Nguyên Chủ tịch NH Oceanbank Hà Văn Thắm đã rút ruột hàng ngàn tỷ như thế nào?
Chiều 6-10, chúng tôi đã có kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an về vụ án Vi phạm quy định cho vay…, lợi dụng chức vụ quyền hạn…, cố ý làm trái… xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ngân hàng Oceanbank) và các đơn vị liên quan.
Theo đó, cơ quan CSĐT đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Hà Văn Thắm (44 tuổi, quê quán Bắc Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank) và 16 đồng phạm các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo tài liệu điều tra, trong quá trình điều hành Ngân hàng Oceanbank, bằng các thủ đoạn thành lập các công ty sân sau, Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật rút tiền của ngân hàng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Số tiền này, Hà Văn Thắm đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Đến thời điểm ngày 31-3-2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, gồm 1.137 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 20%, Công ty CP Tập đoàn Đại Dương chiếm 20%, Công ty TNHH VNT chiếm 20% và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà chiếm 6,65%.
Thực tế nguyên Chủ tịch Oceanbank đã sử dụng những công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến để nắm giữ 62,97% cổ phần tại Ngân hàng Oceanbank.
Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính – tiền tệ tại Oceanbank, Hà Văn Thắm có nhiều vi phạm dẫn đến nợ xấu tại thời điểm 31-3-2014 là 14.923 tỷ đồng, chiếm 49.84% tổng dư nợ toàn hệ thống của Oceanbank. Lợi nhuận trước thuế lỗ 10.188 tỷ đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu (âm vốn chủ sở hữu gấp 2,5 lần)…
Trong vụ án này, Hà Văn Thắm là đối tượng chủ mưu, cầm đầu hoạt động phạm tội, có sự giúp sức đắc lực của các đối tượng lãnh đạo Oceanbank, Giám đốc các Khối tại Hội sở, Chi nhánh và Phòng giao dịch trong toàn hệ thống.
Video đang HOT
Cơ quan CSĐT xác định, Hà Văn Thắm trong quá trình tham gia, điều hành Oceanbank, với cương vị người đứng đầu ngân hàng, Thắm đã chỉ đạo Ban giám đốc Ngân hàng Oceanbank giải quyết cho vay không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục vay của Oceanbank, trực tiếp gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền 500 tỷ đồng.
Khoản vay 500 tỷ đồng này, Hà Văn Thắm đã cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ và thương mại Trung Dung của Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (Ngân hàng PVN), vay mà không có tài sản thế chấp.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung, Hà Văn Thắm đã giao cho Nguyễn Văn Hoàn, lúc đó là Phó Tổng Giám đốc và một số thuộc cấp tiến hành định giá tài sản bảo đảm vay.
Tuy nhiên, các đối tượng trên biết trị giá tài sản thế chấp của Phạm Công Danh tại thời điểm giải ngân chỉ có trên 70 tỷ đồng nhưng các đối tượng vẫn quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng. Số tiền này, Phạm Công Danh dùng để trả nợ cho việc mua cổ phần tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín, đến nay không có khả năng thu hồi.
Bên cạnh đó, Hà Văn Thắm biết các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên để huy động vốn của PVN, Thắm đồng ý chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi cho Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Sơn theo đề nghị.
Bị can Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã bàn bạc, thống nhất đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC và triển khai tổ chức thực hiện dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng Oceanbank và khách hàng gần 71 tỷ đồng.
Tuy không được hưởng lợi trực tiếp từ số tiền này, nhưng Thắm được hưởng lợi từ việc gửi tiền của PVN do Sơn làm đầu mối. Do vậy, Hà Văn Thắm phải cùng Nguyễn Xuân Sơn chịu trách nhiệm về số tiền gần 71 tỷ đồng mà Ngân hàng Oceanbank và khách hàng bị thiệt hại.
Ngoài ra, Hà Văn Thắm còn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo Ngân hàng Oceanbank về chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng gửi tiền tại Oceanbank, vượt trần huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho Ngân hàng Oceanbank gần 985 tỷ đồng.
