Nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh lĩnh 12 năm tù
Chiều 2-12, sau ba ngày xét xử và một ngày nghị án, HĐXX TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Bổng (nguyên chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh) 12 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời tuyên phạt sáu bị cáo nguyên lãnh đạo xã Kỳ Long, xã Kỳ Phương và UBND huyện Kỳ Anh từ ba năm tù đến 11 năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Văn Bổng lĩnh 12 năm tù.
Trong đó, bị cáo Phạm Huy Tường (nguyên trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh) 11 năm tù.
Các bị cáo Lê Xuân Nghinh (nguyên bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long), Lê Quang Hà (nguyên phó chủ tịch UBND xã Kỳ Long) mỗi bị cáo 10 năm tù.
Bị cáo Lê Anh Đức (nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Kỳ Anh) tám năm tù. Bị cáo Hồ Xuân Cường (nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh) và Lê Công Diếu (nguyên chủ tịch UBND xã Kỳ Phương) mỗi bị cáo ba năm tù cùng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc bị cáo Bổng và Tường mỗi bị cáo phải bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng.
Các bị cáo Nghinh, Hà và Đức mỗi bị cáo phải bồi thường hơn 1,5 tỉ đồng. Diếu và Cường mỗi bị cáo phải bồi thường hơn 142 triệu đồng.
Đó là tiền mà bị cáo Bổng và sáu bị cáo trên đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng) trong ngân sách bồi thường của dự án Formosa Hà Tĩnh.
Trước đó, đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh giữ quyền công tố đã đọc bản luận tội, đề nghị mức án cho bị cáo Bổng 12-13 năm tù các bị cáo khác từ 30 tháng đến 12 năm tù.
Khi được nói lời nói sau cùng, bị cáo Bổng nói: “Hiện nay tôi xin đề nghị miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tôi để tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương”. Tại phần xét hỏi, bị cáo Bổng cho rằng giờ có bán nhà cũng được tỉ đồng và không biết lấy tiền đâu mà khắc phục. Các bị cáo khác đề nghị xem xét lại số diện tích đất và số tiền gây thất thoát, rồi xin miễn hoặc giảm án…
Như đã đưa tin, từ năm 2008-2009, trong quá trình thực hiện chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (Tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư), Bổng và cấp dưới biết rõ một số diện tích đất công do UBND hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện được Nhà nước bồi thường.
Tuy nhiên, Bổng và các bị cáo nêu trên đã cố ý làm trái để hợp thức 72,78 ha đất công do UBND hai xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành “đất tranh chấp” và quy chủ cho các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của Nhà nước.
Bị cáo Bổng (đứng giữa) và sáu bị cáo đứng trước vành móng ngựa tại phiên tòa sơ thẩm.
Cụ thể Bổng chỉ đạo Tường cấu kết Đức giao cho lãnh đạo các xã Kỳ Long, Kỳ Lợi, Kỳ Phương (tức Diện, Nghinh, Hà, Diếu) tự thành lập tổ kiểm kê để lập biên bản kiểm kê việc sử dụng đất bồi thường 72,78 ha “đất tranh chấp” là đất nông nghiệp. Sau đó, hợp thức hóa toàn bộ diện tích đất công do địa phương quản lý nêu trên thành đất đã giao cho hộ dân sử dụng trước thời điểm 1-7-2004 để hưởng chính sách bồi thường 100% giá đất nông nghiệp.
Hành vi của Bổng và các bị cáo nêu trên đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng) trong ngân sách bồi thường của dự án Formosa.
Hiện ông Bổng đang làm chuyên viên Văn phòng UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Theo ĐẮC LAM ( Pháp luật TP.HCM)
"Hô biến" tiền đền bù dự án Formosa, nguyên chủ tịch huyện hầu tòa
Làm thất thoát hơn 10 tỉ đồng tiền đền bù, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và 6 cán bộ dưới quyền đã bị truy tố.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Ngày 29-11, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên xét xử sơ thẩm 7 bị cáo ở huyện Kỳ Anh gồm: Nguyễn Văn Bổng , nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh (nay chia tách thành thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh), kiêm Chủ tịch Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện; Phạm Huy Tường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện; Lê Anh Đức và Hồ Xuân Cường, nguyên cán bộ Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện; Lê Xuân Nghinh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Long; Lê Quang Hà, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Long và Lê Công Diếu, nguyên Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương, về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, từ năm 2008 - 2009, trong quá trình thực hiện chủ trương bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (thuộc dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng), bị can Bổng và các bị cáo trên đã cố ý hợp thức hóa 72,78 ha đất công do UBND 2 xã Kỳ Long và Kỳ Phương quản lý không thuộc diện đất được bồi thường thành đất nông nghiệp. Để lấy được tiền đền bù số đất trên, nhóm cán bộ trên đã khai khống các hộ dân đứng tên trong hồ sơ bồi thường để hưởng 100% tiền bồi thường đất nông nghiệp trái quy định của Nhà nước. Hành vi trên đã gây thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng (trong đó tại xã Kỳ Long hơn 9,6 tỉ đồng, tại xã Kỳ Phương hơn 840 triệu đồng).
Tại phiên tòa ngày 29-11, các bị cáo cho rằng nguyên nhân dẫn đến sai phạm là do áp lực về tiến độ giải phóng mặt bằng và khối lượng công việc quá lớn trong lúc năng lực hạn chế nên dẫn tới sai phạm.
Dự kiến phiên tòa sẽ được xét xử đến hết ngày 30-11.
Theo Hải Vũ - Ngọc Tú (Người lao động)
Gây thất thoát hơn 10 tỉ đồng, nguyên chủ tịch huyện xin miễn tội để tiếp tục cống hiến Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Bổng xin đề nghị được miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để được tiếp tục cống hiên cho quê hương, chứ còn như mức tội Viện kiểm sát đưa ra nặng quá. Bảy bị cáo tại phiên tòa ngày 30/11 Ngày 30/11, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án cố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn

