Nguy hiểm chết người từ bệnh dại
100% các ca dại nhập viện muộn tử vong. Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại còn tăng lên, bởi người dân chủ quan trong phòng bệnh và sai lầm khi điều trị bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng khoa học.
Nhiều ca bệnh không kịp cứu
Ảnh chỉ có tính minh họa – Ảnh: Shutterstock
Ông N.V (42 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội) mới đây vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng vật vã, sợ gió, sợ nước. Khoảng 2 tháng trước nhập viện, ông V. có đi tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn vào mặt. Nhưng sau tiêm 1 tháng, nhà ông lại có chó bệnh nên ông đã giết thịt và ăn. Khoảng hơn 3 tuần sau khi ăn, ông V. bị sốt, mệt mỏi, sau đó xuất hiện các triệu chứng mắc dại phải nhập viện. Trường hợp của ông V. nhiễm vi rút dại gây viêm não kích thích tăng nhạy cảm, nên bệnh nhân rất sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước; thậm chí uống nước cũng bị đau do co thắt họng. Những trường hợp như thế này, chẩn đoán bệnh nhân có thể tử vong vì bị co thắt hầu họng (thít họng).
Một trường hợp mắc dại khác nhập viện gần đây là bệnh nhân nam N.V.S (42 tuổi, ở Vĩnh Phúc). Bệnh nhân được xác định mắc bệnh dại nhưng không thể nhớ chính xác nguồn gây nhiễm, bởi vì trong vòng 2 – 3 năm qua bệnh nhân đã bị chó cắn vài lần. Lần gần nhất cách thời điểm nhập viện khoảng 3 – 4 tháng.
Khác với bệnh dại thể viêm não kích thích gây tình trạng hoảng hốt, lo sợ, vật vã, bệnh nhân bị dại cũng có thể mắc dại thể liệt: liệt chân, tay rồi liệt toàn thân, tử vong. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho biết từ đầu năm đến nay đã có 7 trường hợp mắc dại nhập viện. Bệnh nhân đến từ Hà Nội và các tỉnh phía bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên. Các trường hợp này đều vào viện khi đã muộn nên không thể cứu được.
Cảnh giác với cả chó con
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp lưu ý, sai lầm thường gặp nhất ở những ca tử vong do bệnh dại là người bị cắn không theo dõi chó và bản thân cũng không đi tiêm phòng. Ngoài ra, nhiều người còn tin dùng các loại thuốc của thầy lang theo mách bảo, bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học khiến bệnh trở nặng dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Bác sĩ lưu ý đặc biệt cẩn trọng khi bị chó chạy hoang cắn, vì không thể theo dõi chó. Thường chó bị bệnh sẽ có biểu hiện chạy lung tung, cắn người đi đường. Cũng không nên chủ quan với chó nhà nuôi. “Ngay cả với chó con cũng có thể nhiễm bệnh dại cắn lây cho chủ. Thậm chí nguồn lây này khó phát hiện vì chó con bị nhiễm dại thường nằm một chỗ không chạy lung tung. Biểu hiện bệnh dại không rõ ràng nên chủ nuôi phát hiện được”, bác sĩ lưu ý.
Vi rút dại có trong nước dãi của chó bệnh, xâm nhập cơ thể người qua vết thương, vết xước của người khi bị chó liếm, bị chó cắn, hoặc khi người giết mổ chó bệnh. Việc tiêm phòng dại cho chó, mèo sẽ giúp giảm nguồn lây bệnh cho người.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các ca mắc dại tử vong tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc với 19/22 trường hợp (86%); miền Trung có 3/22 trường hợp (14%), khu vực miền Nam và Tây nguyên chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại. Tất cả các trường hợp tử vong này đều không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn, hoặc đi tiêm muộn.
Xử trí khi bị chó cắn
Sau khi bị chó cắn, cần rửa thật sạch vết thương với nước xà phòng, nước muối 0,9%; sát khuẩn vết thương bằng cồn nhằm tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập. Cần được sự tư vấn của nhân viên y tế, được tiêm phòng và theo dõi sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm nếu bị chó cắn ở vùng đầu – mặt – cổ, đầu chi là nơi có nhiều dây thần kinh. Hiện chưa có loại thuốc nào có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại.
Liên Châu
Theo TNO
Cách xử lý khi bị chó dại cắn
Thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Trong bất kỳ trường hợp nào khi bị chó lạ tấn công, bạn cần phải bình tĩnh và làm theo những lời khuyên sau đây:
Bạn cần đề phòng trước bất kỳ một con chó lạ nào, luôn nhắc nhở mình rằng một con chó không quen biết sẽ dễ cho mình là kẻ xâm nhập hoặc là mối đe dọa.
Không tiếp cận chó lạ
Đừng bao giờ tiếp cận một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt sau hàng rào, trong xe hơi. Đừng vuốt ve con chó - kể cả chó của mình - mà không cho nó nhìn thấy và ngửi bạn trước. Đừng quấy rối khi nó đang ngủ, ăn, gặm đồ chơi hoặc đang chăm sóc con.
Đừng bao giờ quay lưng lại trước mặt con chó và bỏ chạy. Bản năng của chó là săn đuổi nên nếu bạn chạy nó sẽ cố đuổi bắt bạn.
Khi bị chó tấn công
Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy. Bạn hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.
Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ đi lui cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình. Nếu thấy chó vẫn hung năng không chịu buông tha thì cúi xuống nhặt đá, dép hoặc tháo giầy để phòng bị. Động tác này có thể khiến con chó sợ mà bỏ chạy.
Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy ném đá, dép, áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể.
Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im, cố gắng không hét hoặc lăn lộn.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Theo VNE
Những con số giật mình về bệnh dại mùa hè Việt Nam đứng đầu thế giới về số người bị chó dại cắn hàng năm. Vất vả phòng chống Những năm gần đây, hiểm hoa bị chó dại tấn công luôn là nỗi lo của nhiều người. Mặc dù các ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân nhưng thời gian qua, vẫn...