Nguy kịch vì rắn hổ đất cắn
Ngày 19.12, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang cho biết, bệnh nhân Nguyễn Hồng Hớn (54 tuổi, ngụ xã Bình Long, H.Châu Phú, An Giang) bị rắn độccắn vẫn còn trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy.
Tối 16.12, ông Hớn chạy xe máy tới gần thị trấn An Châu, H.Châu Thành (An Giang) thì cán trúng một con rắn hổ đất (nặng gần 3 kg) đang bò ngang đường.
Tưởng con rắn đã chết nên ông Hớn dừng xe lại và lượm xác rắn thì bất ngờ con rắn cắn trúng bàn tay trái của ông.
Người dân địa phương nghe tiếng kêu cứu đã chạy đến đập chết con rắn, sau đó đưa ông Hớn đi cấp cứu.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, nọc độc của rắn làm bệnh nhân bị liệt cơ chi, cơ tim.
Theo TNO
Những thú chơi dễ ... chết người
Bọ cạp, rắn, trăn, rết... những con vật có hình dạng đáng sợ và có nọc độc có thể gây sát thương cho con người. Song hiện tại, những loại sinh vật này vẫn được mua bán công khai trên mạng. Hoạt động mua bán này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong cuộc mà còn gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Bọ cạp - sinh vật có nọc độc đang được nuôi khá nhiều
Càng độc càng đẳng cấp?!
Nếu như trước đây, chó, mèo, cá cảnh hay chuột hamters là những loại vật nuôi được ưa chuộng thì một vài năm trở lại đây những sinh vật mang nọc độc như rắn, rết, bọ cạp... lại được lựa chọn khá nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Vũ Hoàng Hải, sinh viên ĐH Hà Nội, người được biết đến với danh hiệu "vua nọc độc" hiện đang nuôi trong nhà 5 con bọ cạp, 2 con rắn và 1 con trăn bày tỏ quan điểm: "Nuôi thú cưng trong nhà không chỉ là để cho vui cửa vui nhà mà trên hết là để khẳng định cá tính và đẳng cấp của mình. Bây giờ nuôi chó, mèo, chim... là quá bình thường, ai cũng nuôi được. Nuôi những thú độc mới khẳng định được bản lĩnh của người nuôi, càng khó nuôi, càng độc thì càng thể hiện được đẳng cấp. Chính vì vậy, những loài vật được lựa chọn cần phải độc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Việc tìm mua và nuôi thú cũng khá đơn giản, chỉ cần tra trên mạng là đã có thể tìm được hàng trăm địa chỉ bán hàng với cách chỉ dẫn chăm sóc từng loại vật nuôi cụ thể"...
Chỉ cần vào Google gõ từ khóa "thú cưng" hay "vật nuôi", chúng ta có thể tìm được hàng nghìn địa chỉ petshop (cửa hàng bán thú nuôi trong nhà) với đủ các chủng loại khác nhau từ rắn, rết, trăn, bọ cạp đến kỳ nhông, nhím, sóc... thậm chí cả nhện, thạch sùng. Tùy theo xuất xứ và chủng loại, mỗi loài đều có giá riêng. Nhện độc Tarantula, xuất xứ từ Nam Phi có kích thước lớn nhất trên thế giới được bán với giá từ 500 nghìn đến 4 triệu đồng/con.
Trong số những thú độc, bọ cạp được coi là có giá rẻ và khá dễ nuôi. Riêng với bọ cạp, có hai loại dùng để nuôi và ngâm rượu. Loại ngâm rượu có giá 5.000 đồng/con (loại nhỏ) và 7.000 đồng/con (loại to), loại dùng để nuôi có giá 80.000 đồng/cặp. Nếu mua thêm bể kính có giá khoảng 400.000 đồng/bể. Không chỉ có rắn hổ mang, một số điểm bán còn rao cả rắn lục đuôi đỏ với giá 90.000 đồng/con, thậm chí trăn mắc võng có giá khoảng 1.000.000 đồng/cặp. Rết đủ loại, đủ kích thước và mức giá từ 3.000 đồng - 30.000 đồng/con chủ yếu phục vụ những khách hàng nuôi cá rồng, loại lớn có giá 20.000 - 25.000 đồng/con. Nhiều con vật gớm ghiếc khác như tổ ong vò vẽ, rắn, mối chúa cũng được rao bán online.
Tiềm ẩn nguy hiểm
Rết "khủng" mới xuất hiện tại Quảng Nam
Hiện nay, phong trào nuôi thú độc, đặc biệt là bò sát phổ biến đến nỗi ở những người nuôi thành lập những hội để chia sẻ kinh nghiệm như Hội bò sát, Hội có cánh... Trên mạng Internet, việc mua - bán những loài sinh vật này diễn ra khá sôi động. Nguyên tắc mua bán là không giao hàng tại nhà, mà hẹn tại một địa điểm nào đó rồi mang hàng ra trao đổi. Tuy vậy, nhiều điểm bán cá rồng ở Hà Nội vẫn công khai cung cấp rết với đủ loại kích thước và giá cả.
Ai cũng biết, rết có thể phóng nọc độc khi cắn, khiến đối tượng bị cắn sưng tấy, nôn mửa và sốt. Đáng lưu ý, nọc độc ở những con rết khổng lồ có thể làm chết người nếu như bất cẩn chạm vào nó. Còn với hầu hết tất cả các loài bọ cạp đều có nọc độc làm hủy thần kinh. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, hầu hết các loại rắn và trăn cũng chứa nọc độc có thể gây nguy hiểm cho con người bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc mua bán và vận chuyển những loại sinh vật này hiện nay rất sơ sài. Thực tế đã có một số vụ việc những loại vật nuôi có nọc độc đã bị xổng chuồng thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Gần đây nhất, ngày 3-2 tại nhà riêng của chị Trần Thị Lệ T ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã xuất hiện một con rết "khổng lồ", có chiều dài lên tới 26cm không rõ nguồn gốc.
Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra và siết chặt hoạt động mua bán, nuôi nhốt những loại sinh vật có khả năng gây hại. Bên cạnh đó, người nuôi cần thận trọng khi lựa chọn những vật nuôi này. Trước khi mua thú cưng, người mua nên tìm hiểu kỹ xuất xứ, điều kiện sống của chúng. Khi nuôi nên nhốt cẩn thận và không để trẻ em lại gần và phải tiêm chủng cho vật nuôi (nếu vật nuôi nằm trong danh mục phải tiêm chủng định kỳ), không nên nuôi những loài có độc bởi nếu không may bị chúng tấn công hậu quả sẽ khó lường.
Theo ANTD
Phát hiện dơi mặt quỷ ở Việt Nam Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) hôm nay 19.12 cho biết, trong năm 2011, các nhà khoa học đã phát hiện 36 loài sinh vật mới tại Việt Nam trong tổng số 126 loài ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Thông tin này được đề cập trong báo cáo có tên "Hành tinh mới được khám...