Nguy cơ về làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 tại Kitakyushu, Nhật Bản
Thị trưởng của Kitakyushu, Nhật Bản, đang lo lắng về đợt lây nhiễm Covid-19 đang diễn ra tại đây.
Số ca lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong tuần này tại thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, miền nam Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng đột biến, dẫn tới lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại địa phương này.
Nhật Bản đang dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch theo từng giai đoạn để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường.
Phát biểu trong cuộc họp báo mới diễn ra, ông Kenji Kitahashi, Thị trưởng thành phố Kitakyushu bảy tỏ sự lo lắng về đợt lây nhiễm mới đang diễn ra: “Chúng ta đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới. Nếu con số lây nhiễm mới tiếp tục tăng thì chắc chắn Kitakyushu sẽ bị tấn công bởi đợt lây nhiễm thứ 2.”
Ngày hôm qua (27/5), thành phố Kitakyushu ghi nhận 8 ca lây nhiễm mới. Như vậy, chỉ trong 5 ngày – kể từ hôm 23/5, thành phố đã phát hiện 22 ca lây nhiễm mới. Trong khi đó, trong giai đoạn từ cuối tháng 4 tới ngày 22/5, Kitakyushu không phát hiện ca nhiễm mới nào.
Trước mắt để đối phó với tình hình, chính quyền thành phố quyết định tạm thời đóng cửa một lần nữa đối với 43 cơ sở công cộng từ ngày hôm nay cho tới ngày 18/6. Trong đó, lâu đài Kokura, một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng của địa phương, cũng sẽ bị đóng cửa. Lâu đài này vừa mở trở lại lần đầu tiên sau khoảng ba tháng từ ngày 26/5.
Bày tỏ quan điểm về làn sóng lây nhiễm mới, ông Kamon Iizumi, Thống đốc tỉnh Tokushima đồng thời là Chủ tịch hiệp hội thống đốc Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2, thứ 3. Chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cùng lúc với đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, xã hội. Cần phải cân bằng cả 2 vấn đề này”.
Video đang HOT
Ông Iizumi đã hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng phục hồi kinh tế Nishimura và yêu cầu chính phủ hỗ trợ chính quyền địa phương trước các làn sóng lây nhiễm mới. Ông cũng yêu cầu tăng cường hệ thống xét nghiệm PCR đồng thời hỗ trợ hơn nữa cho các cơ sở y tế.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã cử một nhóm chuyên gia tới Fukuoka để theo dõi tình hình, đồng thời xác định con đường lây nhiễm của các ca lây nhiễm mới. Nhật Bản đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc kể từ đầu tuần này đồng thời tiến hành nới lỏng các biện pháp phòng dịch theo từng giai đoạn để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường.
Chơi rắn với TQ, ông Trump đang "cầm dao đằng lưỡi"?
Các động thái chống Trung Quốc gần đây của Tổng thống Donald Trump được tin đang góp phần đẩy nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm về tài chính, giống như ông đang "cầm dao đằng lưỡi".
Theo cây bút bình luận Allan Sloan của tờ Washington Post, đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát của virus corona chủng mới có vẻ là sách lược khôn ngoan giúp Tổng thống Trump ghi điểm chính trị. Song, việc xúc phạm một chủ nợ của Mỹ khi nước này đang phải gánh một khoản nợ khổng lồ nhằm kích thích nền kinh tế lại không phải là một ý tưởng hay.
Tổng thống Donald Trump được tin đang đẩy Mỹ vào tình thế nguy hiểm về tài chính khi tấn công Trung Quốc, chủ nợ lớn thứ hai của nước này. Ảnh: Reuters
Hiếm có ai chọn cách dành nhiều ngày để lăng mạ và tô xấu hình ảnh của một nhà cho vay tiềm năng, khi mình đang thực hiện một chương trình hành động cần vay rất nhiều tiền. Nhưng đó lại là điều chính quyền ông Trump đang làm với Trung Quốc.
Mỹ đang thâm hụt ngân sách nghiêm trọng một phần vì nỗ lực kích thích nền kinh tế và hạn chế thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra cho người dân, các doanh nghiệp và tổ chức trong nước.
Thống kê của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, trong 3 tháng qua, nợ quốc gia của nước này đã tăng vọt thêm tới 2 nghìn tỷ USD, lên mức 25,4 nghìn tỷ USD ở hiện tại và dự kiến sẽ tiếp tục leo thang trong các tháng tới đây.
Nguồn tiền để bù đắp cho các thâm hụt tài chính như trên đến từ đâu? Cho đến nay, câu trả lời là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cơ quan đã tăng việc nắm giữ trái phiếu kho bạc thêm 1,6 nghìn tỷ USD trong 3 tháng qua và đang lấp lỗ hổng thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách tạo ra tiền.
Về lý thuyết, nếu FED tiếp tục làm điều đó, Mỹ sẽ không cần tiền của Trung Quốc, Nhật Bản hay bất kỳ thứ gì khác ngoài các khoản tín dụng FED có thể tạo ra trong bối cảnh khủng hoảng bất thình lình xuất hiện, nhằm mua lại các trái phiếu kho bạc từ các tổ chức từng mua chúng.
