Nguyên Chánh văn phòng TAND Hòa Bình từng ăn cắp dầu ở Nhà máy thủy điện ra sao?
Nguyên Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong (Hòa Bình) từng tham gia ăn trộm dầu thủy lực tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình để đem về bán kiếm lời.
Mới đây, VKS tỉnh Hòa Bình vừa ra cáo trạng truy tố Nguyễn Quang Huy (47 tuổi, cựu Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong) về tội Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Nguyễn Quang Huy từng cùng 3 người nữa tham gia 3 lần trộm cắp dầu thủy lực ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình với tổng giá trị số tiền hơn 2,2 triệu đồng.
Theo cáo trạng, vào năm 1992, Trương Phú Quyền (SN 1965, trú tại Thị xã Hòa Bình, nay là TP Hòa Bình) nhân viên bảo vệ tại cửa nhận nước của Nhà máy thủy điện Hòa Bình phát hiện việc quản lý thiếu chặt chẽ đối với bể chứa dầu thủy lực TN22 (là loại dầu đặc chủng dùng trong việc nâng, hạ cánh phải của máy 3 và 4) nên Quyền nảy sinh ý định trộm dầu thủy lực để bán lấy tiền.
Để thực hiện hành vi trên, Quyền chủ động làm quen với Đào Văn Tụ (SN 1958, trú tại Thị xã Hòa Bình) và Lương Xuân Học (SN 1955, trú tại Thị xã Hòa Bình) là những người thương hay mua bán dầu thải.
Hai bên thỏa thuận, nếu Quyền bán được cho Tụ và Học 1 can dầu 20 lít thì Quyền sẽ nhận được 50 nghìn đồng.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Ảnh:CTV)
Sau thỏa thuận giữa các bên, Học rủ người em họ là Nguyễn Quang Huy cùng tham gia trộm cắp dầu và được Huy đồng ý. Nhóm người này thực hiện 3 lần trộm cắp dầu.
Video đang HOT
Cụ thể, lần thứ nhất vào cuối tháng 5/1992, vào khoảng 1h30, trong buổi trực của Quyền đưa Tụ, Học và Huy đến phân đoạn II (nơi có bể dầu MHY-II) của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Khi đến trước cửa sổ gian máy vận hành, Quyền bảo Tụ, Học, Huy đứng đợi ở ngoài, còn Quyền trèo lên dùng tay cạy cánh cửa sổ, chui vào trong và đi vào lối chính của gian máy vận hành.
“Quyền trèo lên bể dùng cờ lê tháo các con ốc chốt nắp bể ra, ấn từng chiếc can nhựa xuống bể để lấy dầu. Sau đó, Quyền xách ra lối cửa sổ để đưa cho nhóm Học ở ngoài, với tổng cộng 6 can loại 20 lít, tổng số 120 lít. Lấy xong dầu, Quyền dùng cờ lê vặn con ốc chốt nắp bể lại như cũ, còn Tụ, Học, Huy, mỗi người gánh 2 can về giấu tại đồi chè phía sau nhà Huy. Số dầu Học, Tụ lấy được đề du vợ, con của những người này tiêu thụ, lãi chia nhau. Số dầu của Huy do Huy tự bán”, cáo trạng nêu.
Với thủ đoạn trên, nhóm người của Quyền thực hiện thêm 2 lần trộm dầu trót lọt nữa gây thiệt hại cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình số tiền hơn 2,2 triệu đồng giá trị lúc đó.
Đối với hành vi trên, TAND tỉnh Hòa Bình đã xử phạt Trương Phú Quyền 4 năm tù giam; Đào Văn Tụ và Lương Xuân Học 3 năm tù giam về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Hiện tại 3 đối tượng đã chấp hành xong hình phạt và trở về địa phương sinh sống.
Trong quá trình điều tra vụ án, Nguyễn Quang Huy đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra đã ra Lệnh truy nã, Quyết định truy nã và Quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Quang Huy. Tuy nhiên, do không có sự rà soát, tổ chức truy bắt đối tượng truy nã nên Nguyễn Quang Huy vẫn đi học tại chức Luật tại địa phương, thi tuyển công chức và công tác trong ngành tòa án.
Đến ngày 28/11/2019, Nguyễn Quang Huy bị bắt theo quyết định truy nã. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự đối với Nguyễn Quang Huy để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án trên, Công an tỉnh Hòa Bình lập đoàn thanh tra để làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc không tổ chức truy bắt. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ xử lý trong vụ án khác.
Đối với việc tuyển dụng Nguyễn Quang Huy và bổ nhiệm ông này làm Chánh văn phòng TAND huyện, VKSND nói rằng do việc tuyển dụng giai đoạn năm 2000 không quy định thẩm tra lý lịch, chỉ cần sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của chính quyền địa phương. “Do đó, không có căn cứ xử lý người xác nhận lý lịch và việc tuyển dụng Nguyễn Quang Huy thời điểm đó”, cáo trạng nêu.
Năm 2017, sau khi Phòng Tổ chức TAND tỉnh Hòa Bình thẩm định và không phát hiện tài liệu thể hiện bị truy nã đối với Nguyễn Quang Huy, TAND huyện Cao Phong bổ nhiệm Huy làm Chánh văn phòng của đơn vị này.
Sau đó, khi cơ quan chức năng xác minh lý lịch em gái của Huy đang công tác tạ i Hà Nội, cơ quan an ninh điều tra phát hiện lệnh truy nã đối với Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong.
Ngày 28/11/2019, Nguyễn Quang Huy bị bắt.
Bị truy nã 27 năm vẫn trở thành chánh văn phòng TAND huyện
Bị truy nã suốt 27 năm nhưng bị can vẫn sinh sống ngay tại địa phương, đi học tại chức rồi được bổ nhiệm tới chức chánh văn phòng TAND huyện.
Mới đây, VKSND tỉnh Hòa Bình hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Quang Huy (47 tuổi, trú tại Hòa Bình) tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, theo điều 94 BLHS năm 1985, nay là điều 303 BLHS năm 2015.
Huy chính là bị can trong vụ án bị truy nã suốt 27 năm nhưng vẫn sinh sống ngay tại địa phương, đi học tại chức rồi được bổ nhiệm tới chức chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong (Hòa Bình) mà PLO từng phản ánh.
TAND huyện Cao Phong, nơi bị can Huy được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng. Ảnh: TP
Theo cáo trạng, năm 1992, Trương Phú Quyền (nhân viên nhà máy thủy điện Hòa Bình) nảy sinh ý định trộm cắp dầu thủy lực của tổ máy số 3 và 4 để bán lấy tiền.
Quyền liên hệ với Đào Văn Tụ và Lương Xuân Học là các đối tượng thường xuyên mua dầu thải. Hai bên thống nhất mỗi lần Quyền lấy trộm một can dầu 20 lít thì sẽ được trả 50.000 đồng.
Quá trình thực hiện hành vi, Học rủ rê em họ mình là Nguyễn Quang Huy cùng tham gia và được Huy đồng ý.
Cơ quan tố tụng xác định nhóm của Huy đã thực hiện ba lần trộm cắp dầu với tổng cộng 360 lít dầu, gây thiệt hại cho nhà máy thủy điện Hòa Bình 2,2 triệu đồng.
Tháng 2-1993, TAND tỉnh Hòa Bình mở phiên xét xử, tuyên phạt Quyền 4 năm tù về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Cùng tội danh, Tụ và Học bị tuyên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Về phần mình, quá trình điều tra, Huy bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan công an đã phát lệnh truy nã đồng thời tạm đình chỉ điều tra.
Tuy nhiên, do không có sự rà soát, tổ chức truy bắt đối tượng truy nã nên Huy vẫn đi học tại chức Luật ở địa phương, thi tuyển công chức và công tác trong ngành tòa án.
Mãi đến tháng 11-2019, Huy mới bị bắt theo lệnh truy nã, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định phục hồi điều tra đối với Huy.
Giai đoạn điều tra, Huy không khai nhận hành vi phạm tội, nhưng đến giai đoạn truy tố thì bị can đã thành khẩn khai báo.
Huy bị truy tố theo khoản 1, điều 303 BLHS năm 2015, với khung hình phạt 3-12 năm tù.
Bị can được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; gia đình tự nguyện nộp 2,2 triệu đồng để khắc phục hậu quả; quá trình công tác có nhiều thành tích, được tặng thưởng nhiều giấy khen...
Ứng phó với mưa lũ lớn khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia thường xuyên cung cấp bản tin nhận định sâu hơn, sát hơn để ứng phó với mưa lớn tại Bắc Bộ. Người dân Yên Bái tích cực thu dọn khắc phục hậu quả do mưa lũ. Ảnh: Việt Dũng-TTXVN Để chủ...