Nguy hiểm từ chứng bệnh khiến “giọng khàn như vịt”
Bệnh xuất hiện khi bạn nói quá nhiều đấy!
Chào bác sĩ,
Cách đây gần 2 tháng, sau khi la hét và hát karaoke quá nhiều trong chuyến đi dã ngoại với gia đình, em bị đau họng và ho khan kéo dài. Tuy đã uống đủ mọi loại thuốc nhưng cho đến nay bệnh vẫn không khỏi hẳn mà chuyển từ ho sang khàn giọng. Bây giờ em nói không rõ tiếng nữa, cứ sền sệt rất khó nghe, càng cố nói thì lại càng khàn đặc lại và cảm thấy người rất mau mệt. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (gill…@yahoo.com.vn).
Trả lời:
Chào em,
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải chứng hạt xơ dây thanh.
Đây là tình trạng bệnh lý do sử dụng 2 dây thanh quá mức, làm cho chúng bị tổn thương, lâu ngày dẫn tới hạt dây thanh.
Bệnh đặc trưng bởi tổn thương dạng khối nhỏ, đối xứng vị trí 1/3 giữa dây thanh hai bên, chân khối thường rộng. Khi có hạt dây thanh sẽ làm người bệnh phát âm nặng nề, giọng nói ngày càng khàn, hay hụt hơi, nói gắng sức, đau ngực khi nói.
Hạt dây thanh thường xuất hiện ở nữ trẻ hoặc nam độ tuổi vị thành niên, nhất là những người có thói quen nói nhiều, nói to, mắc một số bệnh lý kèm theo như viêm xoang, viêm dạ dày, viêm amidan, sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, tiếng ồn…
Video đang HOT
Khi xác định khàn tiếng do hạt dây thanh thì cần phải phẫu thuật bóc hạt dây thanh, trả lại sự rung động mềm mại của dây thanh.
Sau đó cần tạm ngưng nói, biện pháp này giúp cải thiện chất giọng do giảm phù nề, teo bớt hạt xơ nhưng dường như triệu chứng khàn không rút lui hẳn. Triệu chứng khàn có thể tăng dần ngoại trừ điều chỉnh tần suất và tần số giọng nói cho phù hợp (tức thay đổi thói quen nói lớn, nói nhiều).
Thuốc kháng viêm cũng thường được dùng để giảm sưng, giảm phù nề nhưng không thể giải quyết tận gốc triệu chứng khàn.
Ngoài ra, luyện âm cũng là một trong số những phương pháp hiệu quả để điều trị hạt dây thanh, giúp người bệnh nhận ra tình hình và những thói quen xấu của giọng nói, từ đó tìm ra chiến lược thích hợp cho giọng nói để giảm bớt tác động lên dây thanh.
Tuy nhiên cách này chỉ có hiệu quả khi phát hiện sớm và cần nhiều thời gian, công sức.
Nói tóm lại, kết hợp đa trị liệu bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt và một số thảo dược có tác dụng chống viêm, kháng virut, long đờm, giảm phù nề thì hạt xơ sẽ không thể làm hỏng vĩnh viễn giọng nói trong trẻo của em.
Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời đối với tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo Thanhnien
Những dấu hiệu bất thường phụ nữ không nên bỏ qua
Nếu bạn có những thay đổi đột ngột ở ngực, đầy hơi liên tục, chảy máu khi quan hệ tình dục... thì nên đến bác sĩ vì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh nghiêm trọng.
1. Sự thay đổi ở ngực
Ngay khi bạn nhận thấy ngực to ra nhiều, chênh lệch kích thước giữa 2 bên ngực một cách bất thường, đau tức ở bầu ngực mãi không hết, u cục trong vú, bong da vảy nến, xuất hiện những hạt nhỏ vùng quanh vú, vú đột nhiên chảy nước, núm vú tụt vào trong, cứng không lôi ra được..., bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Không nên chủ quan khi gặp những triệu chứng trên, vì rất có thể bạn đang bị mắc bệnh ung thư vú, một căn bệnh nguy hiểm. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn có những kết quả khả quan khi chữa bệnh.
2. Đầy hơi
Thi thoảng bạn cảm thấy đầy bụng khó tiêu là chuyện hết sức bình thường vì có thể do sự thay đổi về chế độ ăn uống... Tuy nhiên, nếu điều đó lặp lại hàng ngày và liên tục từ 1 đến 2 tuần, bạn chắc chắn phải gặp bác sĩ. Đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư buồng trứng.
Bạn sẽ cảm thấy bụng mình to ra và trương lên, đi tiểu khẩn cấp, đau hoặc khó chịu phần xương chậu, khó tiêu, đầy hơi kéo dài, ăn ít, rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện nhiều mà không giải thích được lý do... Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán ung thư buồng trứng trong vòng 3 tháng kể từ khi người phụ nữ có triệu chứng đầu tiên, nhưng đôi khi có thể mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
3. Chảy máu bất thường
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có vòng kinh kéo dài 28 /- 7 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn nữa tùy theo cơ địa của từng người. Nếu cơ thể đột nhiên thay đổi (không có yếu tố nào tác động) như chảy máu bất thường, hoặc chảy máu kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, xuất hiện cục u cứng ở bụng dưới, đi tiểu liên tục..., bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn. Bởi đó có thể chỉ là bạn bị rối loạn điều hòa hoóc môn, rối loạn nội tiết... không quá nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung.
4. Đau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn cảm thấy đau rát khó chịu khi quan hệ, và điều này lặp lại trong một khoảng thời gian gần nhau, bạn nên đi kiểm tra rõ ràng để tìm hiểu nguyên do vì sao. Có thể bạn bị viêm nhiễm vùng kín, mất cân bằng nội tiết, viêm vùng chậu... hoặc cũng có thể do u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
5. Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng bình thường mỗi khi thay đổi thời tiết, biến đổi tâm trạng hoặc làm việc quá sức... Tuy nhiên nếu chuyện đó diễn ra trong một thời gian dài, bạn nên cẩn trọng. Mệt mỏi thường xảy ra khi ung thư đã tiến triển, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong một số bệnh ung thư khác như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng hoặc dạ dày.
6. Vết đỏ vùng kín
Khi da bạn xuất hiện những nốt đỏ, có thể là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, phát ban... Đó là những biểu hiện khá thông thường. Nhưng nếu những vết đỏ đó nổi mụn, xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng kín, có thể bạn bị dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn hoặc thuốc diệt tinh trùng, nhiều khả năng bạn còn bị nhiễm bệnh về đường sinh dục. Nếu không giải thích được lý do, hãy đến gặp bác sĩ nội khoa để hiểu rõ bệnh tình.
7. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu nhiều lần dù không uống nhiều nước, bạn có thể đã mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, hay nặng hơn nữa là viêm bàng quang.
8. Sụt cân bất thường
Nếu bạn không ăn kiêng mà đột nhiên giảm cân nhanh (khoảng 5 kg/tháng) có thể bạn bị mắc bệnh cường tuyến giáp, đái tháo thường..., thậm chí là cả ung thư. Khi đột nhiên giảm cân không rõ lý do, bạn nên đến bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm.
Theo VNE
Phòng ngừa bệnh lý tim mạch Bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng ở các nước phát triển, đang phát triển. Bệnh tỷ lệ thuận cùng quá trình đô thị hóa, lực lượng lao động trí óc tăng, lối sống công nghiệp ít vận động, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý... Ảnh minh họa: internet Số liệu thống kê tại Mỹ năm 2006 cho thấy,...