Tạm giữ chủ nhóm trẻ Con Cưng vì bạo hành trẻ em

Mật phục bắt 3 đối tượng từ Đồng Nai ra Hàm Thuận Nam trộm cắp tài sản

Vụ sữa bột giả quy mô lớn: Hệ sinh thái có tới 9 công ty, sản phẩm "phủ" toàn quốc

Kẻ trộm chó dùng bình xịt hơi cay chống trả Công an

Bác thông tin nữ chủ quán cà phê bị cưỡng bức tình dục rồi sát hại

Dùng dao đâm vợ cũ khi thấy ngồi trên xe ô tô của "trai lạ"

Tạm giữ 3 đối tượng khai thác gỗ thông trong rừng phòng hộ

Khống chế đối tượng "múa dao" gây rối tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Vụ 573 nhãn hiệu sữa giả cho trẻ em, thai phụ: Thu gần 27.000 hộp sữa

Công an tỉnh Tiền Giang triệu tập 24 thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Xử lý nghiêm hành vi đánh người sau khi va chạm giao thông
Có thể bạn quan tâm

Xem phim "Sex Education", tôi uất hận nhìn sang chồng, sau đó cởi tạp dề ném xuống đất rồi tuyên bố ly hôn, giải thoát cho chính mình
Góc tâm tình
05:23:48 14/04/2025
Hồng Đăng tươi rói bên vợ con, Trang Pháp phải thở oxy
Sao việt
23:35:24 13/04/2025
Hậu "trả treo" với fan khi bị đòi ra nhạc, MCK tung luôn nhạc mới, rap được 30 giây thì "bay màu"
Nhạc việt
23:29:00 13/04/2025
Kim Soo Hyun được chọn còn Kim Ji Won phải "ra chuồng gà", netizen phẫn nộ: "Trọng nam khinh nữ"
Sao châu á
23:07:19 13/04/2025
Diễn viên chuyên trị vai phản diện qua đời tuổi 54
Sao âu mỹ
22:17:08 13/04/2025
Hồ Thu Anh: Tôi chưa hài lòng về mình trong Địa Đạo và tôi không giấu diếm điều này
Hậu trường phim
21:59:57 13/04/2025
Ukraine khẳng định mong muốn kết thúc xung đột trong năm nay
Thế giới
21:11:47 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025