Nguy hiểm rình rập khi xóa hình xăm
Hiện nay, xăm hình là 1 xu thế đã và đang trở nên rất “hot”, nhiều người đổ xô đi xăm những hình yêu thích lên cơ thể mình, trái lại một số người tìm đủ mọi cách xóa hình xăm.
Việc xóa hình xăm có thể ảnh hưởng tới tế bào da, cấu trúc da.
Việc xóa hình xăm rất dễ để lại sẹo trên cơ thể. Trong quá trình xóa hình, thợ xăm sẽ sử dụng máy móc liên quan cùng các chất hóa học để thực hiện xóa trên vùng da đang xăm. Các chất hóa học khi tiếp xúc trực tiếp trên làn da có thể bào mòn và dẫn tới nhiễm trùng da. Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ như giãn nở mạch máu làm xuất hiện những đốm hồng li ti, rậm lông, teo da, phát ban, trứng cá, rối loạn sắc tố da, sạm da…
Hình minh họa
Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc xóa xăm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng trên da, nặng hơn sẽ có thể dẫn đến vùng da xóa xăm bị viêm và hoại tử.
Chưa kể, nếu bạn thực hiện việc xóa hình xăm tại các cơ sở kém chất lượng, không có điều kiện để tiệt trùng, sát khuẩn dụng cụ xóa xăm. Điều này có nguy cơ làm lây lan các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B,…
Thủ thuật xóa hình xăm có thể phải tốn nhiều tiền, nhưng không phải lúc nào hình xăm cũng được xóa thành công hay mang đến kết quả như ý muốn.
Vì vậy, trước khi quyết định xóa hình xăm trên cơ thể, bạn cần lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện việc xóa hình xăm. Đồng thời, đi đến các cơ sở chuyên khám và chăm sóc da liễu để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tránh những rủi ro không đáng có về sau.
Video đang HOT
Mẹo chăm sóc da cho những nàng thường xuyên bơi lội
Ghi nhớ những lời khuyên chăm sóc da trước và sau khi bơi được các chuyên gia khuyến nghị dưới đây sẽ giúp bạn tránh các tác dụng phụ đối với sức khỏe làn da.
Mùa hè là thời gian lý tưởng để bơi lội, nhưng đừng quên clo có trong bể bơi có thể gây khó chịu cho da của bạn. Tiếp xúc quá nhiều với clo có thể làm khô da và gây kích ứng, ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đi bơi đồng thời bảo vệ làn da của mình.
Trong bài một đăng trên Instagram gần đây, tiến sĩ Jaishree Sharad - bác sĩ da liễu nổi tiếng Ấn Độ, đã chia sẻ một số mẹo chăm sóc da cơ bản nhưng hiệu quả mà mọi người nên áp dụng trước khi xuống bể bơi và sau khi ra khỏi bể bơi.
Clo có trong bể bơi có thể gây khó chịu cho da của bạn.
M ột số vấn đề về da do nước bể bơi gây ra
- Da khô: Một trong những vấn đề về da phổ biến đứng đầu danh sách này là da khô. Da của bạn có thể bị khô, kích ứng, thậm chí ngứa. Da khô cũng có thể góp phần gây lão hóa.
- Phát ban: Khi bạn tiếp xúc với clo trong thời gian dài, nó có thể làm cho da bạn bị ngứa, dẫn đến phát ban. Phát ban có thể xuất hiện trên bất kỳ ai do nhạy cảm với hóa chất.
- Bỏng: Bơi nhiều giờ trong hồ bơi, đặc biệt là vào mùa hè, cũng có thể khiến da bạn bị cháy nắng. Tuy nhiên, nó có thể được ngăn chặn một cách dễ dàng bằng cách tuân theo quy trình chăm sóc da trước và sau khi bơi.
Bơi nhiều giờ trong hồ bơi, đặc biệt là vào mùa hè, cũng có thể khiến da bạn bị cháy nắng.
1. Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm thực sự rất cần thiết nếu bạn muốn giảm tác động của nước bơi lên da. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi đi bơi không chỉ ngăn ngừa tình trạng khô da mà còn tạo ra một lớp bảo vệ trên da. Tiến sĩ Sharad gợi ý: 'Nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa dimethicone, glycerin, dầu, hoặc petrolatum trước và sau khi bơi'.
2. Đừng quên kem chống nắng
Hãy chắc chắn rằng bạn thoa kem chống nắng sau khi thoa kem dưỡng ẩm trên da. Tiến sĩ Sharad khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng không thấm nước ít nhất 20 phút trước khi xuống hồ bơi. Ngoài ra, hãy bôi lại sau 2 giờ. Bạn nên tìm loại kem chống nắng gốc nước để nó không bị trôi trong nước hồ bơi.
Hãy chắc chắn rằng bạn thoa kem chống nắng sau khi thoa kem dưỡng ẩm trên da.
3 . Mũ bơi
Trong khi chăm sóc da, đừng quên bảo vệ tóc. Đừng bước vào hồ bơi mà không đội một chiếc mũ bơi vừa vặn. Nó cũng sẽ giúp bạn tránh được những sợi tóc lòa xòa trên mặt trong lúc bơi.
4. Đi tắm
Sau khi bơi, hãy tắm ngay để rửa sạch clo trên da. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt và sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch da trước khi tắm.
Bạn nên tránh bơi trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
5. Dưỡng ẩm để chăm sóc da
Sau khi tắm, đừng bỏ qua các bước chăm sóc da cơ bản. Clo ở trên da càng lâu, thì lỗ chân lông của bạn càng bị tổn hại. Vì vậy, sử dụng sữa rửa mặt dưỡng ẩm từ nhẹ đến dịu nhẹ hoặc sữa tắm để rửa sạch hóa chất trong hồ bơi sẽ giúp khôi phục độ cân bằng pH trên da của bạn.
Sau khi tắm sạch, bước tiếp theo trong thói quen chăm sóc da sau khi bơi của bạn là thoa lại kem dưỡng ẩm để phục hồi độ ẩm cho da. Nếu bạn dự định tiếp tục tận hưởng một ngày thư giãn dưới ánh nắng mặt trời và bơi lội bên hồ bơi, hãy đảm bảo bạn thoa kem chống tia cực tím và kem dưỡng ẩm.
Tiến sĩ Sharad cũng khuyên rằng bạn nên tránh bơi trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thời gian tốt nhất để bơi là sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn. Theo giới chuyên gia, thói quen chăm sóc da sau khi bơi lội là điều bắt buộc để giữ cho làn da của bạn luôn tươi sáng và không bị tổn thương trong suốt mùa hè. Nếu không có thói quen chăm sóc da tại bể bơi đúng cách, clo và ánh nắng mặt trời có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng.
Thay đổi tiêu chí chọn kem dưỡng, bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ trên làn da Làn da từ tuổi 25 trở đi luôn tồn tại nhiều hơn một vấn đề. Do đó, việc tìm được một loại kem dưỡng phù hợp cũng trở thành nỗi trăn trở của không ít chị em. Dù muốn hay không, giai đoạn sau tuổi 25 cũng là lúc quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra. Cấu trúc da bị suy giảm,...