Nguyên Chủ tịch huyện “nhắm mắt ký bừa” nhận 12 năm tù
Dù biện minh là “nhắm mắt ký bừa” do áp lực của cấp trên, nguyên Chủ tịch UBND huyện kiêm chủ tịch Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng (HĐBT&GPMB) huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng vẫn không “thoát án” tại phiên tòa xét xử sở thẩm nhóm cán bộ huyện, xã tại Kỳ Anh vừa kết thúc hôm nay.
Trong 4 ngày từ 29/11 đến 2/12, TAND Hà Tĩnh đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt 7 bị cáo là các cán bộ huyện, xã tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh về tội “Cố ý vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Văn Bổng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, Chủ tịch HĐBT-GPMB) 12 năm tù; Phạm Huy Tường (nguyên Trưởng phòng TN&MT, Phó Chủ tịch HĐBT-GPMB huyện Kỳ Anh) 11 năm tù; 2 bị cáo Lê Xuân Nghinh (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long) và Lê Quang Hà (nguyên Phó Chủ tịch xã Kỳ Long) cùng nhận mức án 10 năm tù; Lê Anh Đức (nguyên là cán bộ HĐBT-GPMB huyện Kỳ Anh) 8 năm tù; Lê Công Diếu (nguyên Chủ tịch phường Kỳ Phương) và Hồ Xuân Cường (nguyên là cán bộ HĐBT-GPMB huyện Kỳ Anh) 3 năm tù.
Liên quan đến vụ án này còn có Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long). Tuy nhiên ông Diện đã mất trước thời điểm vụ án đưa ra xét xử nên được miễn trách nhiệm hình sự.
7 bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 2008 và 2009, trong quá trình lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, ông Nguyễn Văn Bổng cùng các đồng phạm đã cấu kết “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.”
Với hình thức chuyển đổi từ đất công sang đất có chủ, Nguyễn Văn Bổng và các đồng phạm đã chuyển 72,78 hecta đất tại 2 xã Kỳ Long và Kỳ Phương thành hàng trăm hồ sơ đất của người dân để chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Trước khi vụ án được phát hiện UBND xã Kỳ Phương đã nộp vào kho bạc nhà nước huyện hơn 270 triệu để khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Tại phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Bổng cho rằng bản thân mình đã sai vì buông lỏng quản lý trong công tác, kiểm tra, thẩm định, đền bù đất tại các xã. Nguyên nhân là do áp lực công việc từ cấp trên thúc ép phải hoàn thành nhanh tiến độ. Chỉ trong 4 tháng nhưng phải giải phóng hơn 1.600 ha đất trên một địa bàn rộng của 5 xã không thể quán xuyến hết nên đã tin tưởng giao cho cấp dưới. Ngoài ra, khi thực hiện chi trả đền bù bị cáo đã không thông qua Sở Tài chính thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt mà “cứ nghĩ tiền trong hồ sơ thì cứ theo hồ sơ mà chi trả”.
Bị cáo Nguyễn Văn Bổng – Nguyễn Văn Bổng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, Chủ tịch HĐBT-GPMB
Khi được hỏi bị cáo căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để chuyển đổi từ đất công thành đất tranh chấp, bị cáo Bổng biện minh rằng do bản thân tuy là Chủ tịch HĐBT&GPMB nhưng không rõ chuyên môn chỉ nắm sơ sơ “do khối lượng công việc nhiều nên nhiều khi cứ ký là ký chứ cũng có thời gian đọc hết được”.
Trong 4 ngày xét xử (từ 29/11-2/12), các bị cáo nhiều lần đề nghị HĐXX nên xem xét lại phần diện tích đất công ích do xã quản lý để xác định lại đúng số tiền mà các bị cáo làm thất thoát cho nhà nước. Cụ thể, các bị cáo cho rằng: số tiền được phép phê duyệt hạng mục đất tranh chấp tại Kỳ Long là 22,7 tỷ đồng trong khi con số thực tế là 22,4 tỷ đồng (thất thoát 347 triệu đồng); con số tương ứng tại Kỳ Phương là 4,2 tỷ đồng trong khi số tiền thực tế là hơn 4,1 tỷ đồng (thất thoát 94,3 triệu đồng). Do đó, tổng số tiền bị thất thoát là hơn 441 triệu đồng chứ không phải hơn 10 tỷ như cáo trạng đã nêu.
