Nguy hại từ sơn móng tay
Ngoài ra bạn cũng cần biết thêm là: Các sản phẩm sơn móng tay thường có hàm lượng chì rất cao.
Các sản phẩm được sử dụng trong các tiệm làm móng thường chứa dung môi, các hóa chất khác, có thể có tác động xấu đến sức khỏe của người làm móng cũng như của khách hàng.
Tôi có sở thích và thói quen đến tiệm sơn và làm móng tay móng chân. Tuy nhiên mùi sơn ở tiệm luôn làm tôi khó chịu và thậm chí khó thở. Tôi xin hỏi, nếu hít thở không khí trong tiệm làm móng tay thì có nguy hiểm gì cho sức khỏe không?
Trả lời:
Các sản phẩm được sử dụng trong các tiệm làm móng thường chứa dung môi, các hóa chất khác, do đó có thể có tác động xấu đến sức khỏe của người trực tiếp làm móng cũng như của khách hàng.
Video đang HOT
Nếu thời gian làm móng kéo dài, và để yên tâm hơn bạn có thể đeo khẩu trang hoặc dùng các thiết bị bảo vệ khác để tránh hít phải không khí ở nơi này. (ảnh minh họa)
Nhiều tiệm móng tay còn có các sản phẩm dung môi, có thể phát tán các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và một số các chất ô nhiễm không khí, một số chất độc hại. Các chất này khi bay ra ngoài hòa trộn với không khí thì việc người ở trong môi trường đó hít phải là điều khó tránh khỏi. Những người có tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí độc hại ở một nồng độ nào đó, trong thời gian được coi là đủ lâu rất có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hay ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như vấn đề sinh sản, dị tật bẩm sinh, và bệnh hen suyễn trầm trọng hơn.
Nếu muốn duy trì thói quen và sở thích này, tốt nhất bạn hãy chọn tiệm nào có đầy đủ thông gió. Nếu thời gian làm móng kéo dài, và để yên tâm hơn bạn có thể đeo khẩu trang hoặc dùng các thiết bị bảo vệ khác để tránh hít phải không khí ở nơi này. Không ít nhân viên tại các tiệm làm đẹp đều dùng khẩu trang để tránh độc, vì vậy, chẳng có lý do gì phải ngại khi bạn cũng hỏi cho mình một cái để tự bảo vệ bản thân.
Ngoài ra bạn cũng cần biết thêm là: Các sản phẩm sơn móng tay thường có hàm lượng chì rất cao.
Một cuộc kiểm tra đánh bóng móng tay được bán tại Đài Loan đã tiết lộ rằng phần lớn các sơn móng tay – 67%, là không đúng nhãn và có hơn 2% trong số các các sản phẩm được thử nghiệm có chứa một lượng lớn chì. Tạp chí Người tiêu dùng Đài Loan khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai và trẻ em nên ngừng sử dụng hoàn toàn các sản phẩm sơn móng tay.
Theo PNO
Uống thuốc thì chớ uống rượu
Khi uống thuốc Tây, tốt nhất không dùng rượu, vì rượu có thể chuyển hóa thành chất độc hại khi có thuốc.
Trong Đông y, rượu được dùng làm chất dẫn cho một số loại thuốc khi sử dụng, nhất là các loại như cao trăn, cao khỉ, cao ngựa, cao mèo... nhưng lượng rượu dùng trong các trường hợp này cũng không phải là nhiều.
Còn với các loại thuốc Tây y, nói chung khi dùng thuốc không nên uống rượu, vì rượu (và các thức uống có cồn) sẽ tương tác với thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu lực, có khi thuốc chuyển hóa thành chất độc hại
Đặc biệt chú ý một số loại thuốc sau:
Thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu: Rượu sẽ làm giảm từ 1/3-1/2 hàm lượng thuốc hấp thụ vào huyết tương nếu sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Paracetamol và các thuốc chống lao: Khi sử dụng cùng với rượu làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opim thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ cộng hợp tác dụng trên thần kinh trung ương, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.
Uống rượu khi dùng thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc và có thể gây ức chế thần kinh (ảnh minh họa)
Thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beeta...): Sử dụng thuốc đồng thời uống rượu sẽ gây hạ huyết áp tư thế đứng, gây choáng váng và ngất xỉu. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp nếu uống rượu nhiều và đều đặn sẽ tăng nguy cơ đột quỵ.
Aspirin và salicylat: Tác dụng phối hợp giữa rượu và cá loại thuốc này làm tăng tác dụng phụ của thuốc trên niêm mạc ống tiêu hóa, đặc biệt làm tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.
Thuốc chống đái tháo đường: Rượu tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết, nhưng với tolbuta-mia rượu lại làm giảm tác dụng của thuốc. Với metformin, rượu còn có nguy cơ làm tăng acid lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.
Disulfiram và các chất giống disulfiram:Chất này ức chế sự oxy hóa rượu để hình thành acetaldehy. Khi dùng chất này nếu uống rượu thì sau 5-10 phút sẽ thấy mặt đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai rượu).
Metronidazol: Cũng tác dụng như disul-firam, do đó, bệnh nhân dùng metronidazol không được uống rượu kể cả 48h sau khi ngưng thuốc.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Không nên tắm xà phòng nếu đang mệt mỏi Những lúc cơ thể mệt mỏi, thay vì tắm bằng xà phòng, hãy dùng nước cốt chanh. Nếu bạn bị mệt mỏi mãn tính, không nên rửa hoặc tắm bằng xà phòng. Nguyên nhân là do xà phòng có chứa nhiều kiềm mạnh, khi thâm nhập vào da chúng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi. Còn nếu quen tắm bằng xà phòng...