Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Tấn Trịnh qua đời
Ông Nguyễn Tấn Trịnh, một trong những vị bộ trưởng nổi tiếng của ngành Thủy sản, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, Đại biểu Quốc Hội các khóa VII,VIII, XII, Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương… vừa qua đời.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Tấn Trịnh
Ông Nguyễn Tấn Trịnh sinh ngay 20/12/1936 tại xã Tam Thanh (nay là Tam Phú), Thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Ông có cha và em trai là liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông sớm được giác ngộ và hăng hái tham gia phong trào cách mạng. Trưởng thành từ một cán bộ tuyên huấn xã (1952-1954) rồi nhân viên liên lạc huyện ủy. Năm 1956, ông tham gia đoàn quân tập kết ra Bắc, là cán bộ công trình đường sắt Việt Nam.
Năm 1959 ông về Ban Kiến thiết nhà máy Ắc quy, Hải Phòng. Rồi ông được cử đi học một ngành không liên quan gì đến cơ khí – đó là ngành nông nghiệp ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ra trường, ông được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy của trường. Đến tháng 09/1965 ông được cử sang Trung Quốc rồi Liên Xô (cũ) làm Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Nông nghiệp. Đến năm 1973 ông về nước, làm cán bộ giảng dạy ở trường Đại học Thủy sản, Phó Chủ nhiệm khoa, rồi Hiệu phó – Hiệu trưởng trường Đại học Thủy sản.
Năm 1978, với năng lực của mình, từ Hiệu trưởng trường Đại học Thủy sản, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thủy sản. 2 năm sau, ông trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa V và được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Thủy sản. Ông gắn bó với Bộ này cho đến năm 1996.
Video đang HOT
Từ 1996 đến tháng 12/2006, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam. Đến năm 2013, ông được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu. Nghỉ hưu, ông tiếp tục tham gia vào Ban lãnh đạo Hội Người cao tuổi. Tháng 1/2007 đến năm 2011 ông được bầu là Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Với nhiều công lao và thành tích, ông Nguyễn Tấn Trịnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; Huy chương Vì sự nghiệp Tổ chức xây dựng Đảng, Tổ chức xây dựng Nhà nước, Sự nghiệp Kiểm tra, Bảo vệ Nội bộ, Kinh tế của Đảng, Giai cấp công nhân, Giai cấp nông dân, Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, Phát triển Nghề cá Việt Nam, Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Thế hệ trẻ, Giáo dục đào tạo, Giải phóng Phụ nữ… và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Thi hài ông được mai táng ở nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội.
Theo Dantri
Ứng trước vốn 5 năm thanh toán nợ cho các công trình khẩn cấp của Tcty Đường sắt
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 22/11, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các công trình khẩn cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Thủ tướng đồng ý dùng vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thanh toán nợ xây dựng 3 cầu mới
Cụ thể, về việc thanh toán nợ khối lượng đã hoàn thành của các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ đồng ý ứng trước kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) là 471,149 tỷ đồng cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thanh toán nợ khối lượng hoàn thành của Công trình xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp.
Các công trình này gồm: Cầu Đồng Nai, cầu Tam Bạc, và cầu Thị Cầu và Công trình xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn II Kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp. Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định.
Cũng theo nguồn tin trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để hoàn trả số vốn ứng trước nêu trên theo đúng quy định.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo giá trị khối lượng hoàn thành của 2 công trình trên; đảm bảo quản lý, sử dụng số vốn được giao đúng mục đích, đối tượng và quy định hiện hành.
Về một số cầu đặc biệt yếu trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng 6 cầu và gia cố, xây trụ chống va cho 2 cầu.
Cùng ngày, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện 2 dự án gồm xây dựng cầu vượt tại nút giao thông đường Trường Sơn và Nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm theo lệnh khẩn cấp, cấp bách (theo quy định tại khoản 2, Điều 43, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ).
Thủ tướng Chính phủ giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm; đồng thời chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tiết kiệm, không để thất thoát lãng phí, tiêu cực, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông (cả trong quá trình thi công và khai thác) và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả công trình, đúng các quy định hiện hành.
Hà Nguyễn
Theo Dantri
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong những năm 2020 - 2030 Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020-2030 tuyến đường sắt tốc độ cao có tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h sẽ được xây dựng mới; tầm nhìn đến 2050 phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao. Ngày 31/10, Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được Bộ GTVT trình Quốc hội. Nội dung tờ...