Nguy hiểm từ cốc giấy đựng đồ ăn liền TQ
Một loạt sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc vốn dùng cốc giấy để đựng đồ ăn, đã bị phát hiện có quá nhiều chất làm trắng ở bao bì.
Kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy, một số món hàng thực phẩm nổi tiếng của Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia về bao bì bên ngoài. Những người trong cuộc dự đoán, bê bối như vậy là khó tránh trong một thời gian ngắn do thực thi luật pháp lỏng lẻo.
Dong Jinshi, phó chủ tịch Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế cho biết, thử nghiệm trên nhiều loại cốc giấy đựng mì ăn liền và trà sữa cho thấy có quá nhiều chất làm trắng huỳnh quang trong bao bì bên ngoài. Kết luận của ông Dong là dựa trên cuộc khảo sát kéo dài 3 tháng của Hiệp hội, vừa kết thúc tháng này.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành với 84 sản ph ẩm thực phẩm nổi tiếng mua từ các siêu thị địa phương và cửa hàng tiện lợi ở Bắc Kinh, Thượng Hải cũng như ở các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô. Ví dụ, 24 món hàng thực phẩm – 80% tổng số mẫu được lấy ở Bắc Kinh, bị phát hiện dư thừa chất làm trắng huỳnh quang.
Video đang HOT
Nhiều sản phẩm được ưa chuộng đã xuất hiện trên kệ siêu thị từ nhiều năm bị liệt vào danh sách không đạt chuẩn.
Chất làm trắng huỳnh quanh là một dạng hợp chất hữu cơ được dùng để làm trắng giấy nhưng nó có thể gây ung thư nếu người dùng nạp vào người quá mức. “Dù các thực phẩm bên trong đều ổn nhưng người tiêu dùng vẫn có nguy cơ hấp thụ hóa chất khi chạm vào bao bì bên ngoài”.
Tới chiều 10/8, không một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nào liên quan tới cuộc nghiên cứu cho hay, họ dự định rút sản phẩm của mình khỏi các kệ hàng.
Uni-President Enterprises (China) Investment, một công ty sản xuất mỳ ăn liền đã phản bác kết luận nghiên cứu và nói: “mọi cốc giấy chứa mỳ ăn liền đều đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về đóng gói.
Giá giấy thô, phù hợp để đóng gói thực phẩm sau khi chế biến là 10.000 NDT (1.570 USD) một tấn, gần gấp đôi giá giấy tái chế.
Theo VietNamNet
Người Trung Quốc "vơ vét" sữa bột ở nước ngoài
Lo sợ khi chứng kiến hàng loạt vụ bê bối an toàn thực phẩm trong nước, các bậc cha mẹ tại Trung Quốc đua nhau nhập sữa bột từ nước ngoài. Xu hướng này khiến các nguồn cung cấp sữa bột trên toàn cầu bị sụt giảm.
Các gia đình ở Trung Quốc đã đề nghị người thân và bạn bè sinh sống ở nước ngoài gửi sữa bột và thực phẩm trẻ em về nước. Trong khi đó, những người không có họ hàng ở ngoại quốc thì sẵn sàng trả phí vận chuyển để mua và đưa các sản phẩm cho trẻ em về Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện giờ người Trung Quốc ở Anh và Mỹ cho biết, họ ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp để gửi hàng về nhà. Thêm vào đó, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo những nguy cơ của việc nhập khẩu các sản phẩm quốc tế không rõ ràng.
Zhou Ying, sống ở New York, cho hay, cô được nhờ mua sữa mỗi khi về thăm Trung Quốc. "Có lần tôi mua 12 hộp sữa cho một người bạn mới có con. Tôi phải đi tới 5 siêu thị vì mỗi nơi, ví dụ như CVS hoặc Duane Reade chỉ có từ hai đến ba hộp".
Nhu cầu sữa bột ở những thành phố quốc tế lớn nơi có người Trung Quốc sống xa quê là rất cao, do đó, một số nhà bán lẻ bắt đầu áp đặt giới hạn với số lượng hộp sữa mà một khách hàng được phép mua.
Một thương nhân Trung Quốc buôn bán trên mạng chỉ nêu tên là Ukbabee nói, cô có thể bán tới 400 hộp sữa bột một tháng. Người phụ nữ 52 tuổi này là chủ của một trong số 1.500 quầy hàng trên Taobao - chợ trên mạng của Trung Quốc, bán sữa bột nhập khẩu.
Tuy nhiên Ukbabee nói, con gái bà hiện sống ở London cho biết, ngày càng khó kiếm nguồn cung do Tesco và Boots - hai chuỗi siêu thị lớn ở Anh, áp dụng giới hạn với khách mua. "Nguồn cung luôn thiếu. Đôi lúc, con gái tôi phải đi 2 siêu thị chỉ để mua 6 hộp sữa"
Đáp ứng nhu cầu tăng cao, một loạt công ty vận chuyển trên toàn cầu, đặc biệt là Mỹ đã chào mời việc bán và chuyển sữa bột sang Trung Quốc.
Fan, quản lý của công ty chuyển phát nhanh HC ở Flushing - một cộng đồng người Trung Quốc ở New York cho hay, công việc kinh doanh của cô phát triển dần đều kể từ khi mở cửa vào năm 2010. "Chúng tôi cung cấp dịch vụ mua và chuyển sữa bột cho khách hàng Trung Quốc. Họ chỉ cần đặt hàng qua điện thoại và chúng tôi sẽ chuyển hàng. Dù phí vận chuyển tăng nhưng đơn đặt hàng vẫn tăng".
Kevin Tan thuộc công ty chuyển phát nhanh AAE Express Soho, cũng ở Flushing, cho biết, phần lớn đơn đặt hàng của họ là ở Trung Quốc đại lục và là sữa bột.
Theo VietNamNet
Tố thực phẩm bẩn, nhà báo gặp nguy hiểm Người tiêu dùng Trung Quốc liên tục mất niềm tin vào thực phẩm được sản xuất trong nước. Phát hiện được những việc này phải kể đến những vất vả, thậm chí cả sự xả thân vì nghề nghiệp của không ít phóng viên. Thực phẩm bẩn - đếm không xuể Khởi đầu và gây ồn ào nhất là vụ phát hiện bánh...