Nguy hiểm rình rập từ váy chống nắng khi chị em đi xe máy
Khi lái xe và kể cả người ngồi sau xe máy, chị em cần mặc áo chống nắng phải đúng cách để đảm bảo gọn gàng, và an toàn khi di chuyển.
Thời gian gần đây những hình ảnh về các vụ tai nạn do váy chống nắng của chị em phụ nữ liên tục được chia sẻ, ngoài việc bị quấn váy vào bánh xe, nhiều chị em còn bị chiếc áo kéo tay vào guồng quay của bánh xe.
Những nguy hiểm luôn rình rập chị em mắc váy chống nắng quá dài.
Mới đây, một video về một bạn nữ bị quấn tay vào bánh xe đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho chị em lựa chọn trang phục khi đi xe máy.
Một số ý kiến cho rằng chị em phụ nữ muốn che nắng cũng phải lưu ý lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với việc lái xe để tránh nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông.
Chị Nguyễn Thị Thu Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: “Đi đường gặp những hình ảnh này nhiều lắm, nhiều bạn còn ngồi một bên tà bay phấp phới, mình toàn phải chạy lên nhắc thu gọn tà áo”.
Anh Nguyễn Công Nghĩa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng thắc mắc: “Chị em có đi nắng một chút cũng có sao đâu, nhưng mặc áo chống nắng mà không gọn có khi còn nguy hiểm hơn”.
Trước đó, đã từng không ít trường hợp tai nạn bởi phần vạt áo, váy chống nắng dài lượt thượt quấn vào bánh xe, khiến người lái bị kéo giật lại phía sau, ngã xuống đường và dễ gây tai nạn giao thông.
Dưới thời tiết nắng nóng trên 39 độ C như hiện nay, ngoài việc bảo vệ làn da, các chị em phụ nữ cũng cần lưu ý các loại chống nắng phù hợp. Hiện nay trên thị trường, các loại áo chống nắng được chị em ưa chuộng bởi mức giá rẻ, đồng thời nghĩ rằng “dày là chống nắng tốt”. Một số loại có tới 2 lớp, 3 lớp được bán phổ biến.
Khi đi xe máy, chị em nên lưu trang phục chống nắng gọn gàng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều chị em lại chọn những váy chống nắng dài quá xuống tận bàn chân, hoặc dài hơn. Điều này không chỉ gây vướng víu khi lên xuống xe, hoặc chống chân đợi đèn đỏ (nhất là khi dày cao gót), mà còn có nguy cơ cuốn vào bánh xe.
Chị em cũng cần lưu ý, ác dòng áo chống nắng giá rẻ này cũng kèm theo các vấn đề như không có lựa chọn kích cỡ nên thường xảy ra các tình trạng quá rộng hoặc dài khi mặc vào. Bên cạnh đó, phần băng gai dính cố định váy thường nhanh chóng bị kém hoặc mất tác dụng sau thời gian ngắn sử dụng, khiến váy chống nắng bị bung khi đang lưu thông trên đường, dễ bị cuốn vào bánh sau.
Vì vậy, khi lái xe và kể cả người ngồi sau xe máy, mặc áo chống nắng phải đúng cách để đảm bảo gọn gàng, và an toàn khi di chuyển.
Đi xe máy về quê dịp Tết cần chuẩn bị gì?
Khác với di chuyển hàng ngày trong phố, điều khiển xe máy về quê yêu cầu người lái phải chuẩn bị kỹ từ phương tiện cho đến bản thân để đảm bảo chuyến đi diễn ra an toàn.
Hầu hết người dân ở cạnh các thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội thường chọn xe máy là phương tiện di chuyển về nhà dịp Tết. Ưu điểm của việc đi bằng xe máy là chủ động được thời gian, dễ di chuyển khi xảy ra ùn tắc. Đặc biệt, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cũng khiến cho người dân e ngại việc di chuyển về quê bằng phương tiện công cộng.
Không giống với việc điều khiển xe máy hàng ngày để đi làm hay đi học, sử dụng xe máy để về quê yêu cầu người lái phải kiểm tra phương tiện kỹ càng hơn cũng như tự trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết để tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.
Kiểm tra phương tiện
Những chuyến hành trình về quê bằng xe máy thường kéo dài nhiều giờ liền, bỏ qua việc kiểm tra phương tiện trước khi di chuyển sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Những hạng mục cần kiểm tra trước khi xuất phát gồm dầu động cơ, hệ thống phanh, đèn, còi và lốp.
Má phanh mòn quá mức khiến cho lực phanh bị giảm và gây hư hỏng đĩa phanh.
