(Dân trí) – Sinh sống ở Tây Nguyên và nhiều năm bị mắc bệnh sốt rét. Tháng vừa rồi sau một đợt lao động quá mệt nhọc, vất vả tôi trải qua một cơn nguy kịch vì bị bệnh sốt rét tiểu ra máu đe dọa đến tính mạng.
Nhờ sự tận tình cứu chữa của bác sĩ tại bệnh viện, tôi đã thoát chết. Khi xuất viện, bác sĩ bảo tôi bị bệnh sốt rét đái huyết cầu tố. Vậy bệnh này có đặc điểm gì và cách phòng chống bệnh như thế nào, xin bác sĩ hướng dẫn cho biết? )(Bùi Trần Lẹt, Tây Nguyên)
Trả lời:
Sốt rét đái huyết cầu tố là một thể sốt rét nặng do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum gây nên. Bệnh thường gặp tại vùng sốt rét lưu hành nặng, xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh sốt rét dai dẳng, hay tái đi tái lại, việc điều trị bệnh không dứt điểm. Bệnh thể hiện bằng triệu chứng tán huyết đột ngột, dữ dội, gây thiếu máu cấp, vàng da-niêm mạc và đái ra huyết cầu tố, dễ dẫn đến suy thận cấp và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị khẩn cấp, kịp thời.
Bệnh khởi phát đột ngột bằng cơn rét run rồi sốt cao, nhiệt độ có thể lên đến 39-40oC kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau ngang thắt lưng, dọc theo cột sống, có khi đau nhẹ vùng hạ sườn. Một số trường hợp có thể bị 2-3 cơn sốt trong ngày. Tiếp theo bị nôn nhiều lần, dịch nôn đắng, màu vàng xanh, có khi nôn khan.
Người bệnh mót tiểu, đi tiểu nhiều lần, có khi có cảm giác nóng, buốt niệu đạo, nước tiểu ít dần, có màu cà phê, bồ quân chín. Da và niêm mạc nhợt nhạt nhanh chóng, bệnh nhân hoảng hốt, lo lắng, bứt rứt, vật vã do tình trạng thiếu oxygen cấp tính. Giai đoạn này thường xảy ra trong thời gian ngắn từ nửa ngày đến một ngày.
Đối với những người đã bị bệnh sốt rét đái huyết cầu tố, tốt nhất là nên phòng tránh bị mắc bệnh sốt rét do tái nhiễm nếu sinh sống hoặc có các hoạt động trong vùng sốt rét lưu hành.
Việc điều trị cần quan tâm đặc biệt đối với những người bệnh có sốt rét sơ nhiễm, mới bị mắc bệnh trong 6 tháng đầu có sốt rét dai dẳng, phải sử dụng loại thuốc sốt rét chống kháng có hiệu lực, theo đúng phác đồ điều trị quy định, không dùng thuốc một cách tùy tiện, thất thường.
Những bệnh nhân bị sốt rét dai dẳng, sốt rét suy kiệt nhất thiết phải được điều trị tại bệnh xá, bệnh viện.
Người đang bị bệnh hoặc vừa mới điều trị cắt cơn sốt xong không được tham gia lao động nặng nhọc, mang vác, đi bộ đường dài….
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
GĐ Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
Tin mới nhất
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...
Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định
05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.
Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục
05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.