Nguy cơ viêm thận lupus khi mang thai
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) ảnh hưởng khác nhau đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đợt cấp lupus bùng phát nghiêm trọng xảy ra ở 3% đến 5% phụ nữ có thai vì vậy nên điều trị ổn định 6 tháng trước khi có thai để tránh rủi ro cho cả mẹ và con.
Ảnh minh họa
Xác định kịp thời các bệnh nhân có nguy cơ cao là rất quan trọng để giảm nguy cơ tiến triển bệnh có thể và giảm thiểu bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào.
Đợt cấp lupus gây nên những biểu hiện ngoài thận là phổ biến hơn trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ, trong khi đó thì bệnh thận lupus thường phổ biến hơn trong giai đoạn sau sinh.
Video đang HOT
Chỉ số khối cơ thể cao (BMI) có liên quan đến việc tăng nguy cơ đợt cấp trong 3 tháng cuối của thai kì hoặc sau sinh. Khi có đợt cấp của viêm thận lupus không phải chỉ định để đình chỉ thai nghén ngay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là đáp ứng với điều trị của mẹ.
Một số nghiên cứu đánh giá nguy cơ biến chứng của mẹ bị SLE khi mang thai cho thấy đợt cấp lupus, tăng huyết áp và tiền sản giật là một trong những biến chứng chính. Thai phụ bị viêm thận lupus đã được chẩn đoán trước khi có thai có nguy cơ sinh non cao hơn và khởi phát tiền sản giật sớm hơn so với phụ nữ bị SLE mà không có tổn thương thận. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân mang thai bị SLE và viêm thận lupus là khoảng 1%.
Tim bẩm sinh là một biểu hiện nghiêm trọng của bệnh lupus sơ sinh, với tỷ lệ mắc từ 1% đến 2% sau khi tiếp xúc với kháng thể. Tỷ lệ mắc bệnh này tăng lên 20% nếu đứa trẻ bị bệnh lupus sơ sinh. Do đó, các kháng thể kháng Ro (SSA) và kháng thể kháng LA (SSB) nên được sàng lọc ở những bệnh nhân mang thai bị SLE.
Hội chứng kháng phospholipid (APS) có liên quan đến các biến chứng thai kỳ, bao gồm thai lưu và tăng nguy cơ tiền sản giật có thể chiếm 25% số trường hợp mang thai bị SLE
Như vậy trước khi mang thai những phụ nữ bị SLE nên tiến hành sàng lọc để xác định xem các kháng thể kháng phospholipid (APS) có hay không. Khi đó việc cần điều trị thuốc chống đông sẽ được bác sĩ chỉ định. Nguy cơ hình thành huyết khối tăng trong thai kỳ, bởi vì có tình trạng tăng đông khi mang thai và do cản trở lưu thông tĩnh mạch do tử cung do ra gây chèn ép. Ngoài ra, phụ nữ có tổn thương cầu thận có thể gặp tình trạng protein trong nước tiểu và thường có thể đạt đến các ngưỡng thận hư, điều này cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
Như vậy, bệnh nhân viêm thận lupus cần phải được tư vấn đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa Thận, Sản phụ, Miễn dịch… về việc khi nào nên có thai, dùng thuốc điều trị thế nào, khi nào nên đình chỉ thai nghén… Bệnh nhân mắc SLE nên được điều trị bệnh ổn định ít nhất 6 tháng trước khi muốn có thai.
PGS.TS Đỗ Gia Tuyển (Trưởng khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai)
Chuyên gia hô hấp Trung Quốc cảnh báo: Virus corona có thể lây truyền từ mẹ sang con
Theo chuyên gia, nếu một bà mẹ mang thai được xác định dương tính với coronavirus mới (2019-nCoV) thì em bé sơ sinh của cô cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc - Tân Hoa Xã ngày 2/2 đưa ra cảnh báo "Virus corona có thể lây truyền từ mẹ sang con" từ ông Chen Zhimin, chuyên gia khoa hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng Đại học Chiết Giang.
Theo chuyên gia, nếu một bà mẹ mang thai được xác định dương tính với coronavirus mới (2019-nCoV) thì em bé sơ sinh của cô cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Một em bé đeo khẩu trang ở Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Thêm vào đó, bác sĩ Chen nói thêm rằng, khả năng miễn dịch và đường hô hấp của trẻ em không trưởng thành như của người lớn, vì vậy chúng dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các vấn đề về đường hô hấp.
Tính đến 24h ngày 1/2, tại Trung Quốc đã có 304 trường hợp tử vong. 31 trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng. Hiện tại, có tổng cộng 137.594 người đang được theo dõi y tế.
Tuy nhiên, tin vui là đã có 328 bệnh nhân Trung Quốc được chữa khỏi virus corona và được xuất viện. Những bệnh nhân được xuất viện khi triệu chứng đã giảm bớt, nhiệt độ cơ thể vẫn ở mức bình thường trong ít nhất 3 ngày và xét nghiệm axit nucleic cho thấy kết quả âm tính 2 lần.
Nói về khả năng nhiễm virus corona ở trẻ em, BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, Cố vấn Cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC) cho biết, không thể nói những em bé thường xuyên mắc viêm phổi sẽ dễ nhiễm virus hơn hẳn những em bé khác. Tuy nhiên, phụ huynh hãy quan sát, nếu thấy con mình thường xuyên bị bệnh thì có thể đường hô hấp của bé yếu hơn, thậm chí là cơ địa xuyễn, phụ huynh hãy để ý xem con mình có mắc bệnh lý hô hấp tái đi tái lại hay không... Nếu đúng như vậy, khi chẳng may nhiễm virus corona thì bệnh tình của bé sẽ dễ chuyển biến xấu hơn so với người khác.
Theo Xinhhuanet/baodansinh
Trong thời điểm virus corona diễn biến phức tạp, đây là những lưu ý mẹ bầu cần nhớ để tránh nguy cơ lây nhiễm Trong giai đoạn mang thai, các mẹ cần hết sức lưu ý bảo vệ sức khỏe bản thân, đặc biệt trong thời điểm hiện tại khi nhiều người đã bị lây nhiễm virus corona. Ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với sự lây lan của virus corona bắt nguồn từ Vũ...