Nguyên Bí thư Thành ủy Tây Ninh ứng cử đại biểu Quốc hội
Ông Trần Hữu Hậu-nguyên Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, Bí thư Thành ủy TP Tây Ninh, được cử tri nhất trí giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Nguyên Bí thư Thành ủy TP Tây Ninh Trần Hữu Hậu.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 3 (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) vừa phối hợp UBND phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến, nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang cư trú trên địa bàn khu phố 3, phường 3.
100% cử tri khu phố 3 đồng ý ông Trần Hữu Hậu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trên địa bàn khu phố 3, có 1 trường hợp ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV là ông Trần Hữu Hậu (Hội viên Hội Luật gia tỉnh Tây Ninh). Ông Trần Hữu Hậu được Hội Luật gia tỉnh Tây Ninh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Tại hội nghị, 100% cử tri nơi cư trú tán thành việc giới thiệu ông Hậu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Video đang HOT
Ông Trần Hữu Hậu nguyên là Bí thư Thành ủy TP Tây Ninh. Vào tháng 9/2018, ông xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Trong thời gian đương chức, ông Hậu từng gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội khi công bố Facebook cá nhân để trực tiếp tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, bức xúc của người dân.
Ông Hậu từng là Đại biểu Quốc hội khóa 11, đơn vị tỉnh Tây Ninh (2002 – 2007); Ông cũng là người tham gia vận động thành lập Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam.
Đạt trên 50% số cử tri giới thiệu mới được hiệp thương lần 3
Tại hội nghị nơi công tác hoặc nơi làm việc, nơi cư trú không đạt được trên 50% số người cử tri giới thiệu thì người ứng cử không được đưa vào danh sách.
Ngày 20-3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác, nơi làm việc (nếu có) của người tự ứng cử.
Hội nghị do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức để hướng dẫn tổ chức lấy kiến cử tri nơi cư trú. Ảnh: MTTQ
Ông Lý Ngọc Thạch,Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật đã có hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm cử tri nơi cư trú.
Cụ thể, thời gian tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú phải tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 21-3 đến ngày 13-4.
Theo đó, hội nghị cử tri nơi cư trú được tổ chức tại khu phố, ấp nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu phố, ấp nơi người ứng cử đang sinh sống.
Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và phải đảm bảo số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất 50% tổng số cử tri được triệu tập.
Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.
Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
Trưởng ban Công tác Mặt trận phối hợp với Ban Quản trị khu chung cư hoặc Ban Quản lý khu chung cư, Ban Quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.
Đối với người tự ứng cử, nếu chưa lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi người đó công tác, làm việc (nếu có) thì trong bước này phải lấy ý kiến của cử tri ở cả nơi cư trú và nơi công tác, nơi làm việc (nếu có).
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MTTQ
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, nhấn mạnh việc tổ chức lấy ý kiến cử tri rất quan trọng để lựa chọn người đủ tiêu chuẩn và thực sự tiêu biểu. Người tự ứng cử có quyền bình đẳng như nhau khi lấy ý kiến tại nơi cư trú.
Luật quy định những người được giới thiệu bắt buộc phải thông qua hội nghị cử tri của cơ quan, nơi làm việc của người được giới thiệu, kể cả tự ứng cử và phải được thông qua ở hội nghị cử tri nơi thường trú, cư trú, nơi mình sinh sống.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, trong nhiệm kỳ này, tại hội nghị nơi công tác hoặc nơi làm việc, nơi cư trú không đạt được trên 50% số người cử tri giới thiệu thì người ứng cử không được đưa vào danh sách.
Khi tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ 3 phải báo cáo toàn bộ quá trình lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi công tác. Như vậy, quy định lần này xác định việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri là khâu rất quan trọng để sàng lọc ra các đại biểu đủ tiêu chuẩn, những người thực sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của người dân.
Bà Tô Thị Bích Châu đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tổ chức nghiêm túc, đúng quy định.
Lấy ý kiến cử tri nơi cư trú: Các ứng cử viên đều bình đẳng như nhau Sáng 20-3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy...