Nguy hiểm khi ăn tôm không đúng cách
Tôm nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn tôm sai cách sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Những người không nên ăn tôm
Người bị dị ứng
Không nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ).
Những người bị dị ứng không nên ăn tôm.
Người bị gout
Người bị gout không nên ăn tôm mà còn không nên ăn hải sản vì sẽ gây đau nhức, khiến các xương khớp ngày càng xưng to.
Đau mắt đỏ
Tôm đều không tốt cho người đau mắt đỏ. Ăn tôm sẽ khiến mắt trở nên nặng hơn. Ngoài ra, một chế độ ăn hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa sẽ khiến bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi hơn.
Bị ho
Ăn tôm khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của tôm. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Video đang HOT
Lưu ý khi ăn tôm
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
Tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Không ăn tôm đã chết: Với tôm nếu ăn phải những con chết sẽ gây dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, trong khi acid béo không bão hòa chứa bên trong có thể dễ dàng bị oxy hóa.
Không uống trà sau khi ăn tôm vì trà cũng chứa nhiều tannin.
Theo Khoevadep
Làm gì khi ở gần người đau mắt đỏ?
Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Lê Xuân Thủy (Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) về cách phòng bệnh đau mắt đỏ và cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng bệnh
Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Cụ thể như sau:
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện...
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.
Theo ANTĐ
Những biến chứng đáng sợ của đau mắt đỏ Hiện dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh trong cộng đồng nhưng nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng bệnh tự khỏi, đã dẫn đến những biến chứng khó lường. Bệnh đau mắt đỏ nếu gặp phải vi rút adenovirut có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có sự liên kết của nhiều bộ phận như viêm kết mạc ở mắt,...