Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã: Ngang nhiên buôn bán chim trời, thú rừng
Thực trạng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã đã diễn ra từ lâu và đang đặt trong tình trạng báo động. Các loài động vật hoang dã trong thiên nhiên đang dần bị tận diệt dưới bàn tay con người.
Với nhu cầu các loại động vật hoang dã tại các thành phố lớn ngày càng nhiều, càng khiến lực lượng săn bắn, bẫy bắt và kinh doanh động vật hoang dã hoạt động rầm rộ hơn.
Tại TPHCM, tình trạng buôn bán các loại động vật hoang dã (ĐVHD) diễn ra ngang nhiên và công khai trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là các khu vực ven thành phố. Thậm chí, có nhiều điểm còn công khai trưng biển buôn bán các loại ĐVHD. Nhiều năm qua, các loại ĐVHD vẫn từ những điểm kinh doanh được chuyển đến các nhà hàng, quán nhậu phục vụ nhu cầu ăn thịt, ngâm rượu của các thực khách.
Tràn lan điểm bán động vật hoang dã
Hiện nay, tình trạng buôn bán các loại chim trời tại TPHCM diễn ra khá sôi động, nhất là tại các khu vực ven đô. Tại xa lộ Hà Nội, đoạn gần cầu Rạch Chiếc (quận Thủ Đức), hoạt động buôn bán các loài chim khá tấp nập. Chỉ đếm sơ qua đã thấy khu vực này có đến gần 20 điểm buôn bán các loại chim trời.
Để thu hút và chiều lòng thượng khách, những người kinh doanh kiêm luôn việc giết mổ, thui vàng ngay giữa đường. Hàng trăm con chim sau khi thui vàng, được đặt lên trên những thùng xốp trắng cùng với tấm biển rao hàng: “Bán chim ốc cao, cu rừng”. Theo ghi nhận của PV, món ăn từ núi rừng bày bán tại đây thu hút khá nhiều thực khách, một số người kinh doanh chỉ mới bày hàng ra trong vòng 1 giờ đồng hồ đã hết hàng. Thế rồi chỉ sau 1 cú điện thoại, nguồn hàng tiếp tục được mang đến để bán tiếp.
Tấp nập buôn bán động vật hoang dã tại xa lộ Hà Nội. Ảnh: Anh Chiến
Ngang nhiên bày bán các loài chim hoang dã tại chân cầu Phú Mỹ (TPHCM). Ảnh: H.A.C
Video đang HOT
Loại chim ốc cao được người bán giới thiệu bẫy từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Long An được bán từ 110.000 – 120.000 đồng/kg (khoảng 3 – 4 con).
Tình trạng buôn bán ĐVHD cũng đang diễn ra ngay dốc cầu Phú Mỹ (quận 7 hướng về quận 2). Sắm vai thực khách đi kiếm mồi nhậu, chúng tôi lân la thì nhận ngay những lời mời chào: “Mua chim chàng nghịch đi anh, chim ngoài thiên nhiên chứ không phải đồ nuôi ở nhà đâu, đảm bảo hàng thật 100%”… Những điểm bán chim rừng tại đây còn chuyên nghiệp và phong phú hơn ở cầu Rạch Chiếc, có loại đã được thui sẵn cho thực khách mua về chế biến món ăn ngay, có loại còn sống được nhốt trong lồng.
Các loài chim được bày bán ngang nhiên với mức giá: Chim cuốc 300.000 đồng/kg, le le 250.000đồng/ kg, chim chàng nghịch 120.000 đồng/kg, cò có 110.000 – 130.000 đồng/kg… Riêng con quốc (cuốc cuốc), người bán cho biết do muốn bẫy được phải tốn nhiều công sức, nên giá khá cao và ít hàng hơn các loại khác. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn mua số lượng lớn cho nhà hàng, một người đàn ông kinh doanh tại đây liền nói: “Anh cần bao nhiêu em cũng đáp ứng được, chỉ cần điện thoại đặt trước số lượng là sáng sớm mai giao hàng ngay”.