Liên quan đến vấn đề này, HĐXX đã yêu cầu UBND thị xã Kỳ Anh trả lời trước tòa. Đại diện của UBND thị xã khẳng định số liệu trên là hoàn toàn chính xác, bởi đều có cơ sở pháp lý để chứng minh điều này.
Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Văn Bổng cho rằng rằng: “tôi tự xét thấy là mình có tội nhưng chưa đến mức phải bị truy cứu ở Điều 165 BLHS. Tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi để tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương”.
Đại diện luật sư của bị cáo Bổng cũng cho rằng cần trả lại hồ sơ để xem xét lại vụ án và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ.
Sau phần nghị án kéo dài, chiều 2/12 HĐXX đã bác bỏ lời đề nghị của các bị cáo và luật sư tại phiên tòa do không có cơ sở pháp lý.
Chiều cùng ngày, HĐXX đã tuyên phạt : Nguyễn Văn Bổng 12 năm tù; Phạm Huy Tường 11 năm tù; 2 bị cáo Lê Xuân Nghinh và Lê Quang Hà cùng nhận mức án10 năm tù; Lê Anh Đức 8 năm tù; Lê Công Diếu và Hồ Xuân Cường 3 năm tù.
Về phần dân sự, các bị cáo bị buộc phải bồi thường hơn 9 tỷ đồng đã làm thất thoát cho BQL khu Kinh tế Hà Tĩnh. Trong đó: Nguyễn Văn Bổng, Phạm Huy Tường, mỗi bị cáo phải bồi thường hơn 1,6 tỷ; Lê Xuân Nghinh, Lê Quang Hà, Lê Anh Đức cùng bồi thường hơn 1,5 tỷ; Lê Công Diếu và Hồ Xuân Cường bồi thường 143 triệu đồng/người.
Phượng Vũ
Theo Dantri
Nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh cùng đồng bọn hầu tòa
Sáng 29.11, TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Bổng - nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - cùng đồng bọn về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng khi thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh.
Các bị cáo hầu tòa sáng 29.11. Ảnh: Trần Tuấn
Theo cáo buộc, ông Nguyễn Văn Bổng - nguyên Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh (nay chia tách thành thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh), kiêm Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB - đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng.
Liên quan đến sai phạm này còn có nhiều cán bộ cấp huyện và cấp xã cũng bị truy tố ra tòa, gồm: Phạm Huy Tường (nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện), Lê Anh Đức (nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Kỳ Anh), Lê Xuân Nghinh (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long), Lê Hữu Diện (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Long), Lê Quang Hà (nguyên Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Long). Các bị cáo này bị truy tố theo khoản 3 Điều 165 BLHS (khung hình phạt 10-20 năm tù).
Hai bị cáo khác là Hồ Xuân Cường (nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Kỳ Anh) và Lê Công Diếu (nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương) bị truy tố theo khoản 2 Điều 165 BLHS (khung hình phạt 3-12 năm tù).
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: Trần Tuấn
Từ năm 2008 đến 2009, trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB nhường đất cho dự án Formosa, ông Nguyễn Văn Bổng và cấp dưới đã cố ý làm trái các quy định để hợp thức 72,78ha đất công không thuộc diện được bồi thường thành đất tranh chấp, sau đó, lập danh sách khống cho các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để các bị cáo hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp. Hành vi của Bổng và các đồng phạm đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng.
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 2 ngày 29 và 30.11,
(Theo Lao Động)
Kẻ hiếp dâm bé gái 6 tuổi kêu oan tại tòa vẫn bị xử 14 năm tù Mặc dù thừa nhận toàn bộ cáo trạng của cơ quan tố tụng nhưng tại phiên tòa xét xử ngày 22/11, bị cáo Nguyễn Văn An vẫn nhiều lần kêu oan vì "không nhớ đã làm gì". Sáng 22/11, TAND Hà Tĩnh vừa mở phiên tòa xét xử Nguyễn Văn An (SN 1964, trú tại thôn Lê Lợi, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ...