Nguyên Bộ trưởng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để được ‘trả lại tên cho em’
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung kể lại những lần tiếp xúc, gặp gỡ nhiều lãnh đạo, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp để được “trả lại tên cho em”, lập lại Bộ Nội vụ.
Tại buổi gặp mặt truyền thống 75 năm thành lập Bộ Nội vụ cuối chiều 25/8, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung nhìn nhận, trong các nhiệm kỳ vừa qua đã làm được rất nhiều việc về công tác tổ chức, bộ máy nhà nước.
“Cảm nhận riêng tôi nhiệm kỳ này, Đảng, Chính phủ, Quốc hội làm việc rất lớn, đó là làm trong sạch đội ngũ, trong đó có đóng góp về cải cách hành chính”, nguyên Bộ trưởng Nội vụ đánh giá.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung
“Trả lại tên cho em”
Ông kể lại hành trình gặp gỡ, thuyết phục, vận động nhiều lãnh đạo để xin “trả lại tên cho em”, trong đó có cuộc gặp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Lúc đó với cương vị Bộ trưởng – trưởng ban, thành viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, tôi có gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu ý kiến phải lập lại Bộ Nội vụ”, nguyên Bộ trưởng Đỗ Quang Trung kể.
Sau đó, những năm tháng đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Chính phủ lúc đó (Ban cán sự Đảng Chính phủ bây giờ), Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng đồng thời là Bí thư Đảng đoàn báo cáo Chính phủ việc này.
“Người thứ 2 tôi gặp trước khi đưa ra Ban Cán sự Đảng Chính phủ là ông Lê Minh Hương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an) bàn tiếp xem ý của anh thế nào”, nguyên Bộ trưởng Nội vụ nhớ lại trong một cuộc họp, lúc giải lao ông đã nói trước với ông Hương về việc này.
Video đang HOT
Sau đó mấy ngày, ông Lê Minh Hương gặp ông Trung và nói ngay: “Tôi cũng bàn trong lãnh đạo bộ nhất trí”. Trong cuộc gặp này, nguyên Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung đặt thẳng vấn đề “trả tên cho em”: “Tôi nói vui là thôi chúng ta trở lại tên cũ, anh trở lại Bộ Công an, bên này là Bộ Nội vụ”.
Câu chuyện gặp gỡ để được “trả lại tên cho em” sau đó ông Đỗ Quang Trung trình bày với ông Phan Văn Khải. Thời điểm này cũng là lúc Chính phủ đang chuẩn bị trình đề án Luật Tổ chức Chính phủ, cơ cấu bộ máy. Vì vậy, ông Phan Văn Khải yêu cầu chớ làm vội mà chờ bàn với anh em để đưa vào đề án Luật Tổ chức Chính phủ.
“Đấy là một sự kiện mà nói như anh Tân (Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân) cũng là một tiếp nối truyền thống, lúc tôi nói với anh Khải phải làm nhanh lúc này vì cụ Giáp vẫn còn. Khi còn Bộ trưởng đầu tiên thì quyết ra vấn đề là vô cùng quý”, ông Đỗ Quang Trung nói.
Có thời điểm 14 Bộ trưởng nhưng chỉ 13 bộ
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ cho biết, cơ cấu Chính phủ lúc đó có14 bộ trưởng nhưng chỉ có 13 bộ. Trong đó, ông Cù Huy Cận là Bộ trưởng không bộ, sau này Bộ trưởng Canh nông (Bộ NN&PTNT ngày nay).
“13 bộ lúc đó sau này đều lấy ngày 28/8 là ngày thành lập và bàn bạc trong ban cán sự Đảng Chính phủ, đây là ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước. Hôm bác Giáp nói với tôi là lịch sử trong Chính phủ bao giờ Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp cũng đi liền với nhau nên có thời kỳ không có 2 bộ thì cũng là do hoàn cảnh, điều kiện”, ông Trung chia sẻ.
Theo ông, dù không có tên Bộ Nội vụ nhưng ngành Tổ chức Nhà nước vẫn còn và có hệ thống, xuyên suốt cả về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. Đó là một đặc điểm của ngành.
Nguyên Bộ trưởng Nội vụ cho rằng, những việc ngành nội vụ đã làm được trong những năm vừa qua là thể hiện sự xuyên suốt, nhất quán của hệ thống tổ chức nhà nước, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ông Đỗ Quang Trung chúc Bộ Nội vụ tiếp tục phát huy đoàn kết, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, đổi mới thiết thực, hiệu quả.
“Đặc biệt quan trọng là làm sao đóng góp xây dựng nhà nước, xây dựng đội ngũ trong sạch, vững mạnh, vì dân, thật sự công bằng như Bác Hồ đã dạy. Nói gì thì nói tổ chức công bằng thì mới hiệu lực hiệu quả, mới chuyển tải được Nghị quyết của Đảng”, nguyên Bộ trưởng Nội vụ nhắn nhủ.
TP.HCM đề xuất bốn trụ cột để tăng tốc phát triển
Bốn trụ cột để TP.HCM phát triển trong giai đoạn mới là đô thị sáng tạo phía đông, cách quản trị đô thị hơn 10 triệu dân, xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, tăng điều tiết ngân sách cho TP.
Sáng 23-8, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Ban cán sự đảng Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.
Đổi mới mô hình phát triển
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nếu muốn TP tăng tốc trong thời gian tới thì phải đổi mới mô hình phát triển. Mô hình đó dựa trên bốn trụ cột (bốn đề án) là: 1. Hình thành một khu đô thị sáng tạo phía đông và thành lập TP Thủ Đức, đây là hạt nhân phát triển kinh tế TP; 2. Thực hiện chính quyền đô thị để quản lý TP trên dưới 10 triệu dân được hiệu quả, chặt chẽ; 3. Xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế; 4. Điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ bốn đề án trên của TP.HCM.
Về đề án thành lập đô thị sáng tạo phía đông và TP Thủ Đức, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện đề án, chú ý các yếu tố quy hoạch, huy động nguồn lực, phương thức quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Với đề án phát triển trung tâm tài chính TP.HCM, Thủ tướng đề nghị TP.HCM và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động ảnh hưởng, đặc biệt lưu ý các điều kiện cần thiết, công cụ, phương pháp tổ chức quản lý, huy động nguồn lực quốc tế và trong nước để phát triển trung tâm tài chính này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP
Kỳ vọng của cả nước đối với TP.HCM là rất lớn
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nội dung dự thảo văn kiện của TP.HCM cho thấy sự kết tinh trí tuệ, công sức của Đảng bộ và nhân dân TP, thể hiện được những tư tưởng lớn, tầm nhìn, định hướng lớn cùng với hệ thống các giải pháp tương đối sâu sắc và toàn diện với 24 chỉ tiêu phát triển cụ thể.
Theo Thủ tướng, bảy nhiệm vụ, giải pháp lớn chủ yếu, đặc biệt là bốn đề án phát triển bao quát sự tăng trưởng, phát triển, hội nhập quốc tế của TP.HCM trong giai đoạn mới. "Đây là sự vận dụng sáng tạo, là đặc thù của TP.HCM so với các địa phương khác và thể hiện vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước trên tinh thần "TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM"" - Thủ tướng nói và cho rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, kỳ vọng của cả nước đối với sự phát triển của TP.HCM là rất lớn.
Từ đó, Thủ tướng đề nghị TP rà soát kỹ, bổ sung một số nội dung về chủ đề đại hội. Chẳng hạn, về huy động sử dụng mọi nguồn lực, Thủ tướng cho rằng không chỉ huy động mà phải sử dụng có hiệu quả. TP.HCM cũng phải đặt vấn đề đổi mới sáng tạo gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu, định hướng phát triển TP trong 5-10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước là nội hàm đặc biệt quan trọng với TP.
Cạnh đó, theo Thủ tướng, với vai trò là trung tâm, đầu tàu kinh tế của cả nước, có vị thế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, TP.HCM phải áp dụng các tiêu chí về phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc. "Nếu TP cứ đi theo mô hình cũ thì khó có thể phát triển, nếu không đổi mới cách làm, không có sự tăng năng suất lao động cần thiết thì GRDP của các địa phương khác có thể bắt kịp và vượt TP.HCM" - Thủ tướng nói.
Do đó, Thủ tướng mong muốn với vị thế của mình, TP.HCM cần dẫn đầu về vấn đề này. Cụ thể, môi trường đầu tư cần thông thoáng, cởi mở, thu hút hơn nữa. Một nguy cơ nữa là với cơ cấu dân số và tỉ lệ sinh hiện nay thì trong khoảng 15 năm nữa TP.HCM sẽ đối mặt tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính. Đội ngũ cán bộ, năng lực quản trị một TP 15 triệu dân là điểm then chốt để TP.HCM có thể thành công. Cùng đó, việc lựa chọn cán bộ giỏi, vừa có đức vừa có tài để gánh vác sứ mệnh của TP là vô cùng quan trọng.
Về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng đề nghị TP phân tích, đánh giá rõ hơn yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của TP, từ đó đề ra giải pháp, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng, thách thức về biến đổi khí hậu...
"Tôi đề nghị các đồng chí cân nhắc mục tiêu phấn đấu sớm trở thành TP công nghiệp thông minh, hiện đại, hội nhập, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu" - Thủ tướng nói.
Cái tài của người lãnh đạo là quy tụ nhân tài Người có đức mà không có tài thì dễ trì trệ; người có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ - nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp viết. Chúng ta đang tiến dần đến Đại hội 13 của Đảng, chưa bao giờ hai chữ đức tài của cán bộ được bàn...