Nguy cơ tủ gỗ xuất khẩu bị khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ xuất khẩu của Việt Nam dự kiến vào cuối tháng 5/2022.
Do đó, Cục đã có thông báo gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về cảnh báo Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Cục Phòng vệ thương mại, ngày 27/4/2022 Cục đã nhận được thông tin về việc DOC đã nhận đơn đề nghị điều tra phạm vi sản phẩm (Scope Ruling) và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (Anti-circumvention) với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.
Vì vậy, sản phẩm bị đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại là tủ gỗ có mã HS 9403.40.9060, 9403.60.8081, 8403.90.7080; ngày nộp đơn kiện là 22 tháng 4 năm 2022; nguyên đơn là American Kitchen Cabinet Alliance đại diện cho một số doanh nghiệp sản xuất tủ gỗ của Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với cùng loại sản phẩm trên có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp là từ 13,33% đến 293,45%.
Theo nội dung cáo buộc, trong vụ việc hiện tại, nguyên đơn đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra hai nội dung. Cụ thể, về phạm vi sản phẩm (Scope Ruling), nguyên đơn đề nghị mở rộng lệnh áp thuế hiện tại với Trung Quốc đối với cả tủ gỗ được lắp ráp tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Về chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (Anti-circumvention), trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ kết luận không mở rộng phạm vi sản phẩm, nguyên đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ/bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Cục Phòng vệ thương mại cho hay, trong giai đoạn 2019-2021, sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc, nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ giảm 54% (từ 2,5 xuống còn 1,6 tỷ USD), trong khi đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng tới hơn 130% (từ 1,37 lên 2,7 tỷ USD). Đặc biệt lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng gần gấp 4 lần (từ 232 triệu lên 810 triệu USD).
Dự kiến cuối tháng 5 năm 2022 DOC quyết định khởi xướng điều tra nên Cục Phòng vệ thương mại đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp thành viên và các Hiệp hội liên quan có hoạt động kinh doanh, sản xuất tủ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ nắm thông tin và chuẩn bị ứng phó với vụ việc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra về pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội (Phú Yên). Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là tế bào và mô-đun quang điện làm từ silicon tinh thể (crystalline silicon photovoltaic cells and modules - CSPV), chủ yếu thuộc các mã HS: 8501.71, 8501.72, 8501.80, 8507.20, 8541.42, và 8541.43.
Cũng theo Bộ Công Thương, nguyên đơn Hoa Kỳ cáo buộc các doanh nghiệp Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cụ thể, các doanh nghiệp này bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu ban đầu là tấm silicon từ Trung Quốc, gia công, lắp ráp, "thay đổi không đáng kể" để sản xuất tế bào và mô-đun quang điện xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Hiện mặt hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ 15,85% đến 238,95% và thuế chống trợ cấp từ 11,97% đến 15,24%.
Trước đó, tháng 2 năm 2022, Hoa Kỳ cũng đã gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu (áp dụng cho tất cả các nước) với pin năng lượng mặt trời có mã HS 8541.40.6015 và 8541.40.6025 thêm 4 năm (từ 2022 đến 2026) dưới hình thức hạn ngạch thuế quan với mức thuế áp dụng là 14,75% cho năm đầu tiên và giảm dần mỗi năm 0,25%.
Mặt hàng pin năng lượng mặt trời đã được Bộ Công Thương nhiều lần đưa vào danh sách cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, Bộ cũng đã chủ động liên hệ thông báo để các doanh nghiệp có liên quan nắm bắt tình hình.
Trước tình hình trên, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ theo dõi sát tình hình, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong suốt quá trình của vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Đặc biệt, nếu trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc có thể liên hệ vơi phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài thuộc Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) theo địa chỉ 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại:024 73037898(máy lẻ 106); email: huongttl@moit.gov.vn; ngocny@moit.gov.vn; nganha@moit.gov.vn.
Cảnh báo sớm - giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào quá trình trao đổi thương mại toàn cầu nên việc va chạm về lợi ích của các ngành sản xuất trong nước với thị trường nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cộng với chính sách bảo hộ của một số thị trường...