Dầu động cơ không chỉ có tác dụng bôi trơn các chi tiết máy, nó còn đóng vai trò là hệ thống giải nhiệt của xe bên cạnh làm mát bằng không khí hoặc dung dịch. Người dùng cần cân nhắc thay thế dầu mới nếu dầu trong xe đã sử dụng quá lâu để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và không bị quá nhiệt.
Đối với lốp xe, cần thay thế nếu thấy lốp đã mòn đến vạch chỉ thị độ mòn. Ngoài ra, để áp suất lốp theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng giúp cho chuyến đi trở nên thoải mái hơn và hạn chế được tình trạng nổ lốp do quá nhiệt. Mức áp suất lốp khuyến nghị thường được dán ở khu vực yếm trước hoặc bên trong hộc chứa đồ.
Cần bơm lốp theo đúng áp suất được khuyến nghị.
Hệ thống phanh, đèn và còi có thể được kiểm tra bằng cách quan sát. Độ mòn của má phanh có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường nếu là loại phanh đĩa, trong khi phanh đùm có thể được kiểm tra thông qua vạch chỉ thị gắn phía ngoài.
Trang bị bảo hộ cho bản thân
Hầu hết người Việt chưa thật sự quan tâm đến vấn đề trang bị bảo hộ an toàn cho bản thân khi lưu thông trên đường. Người ngồi trên xe máy khi xảy ra va chạm dễ gặp chấn thương hơn do không có các hệ thống bảo vệ bị động như trên ôtô.
Khi di chuyển xa, cần trang bị tối thiểu mũ bảo hiểm 3/4 hoặc fullface. Mũ bảo hiểm nửa đầu chỉ bảo vệ được phần đỉnh đầu, trong khi đó mũ 3/4 hoặc fullface có khả năng bảo vệ toàn bộ phần đầu như mặt hoặc phía sau gáy.
Bên cạnh mũ bảo hiểm, đeo găng tay và mang giày kín mũi cũng là việc nên làm khi chạy xe. Đối với lưu thông trên đường thông thường, có thể lựa chọn loại găng tay vải để cảm nhận ống ga tốt hơn, đồng thời cho cảm giác dễ chịu. Về phần giày, tốt nhất nên lựa những mẫu giày cao cổ để bảo vệ mắt cá chân tốt hơn.
Nếu có thể, hãy mặc áo và quần có giáp để tăng khả năng bảo vệ khi xảy ra sự cố. Nhược điểm của áo giáp và quần giáp là có khối lượng tương đối nặng và tạo cảm giác nóng bức khi di chuyển ở tốc độ chậm. Nếu không thích mặc áo giáp và quần giáp, người dùng có thể cân nhắc đến loại bảo hộ dạng rời dành cho khuỷu tay và đầu gối, tuy nhiên khả năng bảo vệ sẽ không cao.
Phân bổ thời gian di chuyển hợp lý
Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định về thời gian tối đa người điều khiển xe máy có thể di chuyển liên tục, tuy nhiên người lái cần nghỉ ngơi sau khoảng 2-3 tiếng để lấy lại năng lượng, đồng thời giúp động cơ xe không bị quá nhiệt.
Dừng xe liên tục để nghỉ ngơi cũng khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Để tránh tình trạng này, người lái có thể nghỉ ngơi tại các trạm xăng trong lúc đổ thêm nhiên liệu cho phương tiện.
Di chuyển về quê dịp Tết chắc chắn không tránh khỏi việc xảy ra ùn tắc. Nếu đoạn đường kẹt xe quá dài, người lái có thể tìm chỗ tạm dừng cho đến khi mật độ lưu thông giảm hoặc tìm lộ trình thay thế.
Chuẩn bị hành lý và sức khỏe
Nên ngủ đủ vào ngày trước khi xuất phát để có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho chuyến đi dài. Mang theo nước uống và đồ ăn để sử dụng trên đường.
Đồ đạc chằng buộc trên xe cần gọn gàng, chắc chắn, không ảnh hưởng tới tầm nhìn cũng như sự cơ động của tay lái.
Cuối cùng là chạy xe đúng tốc độ và luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Cách bảo dưỡng xe máy khi đi phượt Đi phượt bằng xe máy là xu hướng của các giới trẻ năng động hiện nay. Cách chuẩn bị, bảo dưỡng chiếc xe máy của mình cho chuyến đi an toàn chưa? Bạn phải thật sự hiểu rõ về chiếc xe mình sử dụng cho hành trình như thế nào, đặc biệt là những bạn mới đi lần đầu, ít kinh nghiệm. Bảo...