Không chỉ chim trời, nhiều loại thú rừng, động vật dưới nước cũng đang được công khai bày bán. Trên xa lộ Hà Nội, ngay dưới chân cầu vượt Cát Lái, quận 2, nhiều tháng qua còn xuất hiện điểm bán ĐVHD ngang nhiên trưng bảng hiệu mà không hề thấy cơ quan chức năng xử lý. Điểm buôn bán ĐVHD nằm gần Trạm y tế phường An Phú, quận 2, bán các loại ĐVHD như rắn bông súng, rắn ri cá, ba ba, rùa, rắn hổ mang, dúi…
Tuy cửa hàng này chỉ treo biển rao bán ba ba sông, rắn bông súng, rắn ri cá, nhưng khi vào bên trong có nhiều loài ĐVHD khác đang được nhốt trong hàng chục chiếc lồng. Thấy 3 con dúi đang nằm trong lồng, chúng tôi hỏi: “3 con dúi này giá bao nhiêu?” – “500.000 đồng/kg, đảm bảo là hàng rừng núi” – bà chủ nhanh nhảu đáp. Trong khi đó, các loại rắn như bông súng, ri cá cũng có giá từ 300.000 đồng/kg trở lên, ba ba sông giá 100.000 đồng/con loại nhỏ… Chúng tôi đang mải hỏi giá thì một người đàn ông mang tới một túi lưới đựng một con rắn hổ mang vện 1,2kg mới bẫy và nhanh chóng được bà chủ mua với giá 600.000 đồng.
Ít được phát hiện và xử lý
Tình hình kinh doanh ĐVHD trên thị trường rầm rộ như vậy, nhưng xem ra các cơ quan chức năng lại ít phát hiện và xử lý. Từ đầu năm đến nay, riêng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM chỉ phát hiện được 8 vụ việc vận chuyển ĐVHD với tổng trọng lượng hơn 200kg. Kỹ sư Nguyễn Hữu Hưng – Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm TPHCM – cho biết: “Trong 546 vụ vi phạm mà Chi cục Kiểm lâm TPHCM phát hiện trong thời gian qua, có 13 vụ nuôi nhốt ĐVHD trái phép, trong đó có 2 trường hợp tái phạm. Số lượng vụ việc phát hiện cũng như số ĐVHD còn sống mà các cơ quan chức năng thu lại được còn quá ít so với số lượng ĐVHD đang được bày bán tràn lan trên thị trường TPHCM.
Lãnh đạo Thảo Cầm viên (TCV) Sài Gòn cho biết, thời gian qua, nơi đây đã tiếp nhận cứu hộ nhiều ĐVHD trong tình trạng bị thương nặng. Như trường hợp 2 con báo lửa được Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng chuyển đến năm 2002 trong tình trạng bị thương ở chân do bị bẫy và bị cắt chân, đến nay 2 con báo lửa này vẫn đang được nuôi dưỡng ở TCV Sài Gòn.
Ngoài ra, các chi cục kiểm lâm TPHCM, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… cũng chuyển đến TCV Sài Gòn nhiều loài ĐVHD như kỳ đà vân, kỳ đà hoa… để cứu hộ. Theo TCV Sài Gòn, những ĐVHD được các nơi chuyển đến để cứu hộ đều có nguồn gốc từ tịch thu do săn bắt, buôn bán bất hợp pháp và đều trong tình trạng bị thương do bẫy bắt hoặc suy kiệt do vận chuyển lâu ngày, đói khát.
Theo Lao Động
Rùng mình cảnh xẻ thịt thú rừng
Cuối mùa lễ hội, cảnh tượng "xẻ" thịt thú rừng tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) lại tiếp tục tái diễn.
Dọc lối vào chùa Thiên Trù, những cửa hàng ăn san sát công khai treo thịt thú rừng, thậm chí còn xẻ thịt thú rừng ngay tại chỗ để phục vụ khách hàng.
Đập vào mắt khách thập phương, những phật tử lòng thành tới lễ bái nơi cửa phật là hình ảnh các con vật bị treo chân, róc xương la liệt. Chỉ cần có người hỏi mua, các chủ cửa hàng sẵn sàng nhiệt tình tư vấn, và mổ thịt tại chỗ theo yêu cầu.
Chùm ảnh ghi nhận về hiện tượng "xẻ" thịt thú rừng tại chùa Hương:
Thú rừng được làm thịt sẵn, treo móc công khai
Những hình ảnh rùng mình nơi cửa phật
Khách tha hồ chọn mua
Thịt thú rừng được bày bán cùng với... rau, chuối
Ngoài thịt sống còn, những "thú khô" cũng được bày bán nhan nhản
"Giết" hươu tại chỗ cho khách tin tưởng
Treo biển bán thịt thú rừng, không quên "An toàn vệ sinh thực phẩm"
Theo Vietnamnet
Cận cảnh đầm Ô Loan thoi thóp Những cư dân sống bên đầm Ô Loan (Tuy An, Phú Yên) mười người thì chín người bảo các loại hải sản trong đầm hiện nay chỉ bằng 1/10 so với 30 năm trước. Nhiều loài đã gần tuyệt chủng như cá lẹp (năm ngoái chỉ bắt được 2 con), đến sò huyết - sản vật quý giá nhất của đầm Ô Loan...