Nguy cơ trạm vũ trụ Trung Quốc dội “mưa lửa” xuống Trái đất
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc đã mất khả năng kiểm soát và có thể dội “mưa lửa” xuống Trái đất, theo các nhà khoa học.
Trạm vũ trụ Trung Quốc có thể dội “mưa lửa” xuống Trái đất.
Theo Daily Star, Trung Quốc mất quyền kiểm soát trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn vào năm ngoái. Trạm vũ trụ này dự kiến sẽ rơi trở lại Trái đất vào đầu năm 2018.
Trung Quốc chỉ mới thông báo hồi tháng 9 năm nay rằng, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 sẽ sớm rơi xuống Trái đất.
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cùng 13 cơ quan khác trên thế giới đang theo dõi sát sao Thiên Cung 1 để đưa ra dự báo chính xác vị trí trạm vũ trụ Trung Quốc rơi xuống Trái đất.
Video đang HOT
Nhưng trước đó, các mảnh vỡ từ Thiên Cung 1 có thể tạo ra “mưa lửa” dội xuống nhiều quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Bulgaria và Hy Lạp, Holger Krag, trưởng phòng Mảnh vụn vũ trụ của ESA nói.
Ông Krag nói “sự cố không thể tránh khỏi này sẽ xảy ra trong khoảng từ tháng Một đến tháng Ba năm 2018. Tất cả các mảnh vỡ sẽ rơi xuống trong phạm vị từ 43 độ vĩ Bắc đến 43 độ Nam.
“Các dự đoán về thời điểm và nơi trạm vũ trụ Thiên Cung 1 trở về Trái đất hiện vẫn chưa chắc chắn. Kể cả ngay trước thời điểm nó rơi xuống, chúng tôi cũng không chắc về vị trí của Thiên Cung 1″, ông Krag nói thêm.
Đầu tháng này, nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell đến từ Đại học Harvard cho biết, trạm vũ trụ Trung Quốc đang dần rời khỏi quỹ đạo tiêu chuẩn. Những mảnh vỡ đáng sợ nặng tới 100kg của của trạm vũ trụ này sẽ bốc cháy ngùn ngụt khi rơi xuống bầu khí quyển.
Cho đến nay, chưa từng có mảnh vỡ vệ tinh nào rơi xuống Trái đất gây chết người, các nhà khoa học ở ESA nói.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc dài 12 mét, đường kính 3,3 mét và nặng 8.506kg. Nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 2013 và trở nên mất khả năng kiểm soát vào năm 2016.
Tháng 9.2016, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ mang trạm Thiên Cung 2 đóng vai trò thay thế.
Theo Danviet
Trung Quốc phóng trạm vũ trụ thứ hai vào quỹ đạo Trái Đất
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 của Trung Quốc bay vào quỹ đạo Trái Đất và chuẩn bị thực hiện những thí nghiệm quan trọng về sự sống.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 rời khỏi bệ phóng. Ảnh: BBC.
Trạm Thiên Cung 2 khởi hành từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ vào khoảng 22 giờ hôm qua theo giờ địa phương. Trong tháng tới, hai phi hành gia sẽ bay lên trạm để nghiên cứu trong 30 ngày, theo BBC.
Đây là sứ mệnh nối tiếp dự án trạm vũ trụ Thiên Cung 1 bay vào quỹ đạo Trái Đất năm 2011. Thiên Cung 2 sẽ đóng vai trò như một phòng thí nghiệm trong không gian, nhằm chuẩn bị cho trạm vũ trụ thường trực có người ở mà Trung Quốc dự kiến đưa vào hoạt động năm 2020. Thiên Cung 2 dài 15 m và có thể ghép nối với các tàu khác.
Xem trạm vũ trụ Thiên Cung 2 bay vào không gian
Sau khi lên trạm vào tháng tới, hai phi hành gia sẽ thực hiện các dự án nghiên cứu về liên lạc lượng tử, bức xạ tia gamma, thủy động lực học và sự phát triển của thực vật trong không gian.
Trung Quốc xếp khám phá vũ trụ vào ưu tiên hàng đầu của quốc gia, trở thành nước thứ ba trên thế giới đưa người vào không gian sau Liên Xô và Mỹ. Kế hoạch dài hạn của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 và lên sao Hỏa năm 2050.
Theo VnExpress
Trạm vũ trụ TQ có thể rơi xuống Trái đất không kiểm soát Một số chuyên gia lo ngại trạm không gian của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào. Thiên Cung 1 đã trở thành trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc sau khi nó được đưa lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2013. Cho đến nay, nó đã nhiều lần ghép nối thành công với tàu vũ...