Nguy hiểm “chết người” khi sử dụng mỹ phẩm khử mùi
Nhiều người sử dụng mỹ phẩm khử mùi mà không hề hay biết những nguy cơ gây bệnh từ việc đó.
Mùi cơ thể xuất hiện là do mồ hồi thoát ra kết hợp với vi khuẩn sống trên da. Chất khử mùi cơ thể có chứa các tác nhân khử trùng làm cho da có tính axít hơn khi được bôi lên da, do đó nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong mồ hôi. Các chất khử mùi có chứa antiperspirants giúp ngăn tiết mồ hôi quá nhiều.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất chống đổ mồ hôi có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn ở vùng dưới cánh tay, bởi ở đây có chứa cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn tốt sẽ phá vỡ protein tạo ra axít ít mùi hơn.
Ngược lại, những tuyến mồ hôi sản sinh do căng thẳng, sợ hãi, lo lắng và kích thích tình dục thường gọi là tuyến apocrine ở dưới cánh tay, vùng bẹn và da đầu. Tập thể dục cũng kích thích tuyến mồ hôi này hoạt động, đây là tuyến mồ hôi sản sinh ra mùi, mùi này sản sinh khi vi khuẩn sống trên da, phá vỡ các protein thành phân tử chứa axít chứa mùi hôi.
Việc sử dụng chất chống đổ mồ hôi có thể làm mất cân bằng 2 loại vi khuẩn này, thậm chí khiến cơ thể bạn bốc mùi nhiều hơn.
Hầu hết các mỹ phẩm khử mùi có chứa hóa chất như triclosan và nhôm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu dùng chất khử mùi có chứa nhôm trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều hiệu ứng bệnh trên cơ thể nếu chúng được sử dụng trong thời gian dài. Bao gồm:
Nhiễm trùng da
Bản chất mùi hôi cơ thể không phải là do mồ hôi tiết ra mà là do vi khuẩn. Khi bạn sử dụng mỹ phẩm khử mùi, các thành phần của nó đóng vai trò ngăn sự hoạt động của các vi khuẩn đó. Chất khử mùi có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm hoặc các khối u hoặc u nang dưới cánh tay. Nếu da bị nhiễm trùng hoặc dị ứng thì nên ngưng ngay việc sử dụng mỹ phẩm khử mùi vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Gây phát ban trên da, dị ứng
Trong các loại mỹ phẩm, những sản phẩm có mùi thơm, có khả năng giữ ẩm, làm cho mỹ phẩm không bị khô vì điều kiện thời tiết, nhà sản xuất thường sử dụng hợp chất glycol propylen. Glycol propylen được biết đến là một chất gây kích ứng da và có thể dẫn đến phát ban trên da, gây viêm da, nặng sẽ dẫn tới tổn thương gan, thận.
Ngoài ra glycol propylen còn thúc đẩy quá trình lão hóa da, khô da. Một trong những độc tính của glycol propylen là nó thuộc nhóm chất độc thần kinh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bạn. Tốt nhất nên tránh sử dụng các chất khử mùi có hàm lượng lớn propylene glycol ghi trên nhãn mác.
Gây bệnh Alzheimer
Một trong những thành phần có tác dụng chống tiết mồ hôi là nhôm, và khi xịt lên da, nó ngăn không cho các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi qua da. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã từng khuyến cáo về việc sử dụng nhôm gây ra bệnh Alzheimer bởi qua nghiên cứu các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy, trong não của các bệnh nhân Alzheimer, hàm lượng nhôm cao bất thường. Bên cạnh đó, khi hít phải muối nhôm trong chất khử mùi, chống tiết mồ hôi có thể dẫn đến bệnh hen suyễn .
Ung thư
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào, nhưng các nhà khoa học đã đặt ra nghi vấn về mối liên hệ giữa việc sử dụng chẩt khử mùi chống tiết mồ hôi với căn bệnh ung thư vú. Theo nghiên cứu, trong mỹ phẩm khử mùi chống tiết mồ hôi có thành phần chính là muối aluminium. Chính muối này có tác dụng làm se, giúp lỗ chân lông co lại do đó mồ hôi không thể lên được bề mặt da tiết ra ngoài.
Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh hợp chất muối aluminium (nhôm và muối nhôm) có thể được hấp thụ qua da và gây ra những thay đổi trong các thụ thể estrogen của tế bào tuyến vú. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết con người hấp thu chất này không chỉ qua da, mà còn có thể vào cơ thể qua đường ăn uống.
Sở dĩ nhiều người cho rằng các loại xịt khử mùi, chống tiết mồ hôi là nguyên nhân gây ung thư vú vì chúng ta thường xịt lên bề mặt da, mà aluminium lại hấp thụ qua da, vùng xịt chất khử mùi gần tuyến vú nhất, các tế bào tuyến vú dễ bị ảnh hưởng nhất.
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng về mối liên quan giữa ung thư vú và muối aluminium nhưng điều chắc chắn rằng muối aluminium tác động đến tế bào ở tuyến vú, kể cả tế bào ung thư và tế bào lành của cơ thể. Do đó muối aluminium đang bị nghi là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú.
Làm mất cân bằng nội tiết tố
Paraben có trong mỹ phẩm khử mùi còn ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề sức khỏe như làm cho kinh nguyệt không đều, trẻ em gái sẽ dậy thì sớm. Các loại mỹ phẩm paraben thường có tên như Propylparaben, methylparaben, ethylparaben hoặc butylparaben.
Ngoài ra, paraben còn gây ra bệnh béo phì, loãng xương, hiếm muộn ở nam giới, mãn kinh muộn, tăng nguy cơ ung thư vú….
Theo các chuyên gia, cần cân nhắc khi sử dụng lăn khử mùi một cách hợp lý, tránh lạm dụng hằng ngày để ngăn ngừa mồ hôi và mùi hôi. Bên cạnh đó, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm loại bỏ vi khuẩn, giảm lượng mồ hôi tích tụ trên cơ thể.
Theo Alobacsi
Rước độc tố vào người nếu dùng chất khử mùi sai
Ngay cả một điều bình thường, như việc sử dụng chất khử mùi lăn nách cũng cần hiểu rõ dùng thế nào cho đúng để hiệu quả và không có hại
Sử dụng chất khử mùi không đúng cách sẽ rước độc tố vào người
Làm thế nào để sử dụng chất khử mùi đúng?
1. Lăn nách khử mùi nên được dùng vào ban đêm (trước khi ngủ) để da được khô, trơn nhẵn và khử mùi hôi.
Bởi các tác nhân khử mùi hoạt động cần có thời gian để hấp thụ. Sáng hôm sau, công cụ khử mùi sẽ có tác dụng tốt khi bạn bắt đầu di chuyển và đổ mồ hôi!
2. Không dùng chất khử mùi ngay lập tức sau khi tắm. (Ngay cả khi da được lau khô)
Bạn nên chờ khoảng 10 phút, và sau đó áp dụng các biện pháp khử mùi.
3. Phụ nữ không lạm dụng nhiều chất khử mùi
Không nên lạm dụng công cụ khử mùi và dùng quá nhiều! Khử mùi cho phụ nữ có thể còn gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chất khử mùi có hàm lượng nhôm cao có thể gây ra sự phát triển của bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Lưu ý nên dùng các sản phẩm khử mùi tự nhiên.
4. Không sử dụng chất khử mùi - antiprespirantom trong thể thao hay trước khi đi đến phòng tắm hơi! Hoạt động đổ mồ hôi trong những trường hợp tương tự. Bởi rất có thể sẽ gây ra sự tích tụ các độc tố trong cơ thể.
Theo Báo Ngoisao.vn
Tác hại của việc không tẩy trang khi đi ngủ Bạn thường lười và hay giữ nguyên lớp trang điểm khi đi ngủ? Hay đơn giản là ngủ thiếp trên ghế sofa khi xem bộ phim ưa thích mà quên khuấy mất việc tẩy trang? Tất nhiên, đó đều không hề là những trường hợp hiếm gặp. Bởi có đến 30% phụ nữ thú nhận rằng họ luôn đi ngủ với lớp trang...