Nguyên Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang lãnh 20 năm tù
Để vay được nhiều tiền, Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống giá trị tài sản thế chấp.
Sau hơn hai ngày xét xử, chiều 22/10, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Tâm- nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang (có đơn xin xử vắng mặt) 20 năm tù, Nguyễn Thiện Hồng – nguyên Giám đốc Quỹ tín dụng 12 năm tù và Phan Văn Tập- nguyên giám đốc công ty TNHH Một thành viên Thiện Quỳnh Kiên Giang 13 năm tù về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.a
Ngoài mức án trên, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang còn buộc bị cáo Lê Hữu Tâm và Phan Văn Tập phải có trách nhiệm trả lại số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Bị cáo Phan Văn Tập (áo sọc) và Nguyễn Thiện Hồng (áo trắng) nghe tuyên án
Theo nội dung cáo trạng, Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang được cấp phép và bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2007, theo Luật Hợp tác xã. Trong thời gian hoạt động, với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, Lê Hữu Tâm đã nhờ 28 trường hợp là người thân và nhân viên đứng tên vay tiền của Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang nhưng đến hạn không trả vốn, lãi mà tiếp tục làm hồ sơ đáo hạn, nâng mức tiền vay lên cao hơn. Tuy những người này không đủ điều kiện vay, nhưng Tâm và Hồng đã dùng thủ đoạn gian dối để hợp thức hóa hồ sơ.
Để vay được nhiều tiền, Tâm đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống giá trị tài sản thế chấp và Nguyễn Thiện Hồng đã ký giải ngân 24 hồ sơ để Tâm chiếm đoạt hơn 45 tỉ đồng. Khi Quỹ tín dụng rơi vào tình trạng mất thanh toán, để có tiền trả cho người gửi, Tâm đã chỉ đạo Bùi Chí Linh (nguyên Phó Giám đốc Quỹ tín dụng, đã chết) huy động vốn trong dân với lãi suất cao hơn quy định ngân hàng Nhà nước, từ đó Linh đã để 7 sổ tiết kiệm ngoài sổ sách và Tâm, Linh chiếm đoạt số tiền 2,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, mặc dù biết rõ Quỹ tín dụng không có chức năng ban hành chứng thư bảo lãnh nhưng Tâm đã chỉ đạo Nguyễn Thiện Hồng ký chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng trị giá 20 tỷ đồng bảo lãnh cho Công ty cổ phần nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách cũng do Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị mua thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH De Heus có địa chỉ tại Bình Dương để rồi Tâm chiếm đoạt của công ty này gần 18 tỷ đồng dùng vào mục đích cá nhân. Riêng Phan Văn Tập mặc dù biết rõ Quỹ tín dụng nhân dân không có chức năng phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng vẫn nhờ ký và thực hiện hợp đồng giao kết mua thức ăn với Công ty De Heus để chiếm đoạt tiền.
Qua đó, Tập và Linh chiếm đoạt hơn 4,8 tỉ đồng của Công ty này. Tại phiên tòa, do bị cáo Bùi Chí Linh đã chết nên Viện kiểm sát tỉnh Hậu Giang rút phần cáo trạng truy tố với bị cáo này./.
Theo Tấn Phong/VOV-ĐBSCL
Tiền tỷ của quỹ tín dụng "bốc hơi" vì vị chủ tịch thoái hóa, biến chất
Lợi dụng vị trí được giao, Ấm dùng chìa khóa dự phòng "đánh cắp" hơn 1,3 tỷ đồng trong kho tiền. Ngoài ra, ông này còn "mượn tay" người thân quen để chiếm đoạt tiền công quỹ.
Từ kết quả điều tra, TAND TP Hà Nội vừa đưa Kiều Đức Ấm (SN 1966, ở xã Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội) - nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Quý tín dụng nhân dân (TDND) Đại Đồng ra xét xử về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, cáo trạng truy tố bị cáo thể hiện, năm 2007, Kiều Đức Ấm được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Quỹ TDND cơ sở Đại Đồng. Với chức vụ. quyền hạn được giao, Ấm được quản lý 1 bộ chìa khóa dự phòng kho tiền của tổ chức tín dụng này.
Tháng 3-2016, ông ta nảy sinh ý định lấy tiền từ kho tiền của Quỹ để sử dụng cá nhân và cho người khác vay lấy lãi. Cụ thể, Ấm đã lợi dụng tình hình sau Tết ít khách hàng đến giao dịch, Quỹ tín dụng không thường xuyên mở kho tiền nên đã sử dụng bộ chìa khóa dự phòng để lấy số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
Nguyên Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Đại Đồng - Kiều Đức Ấm bị đưa ra xét xử tại tòa.
