Nguyên Chủ tịch TP.HCM: “Kiểm tra lại đường đi hàng chục ngàn tỷ tiền bồi thường Thủ Thiêm?”
Ông Võ Viết Thanh – nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM đặt vấn đề, TP.HCM có thể đã rút ra một khoản tiền rất lớn để đền bù trợ cấp cho dân Thủ Thiêm, nhưng những khoản đó đã đến tay người dân hay chưa, chính sách như thế nào… là việc cần làm rõ.
Chiều 27/6, sau kết luận Thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm được công bố (ngày 26/6), phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM xung quanh kết luận này.
Theo ông Võ Viết Thanh, về việc những thắc mắc khiếu nại của người dân không được nêu trong kết luận mới ông không bình luận gì. Nhưng ông Thanh cho rằng: Trước kia tôi có góp ý với UBND TP.HCM, lẽ ra ở Thủ Thiêm, UBND TP phải công bố có mấy nhóm người dân khiếu kiện. Tôi cho rằng phải chia thành 3 nhóm để có các giải pháp khác nhau. Một là nhóm có nhà ở, đất ở hợp pháp; hai là nhóm có đất đai, nhà ở mà chưa làm thủ tục hợp pháp; ba là nhóm những người hồi đó vào xâm chiếm kênh rạch…
“Tất cả cũng phải công bố rõ danh sách và đã có trợ cấp giải quyết gì chưa, đền bù cho người ta bao nhiêu để họ đối chiếu. Chứ vào tiếp xúc cử tri, đối thoại trong một hội trường nhiều lần nhưng ai nói, ai nghe?”, nguyên lãnh đạo TP.HCM nhận định.
Ông Võ Viết Thanh nói về bản đồ Thủ Thiêm được quy hoạch. (Ảnh: Zing)
Cũng theo ông Thanh, số tiền bồi thường, giải toả rất lớn tại dự án KĐTM Thủ Thiêm theo kết luận thanh tra lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Không loại trừ TP.HCM đã rút ra một khoản tiền rất lớn để đền bù trợ cấp cho người dân Thủ Thiêm, nhưng những khoản đó có thật sự đến tay 3 nhóm người dân trên hay chưa?
“Theo tôi nên công khai danh sách 3 nhóm dân, công bố đền bù thế nào để cùng nhau biết rõ, dân bớt đi khiếu kiện”, ông Thanh đề nghị.
Người từng đứng đầu chính quyền TP.HCM cũng ví dụ, vụ kênh Tân Hoá – Lò Gốm chỉ là một dự án nhỏ mà Ban đền bù đã tham ô tới hơn 50 tỷ đồng. Cái này lưu ý để so sánh vào chuyện Thủ Thiêm. TP rút ra bao nhiêu tiền từ ngân sách để đền bù, người dân đã có nhận được thoả đáng hay không? Cần kiểm tra lại xem khoản tiền hàng chục ngàn tỷ đã đi đâu, được xử lý thế nào?
Trong Báo cáo số 45/BC-UBND về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP và các kiến nghị với Chính phủ của UBND TP.HCM ngày 29/4/2009, tổng dự toán chi phí bồi thường dự án khu đô thị Thủ Thiêm được công bố là 25.848 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ khi áp dụng Quyết định 06 tăng 7.000 tỷ đồng so với mức tính toán vào cuối năm 2008 theo Quyết định 123/2006 của UBND TP.
Video đang HOT
Về các nhóm doanh nghiệp (DN) đầu tư vào Thủ Thiêm, ông Võ Viết Thanh chia sẻ cá nhân không nắm hết, tuy nhiên, cũng cần chia nhóm. Nhóm đầu tư vào đó đúng quy định nhà nước; nhóm do chính quyền hay do những quyết định không phù hợp với pháp luật; và cả nhóm DN hoàn toàn không hợp pháp. Chia để nắm cái nào sai, cái nào đúng.
“Trước đây tôi từng phát biểu, hình thức dự án BT là một hình thức biến tướng của chỉ định thầu. Chỉ định thầu không qua đấu thầu, chỉ định thầu mà trả lại bằng đất ở Thủ Thiêm không qua đấu giá. Chỉ định thầu dự án là nhà thầu đã được một khoản lợi nhuận lớn rồi, nhận đất không qua đấu giá thêm một khoản lợi khác nữa. Hậu quả thế nào giờ chắc ai cũng hiểu?”, ông Thanh nói.
