Nguyên chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng đồng phạm được giảm án
TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm xét xử đối với bị cáo Nguyễn Văn Bổng – nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cùng đồng phạm bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi xem xét các tình tiết, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng bảy năm tù, giảm năm năm so với bản án sơ thẩm.
Các bị cáo khác là Phạm Huy Tường (nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh) bị tuyên phạt sáu năm tù (giảm năm năm);
Hai bị cáo Lê Xuân Nghinh (nguyên bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long) và Lê Quang Hà (nguyên phó chủ tịch UBND xã Kỳ Long) cùng nhận mức án năm năm tù (giảm năm năm); bị cáo Lê Anh Đức, nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Kỳ Anh bị tuyên phạt ba năm tù (giảm năm năm); Lê Công Diếu (nguyên chủ tịch UBND xã Kỳ Phương) bị tuyên phạt hai năm tù (giảm một năm).
Bị cáo Nguyễn Văn Bổng (đứng ở giữa, mặc áo com lê đen, áo trắng phía trong) cùng đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2008, lợi dụng chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng (Dự án Formosa, thuộc huyện Kỳ Anh-Hà Tĩnh), nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng đã cùng với bảy cán bộ huyện, chủ tịch xã, phó chủ tịch xã thuộc quyền đã cấu kết với nhau, làm trái các quy định của Nhà nước để chiếm đoạt, làm thất thoát nhiều tỉ đồng.
Theo đó, các bị cáo đã “hô biến” 61,39 ha đất công ở xã Kỳ Long và 11,39 ha đất công ở xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) thành “đất đang tranh chấp” để làm thủ tục áp giá đền bù, hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi liên quan đến dự án gang thép Formosa. Với hành vi cố ý làm trái đó, Nguyễn Văn Bổng cùng các đồng phạm đã lập hồ sơ khống, giải ngân thành công, chiếm đoạt của Nhà nước gần 27 tỉ đồng (22,748 tỉ đồng ở xã Kỳ Long và 4,223 tỉ đồng ở xã Kỳ Phương).
Video đang HOT
Trong đó, cơ quan chức năng xác định số tiền Nguyễn Văn Bổng cùng đồng phạm làm thất thoát của Nhà nước là 10,480 tỉ đồng, trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng.
HĐXX nhận định tại thời điểm các bị cáo phạm tội có các yếu tố khách quan, cùng với yêu cầu cấp bách trong thời điểm giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Ngoài hình phạt, HĐXX phúc thẩm cũng đánh giá lại và giảm gần một nửa so với số tiền thất thoát được kết luận tại phiên tòa sơ thẩm, cùng với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo.
Xử sơ thẩm ngày 2-12-2016 trước đó, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt Nguyễn Văn Bổng 12 năm tù, Phạm Huy Tường 11 năm tù, Lê Xuân Nghinh và Lê Quang Hà cùng 10 năm tù, Lê Anh Đức tám năm tù, Hồ Xuân Cường và Lê Công Nhiếu cùng ba năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về dân sự, TAND tỉnh Hà Tĩnh buộc bảy bị cáo phải có nghĩa vụ bồi thường thất thoát ngân sách nhà nước mỗi người khoảng hơn 1 tỉ đồng. Cụ thể, Nguyễn Văn Bổng và Phạm Huy Tường mỗi người bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng, Lê Xuân Nghinh, Lê Quang Hà, Lê Anh Đức mỗi người hơn 1,5 tỉ đồng, Lê Công Diếu và Hồ Xuân Cường mỗi người hơn 142 triệu đồng.
PHÚ VINH
Theo PLO
Viện KSND cấp cao đề nghị bác kháng cáo của Hứa Thị Phấn, CB Bank
Theo Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, bản án sơ thẩm được tuyên chính xác, phù hợp, không oan sai.
Các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm NGỌC DƯƠNG
Sau 3 ngày xét xử phúc thẩm, sáng 25.10, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (gọi tắt là VKS) đã phát biểu quan điểm và luận tội đối với 11/28 bị cáo kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt; 15/214 người có quyền lợi và nghĩa vụ kháng cáo liên quan đến bản án sơ thẩm vụ án "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", gây thiệt hại cho Ngân hàng (NH) TNHH MTV Xây dựng VN - CB Bank (tiền thân là NH TMCP Đại Tín - TrustBank, NH TMCP Xây dựng VN - VNCB cũ) hơn 6.362 tỉ đồng.
Theo đó, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, chuyển từ 2 năm tù giam thành 2 năm tù treo; chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Bùi Thị Kim Loan, giảm từ 28 năm tù xuống còn 22 - 25 năm tù về 2 tội danh trên, do Loan đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Đồng thời, VKS cũng đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn dân sự là CB Bank và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác kháng cáo; giữ nguyên các quyết định khác của bản án sơ thẩm.
