Nguy cơ Trung Quốc không thể ngăn dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng
Các chuyên gia cảnh báo Trung Quốc vừa phong tỏa 13 thành phố nhưng đã quá muộn, nên khó có thể ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan rộng giữa lúc số người chết tăng lên 41 và hơn 1.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Bệnh nhân ngồi xếp hàng chờ trước một bệnh viện quá tải ở Vũ Hán Reuters
Ít nhất 27 ca nhiễm vi rút corona mới (2019-nCoV) đầu tiên đã được ghi nhận tại ổ dịch thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc “trong tháng 12.2019″, trang The Paper (Trung Quốc) dẫn lời các quan chức ngành y tế giấu tên tiết lộ.
Đến ngày 31.12.2019, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) mới đưa tin chính thức là một nhóm chuyên gia của Ủy ban Y tế Quốc gia đã được cử đến Vũ Hán để “kiểm tra và xác minh thông tin có liên quan”. Còn Ủy ban y tế thuộc chính quyền Vũ Hán lúc đó chỉ thông báo ngắn gọn rằng các bệnh viện đang điều trị “một loạt” bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi lạ và không cung cấp thêm chi tiết.
Khi số người chết cùng trường hợp nhiễm bệnh không ngừng tăng lên và lây lan ra nước ngoài, đến ngày 23.1, chính phủ Trung Quốc mới lần lượt phong tỏa Vũ Hán cùng 12 thành phố khác và gấp rút xây bệnh viện 1.000 giường ở Vũ Hán trong vòng chỉ 10 ngày, theo AFP.
“Quả bom dịch bệnh hẹn giờ”
Giới chuyên gia cho rằng những động thái kể trên của chính phủ Trung Quốc là “quá muộn màng”.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt quá khoảng thời gian vàng trong kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh”, ông Quản Dật, chuyên gia vi sinh học tại Đại học Hồng Kông, nói với AFP.
Chuyên gia Quản chỉ ra rằng một số lượng lớn người dân đã rời khỏi Vũ Hán trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
“Như vậy, kể từ khi có thông tin về bệnh viêm phổi lạ hồi cuối tháng 12.2019, họ có thể đã ủ bệnh trên đường rời khỏi Vũ Hán”, ông Quản nói.
Video đang HOT
“Các triệu chứng mất vài ngày cho đến 14 ngày mới xuất hiện, đủ thời gian cài “quả bom dịch bệnh hẹn giờ”, chờ lúc bùng nổ khắp cả nước và nước ngoài”, theo ông Quản.
Vi rút corona mới (2019-nCoV) thuộc chủng corona vốn gây ra dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Các chuyên gia Trung Quốc xác định loại vi rút mới có khả năng “thích nghi, đột biến, lây lan qua đường hô hấp từ người sang người”, có thể xuất phát từ động vật hoang dã được bày bán tại chợ Hoa Nam ở trung tâm Vũ Hán.
Tìm đủ cách để trốn khỏi vùng dịch
Adam Kamradt-Scott, chuyên gia về an ninh y tế tại Đại học Sydney (Úc), cảnh báo lệnh phong tỏa ở bất kỳ quốc gia nào kéo dài hơn một tuần có nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội.
“Chính quyền Trung Quốc nên ý thức được điều này và giám sát tình hình chặt chẽ để tránh nguy cơ bất ổn xã hội bùng phát”, ông Kamradt-Scott nói.
Một nhân viên kiểm dịch mặc áo chống độc tại chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát tán vi rút corona mới gây bệnh viêm phổi lạ chết người, ở Vũ Hán Ảnh Reuters
Các chuyên gia đồng thời cảnh báo nguy cơ người dân tìm mọi cách trốn thoát khỏi Vũ Hán với dân số 11 triệu người, ngay cả khi Trung Quốc triển khai lực lượng an ninh dày đặc đến đó, chặn đường, đình chỉ tất cả dịch vụ xe lửa, máy bay và giao thông công cộng.
“Những người giàu và có mối quan hệ với quan chức… chắc chắn sẽ tiến hành kế hoạch thoát khỏi thành phố trót lọt”, học giả Dương Tử tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nói với AFP .
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi vì dịch bệnh. Nhưng lần này tôi thật sự rất lo sợ”, chuyên gia Quản chia sẻ.
Chuyên gia Kamradt-Scott đánh giá “chỉ một số ít” quốc gia trên thế giới có thể thực hiện biện pháp cách ly diện rộng “đáng tin cậy” và trong số ít đó là Mỹ.
Biện pháp cách ly xuất hiện ở thành phố Venice (Ý) từ thế kỷ 14. Khi đó, các tàu đến thành phố nếu khởi hành từ cảng có dịch bệnh sẽ bị giữ ngoài khơi trong vòng 40 ngày.
Trong nhiều thế kỷ qua, Mỹ đã áp dụng biện pháp cách ly để chống lại dịch bệnh sốt vàng, các quốc gia châu Âu làm điều tương tự nhằm ngăn chặn sự bùng phát dịch tả. Một số quốc gia Tây Phi đã phong tỏa các thị trấn, ngăn chặn dịch Ebola lan rộng trong vòng 10 năm qua.
Tuy nhiên, để biện pháp cách ly hiệu quả thì nó phải được tiến hành đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời kể từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, theo các chuyên gia.
Theo thanhnien.vn
Sốc: Cha mẹ bỏ hai con lại sân bay vì nghi nhiễm virus corona
Trong cơn hoảng loạn vì virus corona ở Trung Quốc, một cặp vợ chồng đã "bỏ rơi hai con bị ốm, sốt" tại sân bay Nam Kinh.
Hai đứa trẻ bị bỏ lại sân bay sau khi cậu bé bị sốt nghi nhiễm virus corona.
Vụ việc đang được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Hai đứa trẻ một trai một gái được cho là đã dừng chuyến bay tại sân bay quốc tế Nam Kinh ở phía đông tỉnh Giang Tô vì cậu bé bị sốt. Những bức ảnh gây sốc đã xuất hiện ở Trung Quốc cho thấy hai đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi vì lo ngại rằng chúng bị nhiễm virus corona gây chết người.
Cặp vợ chồng đã bỏ lại đứa con trai và con gái nhỏ của họ tại sân bay Nam Kinh ở tỉnh miền đông Giang Tô sau khi chúng bị dừng lên máy bay vì cậu bé bị sốt.
Các nhân viên hàng không và các hành khách khác đã bị sốc khi cha mẹ thông báo lên máy bay mà không có con cái, để con nhỏ ngồi một mình trong nhà ga.
Những đứa trẻ cuối cùng đã được cho phép lên máy bay sau một thời gian trì hoãn và gia đình đã được đoàn tụ.
Vụ việc kinh hoàng ở Nam Kinh được đưa ra ánh sáng khi một blogger đăng ảnh trẻ em lên trang mạng xã hội Weibo. Họ tuyên bố cặp vợ chồng đang gây ra một thảm cảnh tại sân bay quốc tế Nam Kinh Lukou sau khi một trong những đứa con của họ bị ngăn không cho bay vì bị sốt.
Một trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng cho thấy hai đứa trẻ ngồi trên ghế một mình trong phòng nội trú.
Theo tin tức buổi tối Yangzi có trụ sở tại Nam Kinh, vụ việc xảy ra vào tối thứ Tư. Gia đình đang cố gắng bay từ Nam Kinh đến miền trung Hồ Nam trên chuyến bay MF8040 của hãng hàng không Hạ Môn.
"Có vẻ như nhiệt độ cơ thể của cậu bé là 38,5C", một nhân chứng nói với tờ báo.
"Công ty hàng không không cho phép cậu bé lên máy bay, nhưng bố mẹ của những đứa trẻ không đồng ý. Cặp vợ chồng chặn cổng khởi hành, khăng khăng rằng con cái của họ đã được cho qua.
Nhưng sau gần hai giờ hỗn loạn - trong thời gian đó cảnh sát được gọi - những người lớn lên máy bay mà không có con của họ.
Chính quyền sân bay sau đó cho biết những đứa trẻ cuối cùng đã được phép lên máy bay và được sắp xếp để ngồi ở phía trước của cabin.
Một số hành khách được cho là lo lắng về việc bay cùng cậu bé bị bệnh, và chuyến bay kéo dài hai giờ đã bị trì hoãn hơn ba giờ.Virus coronavirus gây chết người ở châu Á dễ lây lan hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây và có thể lây lan chỉ bằng cách hắt hơi.
Một số địa điểm du lịch bao gồm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và Thượng Hải Disneyland đã bị đóng cửa trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh này.
Số ca mắc bệnh thực sự có thể cao hơn nhiều so với báo cáo, với một chuyên gia người Anh tuyên bố gần 10.000 người có thể bị nhiễm coronavirus.
Ít nhất 26 người đã chết vì virus corona, với khoảng 830 người bị nhiễm bệnh chỉ riêng ở Trung Quốc. Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm sốt, ho và khó thở.
Kiểm tra sức khỏe chặt chẽ được thực hiện tại các trung tâm giao thông trên khắp Trung Quốc, và ít nhất 30 triệu người tại 14 thành phố bao gồm Vũ Hán và Hoàng Cương, đang được kiểm dịch.
Theo danviet.vn
Virus corona lan tới châu Âu, Nam Á và Australia Tính tới sáng 25/1, Trung Quốc đã cho phong tỏa 13 thành phố để ngăn chặn virus corona trong khi nạn nhân virus này đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, Nam Á và Australia. Tổng cộng khoảng 41 triệu dân Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa này, theo AFP. Pháp đã xác nhận có ba trường hợp nhiễm...