Nguy kịch tính mạng sau khi ăn tiết canh lợn
Bệnh nhân 61 tuổi nhập viện do bị nhiễm khuẩn huyết, biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu, nguy cơ cao tử vong.
Người nhà cho biết bệnh nhân ăn tiết canh lợn vào đầu tháng Một. Sau một ngày, ông bắt đầu mệt mỏi, sốt cao, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nổi vân tím toàn thân, rải rác ban xuất huyết hoại tử vùng cẳng chân, lưng và bụng. Gia đình đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh khám chữa.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị suy thận, rối loạn đông máu trầm trọng, có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chẩn đoán ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực bằng cách thở máy, bù dịch, điện giải, thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp, lọc máu liên tục, điều chỉnh toan kiềm, rối loạn đông máu. Tuy nhiên tình trạng quá nặng nên bệnh nhân bị sốc, suy đa tạng, tiên lượng xấu.
Bệnh nhân bị phát ban xuất huyết rải rác khắp cơ thể do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, cho biết nhiễm khuẩn do liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền từ động vật sang người.
Video đang HOT
Bệnh liên cầu lợn nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus Suis) ký sinh ở lợn gây nên. Khi mắc bệnh diễn biến cấp tính, thời gian điều trị kéo dài và rất tốn kém với nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm màng não mủ… nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh liên cầu lợn lây sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa. Ăn tiết canh lợn có mầm bệnh là nguyên nhân chiếm tới 70% trường hợp. Ngoài ra bệnh có thể lây qua đường hô hấp hoặc lây trực tiếp qua các tổn thương trên da.
Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện sau vài tiếng đến 4-5 ngày, có trường hợp ủ bệnh tới 14 ngày tùy cơ địa mỗi người. Triệu chứng nhẹ như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng (số lần ít) dễ khiến nhiều người chủ quan nhầm với rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Các bác sĩ đang chăm sóc, theo dõi tình trạng của bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trường hợp nặng, biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, cứng gáy, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn. Một số bệnh nhân nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu…
Chi phí điều trị bệnh tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng rất cao.
Bác sĩ Hùng cảnh báo người dân cần phải nâng cao ý thức, nhất là trong dịp Tết, không ăn tiết canh, nhất là tiết canh lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Mọi giống lợn nuôi ở bất kỳ đâu đều có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, kể cả lợn nhà nuôi.
Tuyệt đối không tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết và tiêu hủy chúng theo cách an toàn môi trường. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc và chế biến thịt lợn phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết, vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Khi có những triệu chứng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Đã có kết luận vụ sản phụ tử vong sau sinh ở Hậu Giang
Kết luận của Hội đồng chuyên môn thấy êkip không có sự tắc trách về chuyên môn.
Liên quan đến sự việc sản phụ tử vong sau sinh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, ngày 8-3, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết Sở vừa có văn bản báo cáo gửi Vụ Sức khỏe bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, sản phụ tử vong do choáng mất máu không hồi phục, rối loạn đông máu... Toàn bộ quá trình tiếp nhận, chẩn đoán, theo dõi và điều trị cho sản phụ không có sự tắc trách về chuyên môn của cán bộ y tế. Tuy nhiên có một số giới hạn nhất định về trình độ chuyên môn kỹ thuật cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc.
BS Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hậu Giang, cho biết BV hỗ trợ gia đình kinh phí mai táng, kinh phí nuôi bé sơ sinh đến năm 15 tuổi, gia đình đã đồng ý ký xác nhận với sự chứng kiến của địa phương, không khiếu nại gì.
Trong đó, tiền hỗ trợ gia đình và kinh phí nuôi bé do các BS đóng góp, không sử dụng tiền từ BV.
Như Pháp luật TP HCM đưa tin, vào khoảng 15 giờ 25 ngày 3-12, sản phụ DTTM (36 tuổi, huyện Gò Quao, Kiên Giang) nhập BVĐK Hậu Giang sinh con. Đến 10 giờ 25 phút ngày 4-12, do thai nhi quá lớn nên các BS đã gây mê để phẫu thuật lấy em bé ra.
Bé sơ sinh sau khi ra đời khỏe mạnh, sản phụ M. được để lại khoa Gây mê hồi sức để theo dõi. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, tình trạng sức khỏe của sản phụ diễn biến xấu (tăng huyết áp, ra máu nhiều), cần được phẫu thuật lần hai đế xử lý.
Sau khi được gia đình đồng ý, các BS đã tiến hành phẫu thuật nhưng sản phụ vẫn tiếp tục hôn mê sâu. Đến 23 giờ thì tử vong.
HẢI DƯƠNG
Theo plo.vn
Bác sĩ ở Thái Nguyên trở về từ cõi chết sau 40 ngày Nam bác sĩ bị nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim suốt hơn 1,5 giờ kết hợp cùng lúc suy đa tạng, tăng huyết áp, tưởng chừng cầm chắc cái chết nhưng cuối cùng đã hồi sinh kỳ diệu. Sáng 28/12, bệnh nhân Trần Đắc Hải, 57 tuổi, bác sĩ công tác tại BV Gang Thép Thái Nguyên được xuất viện sau 40...