Ngày 21-3-2016, chị Kiều Thị Liễu - kế toán và anh Vũ Hữu Thắng - Thủ quỹ Quỹ tín dụng đề nghị Ấm cùng mở kho tiền để lấy tiền mặt phục vụ giao dịch. Nghe vậy, Ấm nói dối là bị mất chìa khóa nhằm che đậy cho hành vi của mình.
Trước thông tin của Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Quỹ, các nhân viên dưới quyền đã đề nghị sếp dùng chìa khóa dự phòng để mở nhưng không được. Vì vậy Quỹ TDND Đại Đồng đã báo sự việc lên Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội.
Ngày 30-3-2016, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, phát hiện Quỹ tiền mặt thiếu hụt số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Nguyên nhân do Ấm tự ý rút số tiền này để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cùng với hành vi trên, từ năm 2015 - 2016, Kiều Đức Ấm còn nhờ 7 người thân, quen đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại Quỹ tín dụng bằng hình thức tín chấp không đúng với quy chế cho vay. Sau đó, Ấm ký duyệt các hồ sơ cho vay tín chấp này và chỉ đạo cấp dưới giải ngân.
Tài liệu truy tố xác định, sau khi vay tiền, những người đứng tên vay tiền tại Quỹ tín dụng đã đưa lại số tiền được giải ngân cho Ấm với thỏa thuận ông ta phải có trách nhiệm trả tiền gốc, lãi các khoản vay này. Tổng số tiền 7 người đứng tên vay cho Ấm là hơn 1 tỷ đồng. Số tiền này, ông ta đã sử dụng chi tiêu cá nhân hết.
Quá trình điều tra, Kiềm Đức Ấm khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, đồng thời mới khắc phục hậu quả được hơn 147 triệu đồng. Số tiền ông ta còn chiếm đoạt của Quỹ tín dụng Đại Đồng là hơn 2,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, CQĐT cũng đã làm rõ, Kiều Đức Ấm còn có hành vi chỉ đạo thuộc cấp làm sai nguyên tắc về quản lý kinh tế. Cụ thể, năm 2008, ông ta tổ chức họp HĐQT Quỹ tín dụng và thống nhất quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Quỹ.
Nguồn tiền đầu tư lấy từ vốn góp của các cổ đông sáng lập và tiền của khách hàng gửi tiết kiệm. Đến cuối năm 2009, trụ sở Quỹ hoàn thành và đi vào sử dụng. Tổng số tiền thanh toán công trình là hơn 1,8 tỷ đồng.
Do vốn điều lệ của Quỹ chỉ có hơn 1 tỷ đồng, trong khi ấy theo Thông tư số 62 ngày 29-6-2006 của Bộ Tài chính thì Quỹ tín dụng nhân dân cơ ở được xây dựng trụ sở không vượt quá 50% vốn điều lệ.
Để hợp thức hóa khoản tiền đã chi phí xây dựng trên cho phù hợp, Ấm đã chỉ đạo nhân viên lập các phiếu chi thể hiện thanh toán tiền xây dựng đối với số tiền hơn 452 triệu đồng, số tiền gần 1,4 tỷ đồng còn lại được hạch toán "treo" trên sổ sách kế toán bằng hình thức hàng ngày Quỹ vẫn ghi nhận tồn quỹ tiền mặt số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định, không có căn cứ xác định thiệt hại cụ thể đối số tiền thâm hụt quỹ do việc xây dựng trụ sở làm việc vượt mức quy định. Bên cạnh đó, Kiều Đức Ấm không tư lợi hay chiếm đoạt nên cơ quan tố tụng không đề cập xử lý bằng hình sự ở hành vi này.
Bị đưa ra tòa án xét xử, cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Quỹ TDND Đại Đồng thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội bị truy tố. Thế nhưng do xuất hiện một số tình tiết mới mà tại phiên tòa không thể làm rõ ngay được nên HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo anninhthudo
Giả công an đòi tiền để 'chọc bạn cho vui' Công an huyện Vị Thủy, Hậu Giang ngày 19-9 đã mời Giảng Phú Châu (33 tuổi, ngụ thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy) đến làm việc để làm rõ về hành vi giả danh công an. Theo công an, bạn của Châu bị tạm giữ xe máy trong một vụ đánh bạc. Sau đó, Châu đã sử dụng SIM rác nhiều lần...