Riêng về khu tái định cư, ông Võ Viết Thanh tỏ ra rất bức xúc. “Tôi từng đến xem một toà nhà cao tầng tái định cư, có thể nói chất lượng rất thấp, giá thành lại rất cao. Người dân khó mà lên đó ở được, chưa nói các dịch vụ rất tệ. Cứ mất điện, mất nước, không có máy dự phòng sao ở được. Cứ đặt vị trí của mình vào người dân mới thấy đau xót”, ông Thanh tâm sự.
Cuối cùng, nguyên Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh cho biết, những người phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện UBND TP cũng nắm được rồi, quan trọng là họ sẽ làm thế nào.
“Tôi cũng nhiều lần góp ý khá thẳng thắn tới mức nặng lời, có thể làm một số người mất lòng. Nhưng phải thẳng thắn với nhau. Xây dựng một khu đô thị như Thủ Thiêm thì người hưởng lợi trước hết phải là người dân ở đó, đâu có thể để họ khiếu kiện hàng chục năm nay”, ông Thanh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Người dân Thủ Thiêm "chưa vội mừng" với việc đổi ngang đất
"Việc đổi ngang đất đối với chúng tôi là tín hiệu đáng mừng, nhưng phải xem xét lại ranh quy hoạch. Chúng tôi chưa đồng tình thì phương án nào cũng vậy thôi", một người dân Thủ Thiêm nói với Dân Việt sáng 2.11.
Theo người dân Thủ Thiêm, diện tích mà họ khiếu nại ngoài ranh là 5 khu phố thuộc ba phường (khoảng 60ha) chứ không khiếu nại 4,3ha, trong khi kết luận Thanh tra chỉ nhắc đến 4,3ha ngoài ranh.
Tín hiệu tích cực
Hôm qua (1.11), tại buổi họp báo thường kỳ, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM đã thông tin TP đang đưa ra 3 phương án để lấy ý kiến triển khai thực hiện các chính sách giải quyết cho người dân Thủ Thiêm.
Trong đó, các hộ thuộc 4,3ha nằm ngoài ranh theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) sẽ được hoán đổi đất ngang giá trị, cùng mục đích sử dụng.
Ông Lê Văn Lung chỉ rõ trên bản đồ không chỉ 4,3ha mà 60ha của 5 khu phố 3 phường đều nằm ngoài ranh. Ảnh: H.V
Theo ông Lê Văn Lung, một hộ dân khiếu nại về đất ở Thủ Thiêm, việc hoán đổi đất như phương án TP đưa ra là tín hiệu tích cực.
"Tuy nhiên, khi sai biệt vị trí thì phải bù bằng tỷ lệ là đất (tức là không nhận bù tiền), người dân có thể chấp nhận. Còn đúng ra, chúng tôi ở ngoài ranh thì ở, không phải di dời theo lời Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói khi tiếp xúc cử tri. Trong quá trình khiếu kiện của chúng tôi, toàn bộ 31/71 hộ dân thuộc 5 khu phố (ba phường) là nằm ngoài ranh quy hoạch Khu ĐTM Thủ Thiêm theo quyết định 367 của Thủ tướng, cũng như theo quy hoạch chi tiết 1/2.000 tại Quyết định 13585, do kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm phê duyệt ngày 16.9.1998", ông Lung nói.
Ông Nguyễn Văn Khương (có nhà, đất ở khu phố 1, phường Bình Khánh, quận 2) khẳng định hiện nay có nhiều người dân đang khiếu kiện, yêu cầu làm rõ ranh quy hoạch, vì người dân, đặc biệt ở khu vực giáp ranh dự án Khu ĐTM Thủ Thiêm, không thuộc dự án này. Đây là những trường hợp khác, không thuộc phạm vi 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An đã được kết luận nằm ngoài ranh quy hoạch.
Theo ông Khương, một khi ranh quy hoạch chưa được làm rõ, thì chưa đủ căn cứ xác định nhà, đất của người dân nằm trong ranh quy hoạch để yêu cầu người dân bàn giao đất thực hiện dự án.
"Chỉ khi ranh quy hoạch được làm rõ, xác định nhà, đất của người dân trong phạm vi ảnh hưởng của dự án thì chúng tôi mới có nghĩa vụ giao nhà, giao đất", ông Khương nhấn mạnh và cho rằng, kết luận của TTCP chưa làm rõ được vấn đề này.
Một số hộ dân khác cũng khẳng định theo các chứng cứ liên quan ranh quy hoạch thì đất, nhà của họ nằm ngoài ranh và yêu cầu các cấp chính quyền hãy đối thoại thẳng thắn với người dân để làm rõ tính pháp lý mà họ đang khiếu nại.