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy rằng, phần lớn việc gia tăng nắm giữ trái phiếu kho bạc của FED dường như chỉ là sự kiện mang tính thời vụ, bắt nguồn từ các động thái gần đây của cơ quan này nhằm giải phóng các thị trường tín dụng thay vì một nỗ lực xử lý triệt để thâm hụt ngân sách liên bang. Ngoài ra, việc mua trái phiếu kho bạc của FED cũng đang chậm lại ngay cả khi nhu cầu thêm tiền của Bộ Tài chính đang tăng lên.
Vậy số tiền cần thêm đó sẽ đến từ đâu? Lâu nay, Trung Quốc vẫn là một đối tác lớn chuyên mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Theo các số liệu công khai sẵn có gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nợ Trung Quốc 1,08 nghìn tỷ USD, nhiều thứ 2 sau Nhật Bản (Mỹ hiện nợ Nhật Bản 1,27 nghìn tỷ USD).
Bất chấp việc Trung Quốc là một chủ nợ lớn của Mỹ, giới quan sát đã phát hiện những lí do chính trị khiến Tổng thống Trump và các quan chức dưới quyền công kích Bắc Kinh ngày này qua ngày khác. Trước hết, chính quyền ông Trump cần "kẻ giơ đầu chịu báng" cho tác động thảm họa do dịch Covid-19 gây ra đối với cuộc sống và phúc lợi kinh tế của người Mỹ, cũng như nhằm đẩy lui sự chú ý khỏi các thất bại trong cách ứng phó với cơn khủng hoảng của họ.
Thứ hai, việc bôi xấu "kẻ khác" dường như có ích về mặt chính trị. Điều đó cho phép ông Trump chơi tấn công thay vì phòng thủ và cố gắng tập hợp sự ủng hộ của người dân, bằng tuyên bố rằng ông là người bảo vệ đất nước chống lại "những thế lực nước ngoài xấu xa".
Trong tình thế cam go hiện nay, giới quan sát hồi hộp chờ xem điều gì sẽ xảy ra khi FED đang giảm tốc việc mua trái phiếu kho bạc trong lúc Bộ Tài chính muốn vay nhiều hơn nữa.
Dư luận cũng chờ xem liệu Trung Quốc có tìm cách phản kích ông Trump cũng như làm suy yếu đồng USD (do đó nâng cao vị thế của đồng Nhân dân tệ như một loại tiền dự trữ), bằng cách bán tháo một phần trái phiếu kho bạc Mỹ đang nắm giữ hoặc thông báo chấm dứt chuỗi ngày trợ giúp người Mỹ xử lý thâm hụt tài chính hay không.
Viễn cảnh đó không phải là hành vi tài chính bình thường. Tuy nhiên, theo Sloan, ông Trump và dịch Covid-19 đã khiến đây không phải là khoảng thời gian bình thường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng đang bị coi nhẹ là việc ông Trump cũng như các chính khách cùng đảng Cộng hòa đe dọa hủy thanh toán một phần nợ cho Trung Quốc, nhằm buộc Bắc Kinh phải "trả một phần phí tổn Covid-19 đã gây ra cho Mỹ".
Rất dễ để coi đây là quan điểm chính trị. Song, với tư cách là một chủ cho vay nước ngoài, Trung Quốc chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng khi cho Mỹ vay tiền giữa lúc nước này nằm dưới sự dẫn dắt của một vị tổng thống hành động quả quyết, cai trị bằng sắc lệnh và có thể một ngày nào đó bất ngờ tuyên bố mọi giấy chứng nhận Mỹ vay nợ bất kỳ quốc gia nào khác là vô hiệu.
Trừ khi FED sẽ in thêm hàng nghìn tỷ USD để bù đắp cho các thâm hụt ngân sách (điều mà nhiều người tin chắc chắn sẽ không xảy ra, ít nhất vì nguy cơ lạm phát nghiêm trọng), bằng không Mỹ sẽ cần các nhà cho vay, đặc biệt là các đối tác nước ngoài để giúp lấp đầy các lỗ hổng ngân sách thông qua việc mua lượng lớn trái phiếu lãi suất cực thấp.
Do đó, việc lăng mạ và tô xấu chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ để phục vụ mục đích đấu đá chính trị trong nước chắc chắn không phải là giải pháp hay để ông Trump thoát khỏi tình thế bế tắc hiện tại.
Cái chết thương tâm của bé gái khiến người Nhật "bừng tỉnh" về nạn lạm dụng trẻ em Cái chết của bé gái 5 tuổi Yua Funato ngày 2/3/2018 đã khiến chính phủ Nhật Bản sau đó phải ban hành luật sửa đổi, cấm cha mẹ và người giám hộ phạt con trẻ bằng đòn roi. Vụ bạo hành gia đình mà Yua Funato là nạn nhân của chính cha dượng và mẹ đẻ đã từng khiến cả nước Nhật rúng...