Đề nghị bác toàn bộ kháng cáo của Hứa Thị Phấn
Với kháng cáo của bà Hứa Thị Phấn (cho rằng bản án sơ thẩm xét xử oan sai cho bà và chưa xem xét toàn bộ chứng cứ lẫn bản chất sự thật), theo VKS, hồ sơ vụ án và quá trình tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm đã thể hiện bị cáo Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ của TrustBank để điều hành, chi phối, thâu tóm toàn bộ HĐQT, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt nhằm thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái thông qua việc nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch (của chính bị cáo Phấn - PV) từ khoảng 154 tỉ đồng lên đến 1.260 tỉ đồng để bán cho TrustBank, chiếm đoạt của NH hơn 1.105 tỉ đồng; hạch toán thu - chi khống, cấn trừ, đẩy dư nợ cho Công ty CP ĐT Phương Trang (gọi tắt là Công ty Phương Trang), gây thiệt hại cho TrustBank hơn 5.256 tỉ đồng.
Theo VKS, Hứa Thị Phấn là chủ mưu cầm đầu, đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi trái pháp luật nên án sơ thẩm xét xử bị cáo Phấn và đồng phạm về các tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái..." là chính xác, không oan sai.
Đối với kháng cáo về USB do phía luật sư của Hứa Thị Phấn cung cấp tại phiên tòa sơ thẩm lưu trữ file ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện giữa bị cáo Phấn với các ông: Nguyễn Hữu Luận (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phương Trang), Phạm Đăng Quan (Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Trang) và ông Trịnh Thanh Cao, trong đó có nội dung được cho là Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Trang thừa nhận vay của TrustBank trên 9.000 tỉ đồng, theo VKS, chứng cứ này không được thu thập theo đúng trình tự pháp luật nên không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, VKS cũng đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm.
Theo đó, toàn bộ số tiền thiệt hại tại TrustBank (nay là CB Bank) đều do bị cáo Phấn sử dụng nên HĐXX tuyên buộc bị cáo bồi thường hơn 16.791 tỉ đồng, bao gồm hơn 6.362 tỉ đồng tiền gốc và hơn 10.000 tỉ đồng lãi phát sinh cho CB Bank.
Đề nghị bác yêu cầu của CB Bank đòi Công ty Phương Trang trả 27.000 tỉ đồng
Sau bản án sơ thẩm, CB Bank có kháng cáo cho rằng, Công ty Phương Trang phải chịu trách nhiệm tất toán cho NH hơn 9.000 tỉ đồng và lãi là khoảng 17.700 tỉ đồng.
Trong khi đó, án sơ thẩm tuyên Công ty Phương Trang chỉ phải tất toán nợ gốc hơn 3.936 tỉ đồng cùng lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án với tổng số tiền là hơn 6.400 tỉ đồng. Số tiền còn lại do Hứa Thị Phấn phải trả do bị cáo Phấn đã lợi dụng ảnh hưởng của mình để chỉ đạo các bị cáo khác hạch toán thu chi khống, đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang hơn 5.256 tỉ đồng.
Theo VKS, căn cứ vào kết quả điều tra cho thấy, do biết nhóm Công ty Phương Trang cần vốn kinh doanh nên bị cáo Phấn buộc nhóm Công ty Phương Trang phải ký trước 82 hồ sơ vay vốn và một khoản phát hành trái phiếu cùng với tất cả tài sản thế chấp nhưng thực chất nhóm Công ty Phương Trang chỉ nhận được khoản vay hơn 3.936 tỉ đồng/hơn 9.000 tỉ đồng. Vì vậy, bản án sơ thẩm chỉ buộc nhóm Công ty Phương Trang trả khoản tiền thực vay cùng lãi suất phát sinh của khoản nợ gốc, tiếp tục duy trì kê biên các tài sản của nhóm Công ty Phương Trang tương ứng với khoản vay để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán là đúng pháp luật.
Cũng theo VKS, hành vi lập chứng từ khống của bị cáo Phấn cùng đồng phạm gây thiệt hại cho CB Bank hơn 5.256 tỉ đồng là hành vi phạm tội. Công ty Phương Trang không có lỗi đối với khoản tiền này nên bản án sơ thẩm buộc bà Phấn bồi thường khoản tiền này cùng lãi phát sinh là đúng, đã bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp cho CB Bank.
Về hợp đồng mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, CB Bank đề nghị cấp phúc thẩm tuyên giao dịch mua bán vô hiệu. Nhưng VKS cũng cho rằng, bản án sơ thẩm chỉ có nhiệm vụ chứng minh hành vi nâng khống giá trị căn nhà do các bị cáo thực hiện là hành vi phạm tội; không có thẩm quyền tuyên bố giá trị hiệu lực của hợp đồng mua bán liên quan.
Theo TNO
Vụ Hứa Thị Phấn: CB xác định sai đối tượng đòi bồi thường VKS khẳng định Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) đã xác định sai đối tượng đòi bồi thường, đó là điều chắc chắn. Các bị cáo tại có mặt tại phiên tòa VKS đối đáp chứng minh số tiền thực nhận của Phương Trang Chiều 29/10 TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử đại án liên quan đến bà Hứa...