Còn chị Nguyễn Thị Hồng Xuân (hộ tái định cư tại chung cư 17,3ha ở phường An Phú) cho biết, theo phương án của TP thì các hộ như chị sẽ được xóa nợ nên rất mừng và hy vọng TP sẽ làm như cam kết.
Chị Xuân cho biết, trước đây nhà chị thuộc diện giải tỏa ở phường An Khánh, khi đó, nhà chỉ hơn 28m2, được đền bù hơn 2 triệu/m2 nên chị nhận nhà tái định cư với 56m2 và phải bù thêm hơn 200 triệu đồng. "Trước khi nhận nhà, chúng tôi phải đóng trước 60 triệu, nợ lại 200 triệu và không còn khả năng trả đến bây giờ. Nay nghe TP có phương án xóa nợ thì chúng rất hoan nghênh và vui mừng", chị Xuân nói.
Tiếp tục khiếu nại ranh quy hoạch
Trong một động thái khác, 5 hộ dân đại diện cho 31/71 hộ dân thuộc ba phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh đã gửi đơn kiến nghị đến các lãnh đạo và Ban ngành trung ương với yêu cầu: "Chính phủ lập đoàn Thanh tra liên ngành, thanh tra toàn diện dự án Khu ĐTM Thủ Thiêm. Đồng thời, tiếp xúc làm việc chính thức với đại diện các hộ dân đang khiếu nại nhằm làm rõ các sai phạm để giải quyết những tồn đọng xung quanh dự án Thủ Thiêm...".
Nước mắt người dân Thủ Thiêm luôn chảy trong các buổi tiếp xúc. Ảnh: H.V
Trong đơn khiếu nại, đại diện các hộ dân nêu quan điểm không đồng tình với kết luận của Thanh tra Chính phủ (tại kết luận số 1483/TB-TTCP ngày 4.9.2018) liên quan đến khiếu nại của công dân về Khu ĐTM Thủ Thiêm.
Theo đó, các hộ dân không đồng tình với kết luận của TTCP trong 3 vấn đề: Về ranh quy hoạch, về việc thu hồi đất và bồi thường tái định cư, về khu tái định cư 160ha. Các hộ dân cho rằng, 60ha của 5 khu phố thuộc 3 phường không nằm trong khu lõi trung tâm 770ha Khu ĐTM Thủ Thiêm, cũng như không nằm trong 160ha tái định cư. "Thanh tra Chính phủ chỉ căn cứ vào cặp bản đồ tương ứng và kết luận 4,3ha nằm ngoài ranh là không đúng với thực tế, bất cập...", đơn khiếu nại viết.
Từ đó, các hộ dân 5 khu phố thuộc 3 phường vẫn tiếp tục khiếu nại về ranh quy hoạch.
Tại buổi họp báo ngày 1.11, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết UBND TP đã chia thành ba nhóm nội dung để xin ý kiến của lãnh đạo TP, Thành ủy cũng như lấy ý kiến người dân để triển khai. Ba nhóm được tách chia là: Thứ nhất, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho bà con trong 4,3ha nằm ngoài ranh. Thứ hai: hỗ trợ bổ sung cho bà con khiếu nại trong ranh. Và thứ ba: chính sách hỗ trợ cho bà con tái định cư nhưng không đủ tiêu chuẩn.
Theo ông Hoan, với những bà con có nhà, đất nằm trong 4,3ha ngoài ranh theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, TP có phương án hoán đổi đất ngang giá trị, cùng mục đích sử dụng. Còn những bà con khiếu kiện nằm trong ranh, tinh thần chung là TP đang xem xét lại toàn bộ pháp lý của dự án và xác định 10 nhóm vấn đề để giải quyết, thực hiện.
Riêng bà con đã và đang ở khu tái định cư nhưng đang bị nợ tiền vì đất không đủ tiêu chuẩn tái định cư mà phải bù tiền, hoặc thuê... TP sẽ xem xét giảm tối đa các chi phí. Chỉ tính hai khâu, chi phí đất và chi phí xây dựng, còn chi phí đầu tư, hạ tầng... TP sẽ không tính. "Với cách tính này, khả năng bà con trong nhóm này sẽ không còn nợ nữa", ông Hoan cho biết.
Theo Danviet
Xử lý tập thể, cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết, trong tháng 11 sẽ kiểm điểm các tập thế gồm: Tập thể UBND TP, UBND Quận 2, các phường và lãnh đạo BQL Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ngày 1/11, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM đã chủ trì họp báo những vấn đề nổi cộm ở TP...