Kinh tế & Đô thị cần không ngừng đổi mới trong hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền. Bên cạnh sinh động, đẹp hơn về hình thức trình bày, nội dung phản ánh của Báo cũng cần phong phú hơn, bám sát đời sống, bám sát thực tiễn cơ sở hơn nữa, song vẫn cần đúng định hướng tuyên truyền của UBND TP Hà Nội.
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên
Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Vị thế của tờ báo ngày càng được nâng cao
20 năm qua, báo Kinh tế & Đô thị đã đồng hành cùng với sự phát triển của Thủ đô và ngày càng bám sát đời sống dân sinh. Các trang báo của Kinh tế & Đô thị có 2 phần tương đối rõ rệt. Một phần phản ánh sức sống của Thủ đô và một phần là phản ánh ý kiến của người dân, cả hai phần này được Báo chú ý thay đổi trong 2 – 3 năm trở lại đây. Cá nhân tôi đánh giá: Khi ý kiến của người dân tương tác với Báo càng nhiều lên, Báo có các chuyên trang hoặc chuyên mục để giải quyết vướng mắc cho người dân, chứng tỏ vị thế của Báo trong đời sống của Thủ đô ngày càng được nâng cao. Quan trọng nữa là lãnh đạo TP dần tiến tới sử dụng tờ báo như một công cụ giao tiếp của chính quyền và công cụ tương tác với người dân. Người dân trao đổi với Báo những bức xúc của mình và Báo là kênh thông tin để chính quyền các cấp nắm được tâm tư của người dân và trả lời lại. Có thể người dân hài lòng hay không hài lòng nhưng qua việc đó người dân cảm nhận được ý kiến của họ được các cấp chính quyền tôn trọng. Đây là nét mới của Kinh tế & Đô thị so với tờ báo của các địa phương khác.
Thời gian tới, Báo cần tiếp tục phát huy thế mạnh, chú trọng hơn nữa tính đối thoại của chính quyền với người dân thông qua tờ báo. Và chính quyền các cấp dùng tờ báo như là một công cụ quan trọng tiếp xúc với dân trao đổi nắm bắt tâm tư người dân. Báo điện tử của Kinh tế & Đô thị phải mạnh hơn nữa, tương tác với người dân nhiều hơn nữa để nâng cao hơn nữa tính truyền thông, tương tác của báo.
Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo T.Ư) Nhà báo Vũ Đình Thường: Bám sát tôn chỉ, mục đích trong thông tin truyền thông
Báo Kinh tế & Đô thị luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội, kênh thông tin chính thống quan trọng của địa phương. Đặc biệt, các vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước như cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, giải phóng mặt bằng, đến quy hoạch, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường… được báo thông tin đa dạng, chuẩn xác và khách quan. Kể từ khi ra đời đến nay, Báo luôn bám sát và có nhiều bài viết từ cơ sở, đi vào những vấn đề sát sườn với đời sống dân sinh. Chính điều đó đã giúp Báo khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và người dân, người dân với chính quyền. Là tờ báo chuyên sâu về kinh tế – đô thị, nhưng Báo cũng tích cực tham gia công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Trong bối cảnh mới của truyền thông, Ban Biên tập và tập thể người làm báo Kinh tế & Đô thị đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức thông tin trên cả báo in và báo điện tử, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc Thủ đô và cả nước. Trong thời gian tới, báo Kinh tế & Đô thị cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả nội dung và hình thức để thực hiện tốt xứ mệnh là cầu nối giữa người dân với chính quyền và chính quyền với người dân. Tôi tin rằng, với hành trang 20 năm xây dựng, trưởng thành, những người làm báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng kỳ vọng của T.Ư, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội và bạn đọc.
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng: Đóng góp tích cực vào công tác thông tin đối ngoại
Nhìn lại chặng đường 20 năm qua của báo Kinh tế & Đô thị, Bộ Ngoại giao ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của Báo trong công tác thông tin đối ngoại, giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu thêm về đường lối, chủ trương đối ngoại cũng như các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Báo Kinh tế & Đô thị luôn đưa tin chính xác và đậm nét các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cũng như các chuyến thăm của Lãnh đạo các nước đến Việt Nam. Thành công rực rỡ của công tác tuyên truyền về các sự kiện quốc tế do Việt Nam đăng cai tổ chức vừa qua như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN), Hội nghị hợp tác tiểu vùng Mê Công lần thứ 6 (GMS 6 ) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia (CLV 10); có sự đóng góp của báo Kinh tế & Đô thị. Báo cũng góp tiếng nói tích cực vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam thông qua các ấn phẩm báo in, báo điện tử Kinh tế & Đô thị và chuyên trang tiếng Anh Hanoi times.