Hành vi của Hà Văn Thắm bị cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh việc truy cứu nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank, cơ quan CSĐT Bộ Công an còn đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 16 bị can khác đều là lãnh đạo của Ngân hàng Oceanbank như: Nguyễn Xuân Sơn (54 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank), Nguyễn Văn Hoàn (39 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc Oceanbank), Nguyễn Minh Thu (43 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank)…
Vụ án Hà Văn Thắm là 1 trong 6 án tham nhũng, kinh tế lớn được Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chủ trương đưa ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017.
Theo Công An Nhân Dân
Đề nghị điều tra làm rõ vụ Hà Văn Thắm nhận 500 tỷ môi giới bán TrustBank
Hội đồng xét xử đề nghị cơ quan điều tra làm rõ việc Phạm Công Danh trả cho Thắm 500 tỷ để Thắm môi giới cho Danh mua lại Trustbank.
Ông Hà Văn Thắm bị bắt cuối tháng 10/2014 vì những sai phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Sau hơn 1 tuần nghị án, ngày 9/9, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM chính thức tuyên án vụ án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Vụ án bắt đầu được xét xử từ ngày 19/7/20116, theo kế hoạch ban đầu, phiên tòa sẽ được tuyên án vào ngày 18/9. Tuy nhiên, do nhiều tình tiết phức tạp phải đến ngày 31/8 thì các bị cáo nói lời sau cùng.
Ngoài dưa ra các mức phạt với bị cáo, Hội đồng xét xử cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị đối với cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao điều tra làm rõ nhiều đối tượng có liên quan trong vụ án, trong đó có Hà Văn Thắm.
Cụ thể, Hội đồng xét xử kiến nghị điều tra hành vi, trách nhiệm của Hà Văn Thắm trong việc nhận 500 tỷ đồng từ Phạm Công Danh để người này được tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).
Tại phiên xét xử trước đó, bị cáo Phạm Công Danh khai đến với TrustBank thông qua Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Thời điểm đó, ông Thắm cũng muốn "mua" lại TrustBank nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý vì ông này không thể cùng một lúc điều hành hai ngân hàng yếu kém.
Do vậy, Hà Văn Thắm đã giới thiệu Danh tiếp cận nhóm Phú Mỹ. Xem đây là cơ hội vì trước đây từng đề xuất lâp một ngân hàng về xây dựng nhưng không được nên Danh đã ngay lập tức quyết định bỏ tiền tham gia tái cơ cấu ngân hàng này.
Sau đó, TrustBank được chuyển giao cho Phạm Công Danh vào tháng 6/2012 với số tiền được Danh khai đưa cho ông Thắm là 500 tỷ đồng (tiền môi giới) và Danh thỏa thuận trả cho nhóm cổ đông của bà Hứa Thị Phấn số tiền là 4.600 tỷ đồng để tiếp nhận cả nợ nần cũng như toàn bộ tài sản thế chấp của các khách hàng tại ngân hàng này.
Tổng số tiền Danh đã trả cho nhóm cổ đông Phú Mỹ là 3.658 tỷ trên tổng số 4.600 phải trả. Số tiền này, theo lời khai của Danh, không phải là tiền mua cổ phần, mà là tiền để nhận các tài sản của VNCB bao gồm: đất Nhà Bè, quận 2, Công ty cổ phiếu Đại Việt và công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương... Số tài sản này lúc đó được định giá 7000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các bất động sản không thể lấy ra sử dụng do đang bị kiểm soát và không thể đem ra bán được như Dang kỳ vọng.
Liên tục trong những ngày thẩm vấn trước, Phạm Công Danh đều kêu rằng việc mua bán và tái cơ cấu VNCB là nguồn cơn khiến bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa.
Về ông Hà Văn Thắm: Ông Thắm - cựu Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) đã bị khởi tố và bắt giữa vào cuối năm 2014 vì những sai phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trước khi bị bắt, ông giữ vai trò Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH).
Theo Bizlive
"Điểm danh" 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng sắp được xét xử Trong cuộc họp sáng nay 1/10, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thống nhất chủ trương đưa 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ thẩm từ nay đến cuối năm 2016 và trong quý I năm 2017 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp (Ảnh:...