Nguy cơ từ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Trong 2 ngày liên tiếp, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel liên tục lên tiếng hối thúc Trung Quốc làm rõ các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Yêu cầu mới nhất được quan chức cấp cao này đưa ra trong cuộc điều trần chiều 5-2 trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã khiến Biển Đông dậy sóng khi lần đầu tới đây
huấn luyện vào cuối năm 2013
Video đang HOT
Trước đó, yêu cầu tương tự đã được ông Russel nêu ra trong cuộc họp báo ngày 4-2 về các ưu tiên chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong cuộc họp báo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Washington quan ngại trước những diễn biến gần đây tại vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, đặc biệt là những hành động đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền không dựa vào luật pháp và phi ngoại giao.
Trong cuộc điều trần ngày 5-2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ về các yêu sách “đường chín đoạn” bao gồm phần lớn khu vực Biển Đông. Ông Russel nêu rõ hiện đang có những mối quan ngại ngày càng tăng trước yêu sách và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông theo hướng tìm cách kiểm soát khu vực này, cho dù bị các nước láng giềng và cộng đồng thế giới phản đối.
Dù nhắc lại lập trường Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền trên biển ở châu Á, song ông Russel tuyên bố ủng hộ quyền của Philippines đưa vấn đề tranh chấp tại Biển Đông lên tòa án LHQ nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các vấn đề. Ông Russel một lần nữa khẳng định Biển Đông án ngữ các tuyến vận tải đường biển thiết yếu, do vậy với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong khu vực, củng cố quan hệ với các nước trong vùng để bảo đảm an ninh hàng hải.
Việc một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông diễn ra ngay sau khi nước này có một loạt động thái như lập các khu vực hành chính, triển khai quân sự, chiếm cứ các đảo, ra lệnh cho các nước phải xin phép Trung Quốc khi muốn đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông… nhằm hiện thực hóa yêu sách đơn phương “đường lưỡi bò 9 khúc”. Những động thái gây căng thẳng này đã bị nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực phản đối bởi ảnh hưởng tới an ninh của tuyến vận tải biển sống còn trên thế giới.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, đòi hỏi “đánh bắt cá phải xin phép” của Trung Quốc đã “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá của tất cả các quốc gia tại vùng biển quốc tế” được ghi trong Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Philippines nêu rõ động thái này của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng và gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước đó, tại cuộc hội thảo hạ tuần tháng 1 vừa qua ở Đại học Tổng hợp quốc gia St. Peterburg, các chuyên gia hàng đầu về châu Á của Nga cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải quốc tế.
Theo ANTD
Phe đối lập Thái Lan tiếp tục ra yêu sách
Lãnh đạo phe biểu tình, ông Suthep Thaugsuban tối 10-12 tiếp tục gây sức ép đòi Chính phủ của bà Yingluck phải từ chức. Ông Suthep tuyên bố các thành viên trong gia tộc Shinawatra là mục tiêu tiếp theo của cuộc biểu tình, đồng thời cáo buộc bà Yingluck tội "phản quốc". "Tôi đã đề nghị cảnh sát bắt giữ bà Yingluck vì bà không đáp ứng thời hạn chót của chúng tôi", ông Suthep nói.
Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã bác bỏ yêu cầu trên, cho rằng hành động như vậy là trái Hiến pháp. Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài (phe "Áo đỏ") hiện đang tập hợp lực lượng ủng hộ Chính phủ Thái Lan và chống lại các hành động của phe biểu tình vì cho rằng hành động của họ là không dân chủ. Trong khi đó, người đứng đầu quân đội Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha ngày 11-12 tuyên bố, quân đội ủng hộ các giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Theo ANTD
Tìm lối thoát cho khủng hoảng Quyết định của Thủ tướng Yingluck giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới là diễn biến bất ngờ, nhưng liệu đó có phải là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan hay không? Phe đối lập biểu tình đòi Thủ tướng từ chức tại Thủ đô Bangkok hôm 9-12 Phát biểu trên...