Trong bối cảnh thông tin đa chiều như hiện nay, báo Kinh tế & Đô thị luôn kịp thời chuyển tải những thông tin cũng như bình luận có chiều sâu về tình hình quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu và được độc giả đánh giá cao. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng về đội ngũ biên tập viên, phóng viên của Báo – chuyên nghiệp, tận tâm, có trách nhiệm. Tôi cho rằng đây là truyền thống và tài sản quý giá mà Lãnh đạo Báo qua các thời kỳ đã gây dựng nên trong suốt 20 năm qua.
Theo Kinhtedothi
Chủ tịch Hà Nội: Công khai các chung cư vi phạm phòng cháy chữa cháy
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - vừa giao Sở Xây dựng và Cảnh sát PCCC lập các đoàn kiểm tra tại chung cư và công bố công khai các tòa nhà, các chủ đầu tư vi phạm PCCC, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục.
Ngày 30/3, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các quận huyện. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn đều đạt đúng kế hoạch đã đề ra nhưng cũng còn một số tồn tại, một số chỉ tiêu chưa đạt, đặc biệt là việc đôn đốc thu hồi nợ đọng, thu ngân sách trên địa bàn.
Việc triển khai một số phương án đầu tư công tại các quận huyện, Ban quản lý dự án còn chậm; Công tác giải ngân đạt thấp so với tiến độ nên trong quý II và các quý còn lại của năm 2018 toàn TP phải tăng tốc để đảm bảo kết quả đề ra.
Chung cư cao cấp trên đường Hoàng Hoa Thám (TP Hà Nội) bị cháy vào cuối năm 2017
Đi vào vấn đề cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng và Cảnh sát PCCC tiếp tục thành lập các đoàn công tác kiểm tra công tác PCCC tại chung cư, công bố công khai các tòa nhà, các chủ đầu tư có vi phạm, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch Đầu tư cập nhật các chủ đầu tư vi phạm PCCC, nợ đọng thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, không cấp chủ trương đầu tư các dự án mới khi chưa khắc phục các lỗi cũ.
Đối với các tòa nhà tái định cư lâu năm, TP Hà Nội có chủ trương sử dụng ngân sách TP cải tạo nâng cấp, bổ sung thiết bị PCCC đảm bảo tiêu chuẩn PCCC, yêu cầu Sở Xây dựng và Ban quản lý các công trình văn hóa xã hội, dân dụng thực hiện triển khai sớm.
Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, hệ thống PCCC tại hơn 100 tòa nhà tái định cư được xây dựng trước năm 2009, theo tiêu chuẩn cũ nên không đảm bảo theo quy định, tiêu chuẩn PCCC hiện hành. Để khắc phục vấn đề trên, Công ty Quản lý nhà Hà Nội đề xuất lập đề án bổ sung sửa chữa PCCC với khái toán khoảng 92,4 tỷ đồng.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Công an giảm bớt một số yêu cầu quy chuẩn với 17 chung cư cao tầng vi phạm PCCC. Cụ thể, 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn các tồn tại, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy, "không có khả năng khắc phục" theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành.
17 công trình nhà chung cư vi phạm có các tòa nhà: CT1 Xa La, tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La, nhà chung cư CT4, và trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông; đáng lưu ý có 4 dự án do các đơn vị xây dựng phục vụ nhu cầu ở cán bộ chiến sĩ công an...
Lý giải việc đề xuất giảm bớt và hạ thấp tiêu chuẩn PCCC, UBND TP Hà Nội cho rằng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn phòng cháy có nêu trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng cho phép giảm bớt một số quy chuẩn đối với công trình cụ thể, khi có giải pháp thay thế và được sự thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát PCCC (Bộ Công an).
Để khắc phục tồn tại về PCCC của những công trình trên, Hà Nội đưa ra 10 nhóm giải pháp, tương ứng với nhóm chung cư có cùng vấn đề phải giải quyết. Với công trình không thể thi công hệ thống hút khói, TP đề xuất thay thế cửa mở ra hành lang bằng cửa chống cháy tự động đóng, bổ sung hệ thống tăng áp trực tiếp vào hành lang các tầng.
Với công trình không có khả năng thi công hệ thống tăng áp cho buồng thang bộ, thành phố đề xuất mở ô cửa thoáng mặt sau các buồng thang bộ...
Quang Phong
Theo Dnatri
Hà Nội chi 63 tỷ đồng cho gần 700 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi Qua 12 đợt tinh giản biên chế theo Nghị định 108, TP Hà Nội đã chi 63,5 tỷ đồng cho 695 cán bộ, công chức... nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc ngay. UBND TP Hà Nội cho biết, trong năm 2018, đã đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế được 80 trường hợp. Trong...