Nguy cơ “trắng tay” từ tài sản thế chấp đồng sở hữu
Sổ hộ khẩu vẫn được coi là căn cứ pháp lý để quản lý hành chính về số lượng nhân khẩu, dù hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định.
Ngân hàng “lờ” đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật
Do đó, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn từ những hợp đồng thế chấp nhà đất nếu “lờ” đi yếu tố “đồng sở hữu”tại sổ hộ khẩu.
Hầu hết nhà băng sẽ ưu ái cấp tín dụng có tài sản đảm bảo và bất động sản là ưu tiên hàng đầu khi nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, dạng tài sản đảm bảo này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bất động sản đồng sở hữu. Hoạt động xét xử tại tòa án cho thấy, nhiều hợp đồng thế chấp đứng trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Ngân hàng viện dẫn nhiều lý do mong có thể thu hồi vốn, song khó được chấp thuận.
Vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra mới đây mà nguyên đơn là một ngân hàng thương mại chờ xem xét ở giai đoạn phúc thẩm là minh chứng. Do bị tòa cấp sơ thẩm tuyên vô hiệu 3 hợp đồng thế chấp (gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc hộ gia đình), nhà băng này đã kháng án để đòi nợ số tiền hơn 13 tỷ đồng. Trong trường hợp bị đơn không trả được nợ, ngân hàng đề nghị được xử lý toàn bộ số tài sản thế chấp nêu trên.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã nhận định, tuy không có văn bản pháp luật nào quy định sổ hộ khẩu là căn cứ xác định số lượng thành viên trong hộ, song hiện nay, sổ hộ khẩu vẫn là một loại căn cứ pháp lý đang được áp dụng thống nhất trong cả nước để quản lý hành chính nhằm xác định số lượng hộ gia đình, cũng như các thành viên trong hộ. Con cái được khai sinh nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình đúng thủ tục hành chính đương nhiên là thành viên của hộ gia đình đó. Do vậy, việc ngân hàng “lờ” đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật.
Trong khi đó, lập luận của ngân hàng trong đơn kháng cáo thể hiện sự trái chiều.
Ngân hàng cho rằng, giấy cho tặng thể hiện chủ sở hữu được thừa kế quyền sử dụng đất từ đời cha mẹ và không đề cập tới thế hệ sau (tức là đời con cái). Căn cứ vào cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này là việc tặng, cho tài sản. Ngân hàng mặc nhiên rút ra kết luận, nhà đất trên không phải là tài sản đồng sở hữu. Do đó, khi ký hợp đồng thế chấp, ngân hàng bỏ qua những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Trong hợp đồng khác, ngân hàng cũng khẳng định, dựa vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, những người trong hộ gia đình không phải là đồng sở hữu đối với tài sản.
Trong một vụ việc tương tự, ngân hàng đã không đưa người vợ vào hợp đồng thế chấp, dẫn đến hợp đồng không được tòa án chấp thuận. Bản án bị trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
Video đang HOT
Khái niệm “hộ gia đình” đã được nêu chi tiết trong Bộ luật Dân sự. Đó là, các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 109, Bộ luật Dân sự cũng quy định, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Tại Điều 16, Quy định 217 của Ngân hàng Nhà nước, tài sản thế chấp thuộc sở hữu của nhiều người (từ 2 người trở lên) phải được cam kết bằng văn bản của những người đồng sở hữu đồng ý giao cho người đại diện vay vốn và ký hợp đồng thế chấp. Tài sản thế chấp của hộ gia đình phải có cam kết của những thành viên đồng sở hữu trong gia đình.
Ngân hàng phải đánh giá, kiểm định để xác định số lượng, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký hợp đồng.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lỗi thẩm định, chủ nợ lâm "thế bí"
Cẩu thả trong khâu thẩm định, thậm chí "phớt lờ" tính pháp lý của tài sản đảm bảo, dẫn đến hợp đồng thế chấp có khả năng bị tuyên vô hiệu. Rủi ro này khiến chủ nợ là ngân hàng lâm vào "thế bí".
Tài sản đảm bảo chính là "phao cứu sinh" của ngân hàng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng tín dụng, nên không thể thẩm định lơ là
Đã có rất nhiều vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có nguyên nhân xuất phát từ khâu thẩm định. Hậu quả của việc thẩm định cẩu thả, thậm chí "lờ" đi tính pháp lý của tài sản đảm bảo khiến hợp đồng thế chấp có khả năng bị tuyên vô hiệu. Đối với ngân hàng, đây là rủi ro lớn bởi ngân hàng sẽ chẳng biết "bấu víu" vào đâu khi mà "phao cứu sinh" cuối cùng là tài sản đảm bảo đã nằm ngoài tầm với.
Vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa một ngân hàng và CTCP Sản xuất thương mại bao bì Hùng Vân (Công ty Hùng Vân) mới đây là một ví dụ. Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa quyết định hủy bản án sơ thẩm tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và Công ty Hùng Vân. Quyết định không chỉ khiến vụ án bị kéo dài thời gian, mà còn cho thấy "lỗ hổng" lớn trong khâu thẩm định của ngân hàng này.
Được biết, cuối năm 2011, ông Trần Trung Hùng, Giám đốc Công ty Hùng Vân ký với ngân hàng hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng số tiền là 12 tỷ đồng theo 4 khế ước nhận nợ. Thời hạn trả nợ là 5 tháng, mức lãi suất thỏa thuận của từng khế ước dao động từ 20,5- 22%/năm.
Ông Hùng đã thế chấp 3 tài sản gồm: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất diện tích 54,5m2 tại xã Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) của gia đình; quyền sử dụng đất và tài sản trên đất diện tích 380m2 của hộ gia đình ông Trần Hữu Minh; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với thửa đất diện tích 172m2 tại quận Cầu Giấy do ông Nguyễn Công Điều đứng tên.
Sau khi nhận tiền giải ngân, Công ty Hùng Vân đã sử dụng để thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, Công ty Hùng Vân không thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. Kể từ khi vay, ông Hùng mới trả được 1,2 tỷ đồng tiền lãi.
Sau nhiều lần đôn đốc nợ bất thành, ngân hàng quyết định khởi kiện Công ty Hùng Vân ra tòa đề nghị thanh toán toàn bộ nợ gốc là 12 tỷ đồng, lãi tạm tính đến ngày 14/1/2015 là hơn 5 tỷ đồng (gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt do chậm trả) và tiền phạt do vi phạm hợp đồng và 240 triệu đồng.
Phía bị đơn mong muốn được trả dần nợ gốc trong 5 năm, giảm mức lãi suất trong hạn, miễn lãi quá hạn và tiền phạt. Tuy nhiên, đề nghị này không được ngân hàng đồng ý.
Giải quyết tại cấp sơ thẩm, Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm chấp nhận yêu cầu đòi nợ 12 tỷ đồng, xử lý 1 phần tài sản đảm bảo và bác bỏ đề nghị phát mại 2 khối tài sản là nhà, đất của hộ gia đình ông Trần Hữu Minh và Nguyễn Công Điều. Đồng thời, không chấp nhận lãi phạt do chậm trả và tiền phạt vi phạm hợp đồng.
Chính vì 2 vấn đề trên mà ngân hàng kháng cáo bản án sơ thẩm.
Đối chiếu với nhiều trường hợp khác, vấn đề mấu chốt trong vụ án này là "kẽ hở" trong thế chấp tài sản. Cơ quan công tố đã chỉ ra rằng, lỗi xuất phát từ chính khâu thẩm định của ngân hàng.
Trong 3 tài sản đảm bảo thì có 2 tài sản là hộ gia đình ông Trần Hữu Minh và Nguyễn Công Điều có tính chất pháp lý ràng buộc.
Tại thời điểm thế chấp, vợ ông Nguyễn Công Điều không hề hay biết và không được ký vào hợp đồng. Trong khi theo Luật Hôn nhân gia đình, nhà đất này là tài sản chung của hai người, nên vợ ông Điều cũng phải có trách nhiệm liên đới.
Tương tự, vào năm 2007, thửa đất của ông Trần Hữu Minh đã được chuyển nhượng một phần cho người khác xây nhà kiên cố trên đó.
Để bảo vệ quyền lợi, ngân hàng đã xuất trình giấy tờ đề năm 2012 với nội dung vợ ông Điều cam đoan tài sản đem thế chấp là tài sản riêng và ông Điều có quyền định đoạt mà không cần hỏi ý kiến của bà.
Về thửa đất còn lại, ngân hàng cho rằng, hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên chưa hoàn tất nên không được pháp luật bảo vệ.
Song những lập luận trên của ngân hàng đều không được chấp thuận. Bởi lẽ, ngân hàng không chứng minh được chữ ký của vợ ông Điều trong giấy cam đoan. Còn thửa đất của hộ ông Trần Hữu Minh, tài liệu hồ sơ thể hiện bên nhận chuyển nhượng đã xây nhà và chuyển hộ khẩu.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử nhận định, ngân hàng không làm hết trách nhiệm khi lập hợp đồng thế chấp. Để đảm bảo giải quyết vụ án triệt để, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội quyết định hủy án sơ thẩm để giám định chữ ký của vợ ông Điều. Đồng thời, xem xét việc tuyên vô hiệu hợp đồng của hộ gia đình của ông Trần Hữu Minh là vô hiệu một phần hay toàn bộ.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đủ căn cứ xác định người lái xe vi phạm Chiều 1-3, phóng viên đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Viết Chức Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CAQ Long Biên, Hà Nội xung quanh vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên phố Ái Mộ, phường Bồ Đề. Nguyễn Quang Vinh khai nhận hành vi phạm tội tại CQĐT Mới đi vài trăm mét đã gây tai nạn Đó chính là Nguyễn...