Nguy cơ tính toán sai lầm ở biên giới Ấn – Trung
Những tính toán sai lầm nhỏ trên dãy Himalaya có thể khiến New Delhi và Bắc Kinh sa vào xung đột lớn, cựu cố vấn an ninh Ấn Độ cảnh báo.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần ẩu đả từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6. 20 lính Ấn Độ thiệt mạng trong vụ đụng độ này, phía Trung Quốc cũng chịu nhiều thương vong, song không công bố chi tiết.
Hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng, đồng thời thảo luận việc rút bớt lực lượng tăng viện cho khu vực biên giới. Tuy nhiên, trên thực địa, tình hình vẫn rất căng thẳng, khi không bên nào chịu nhượng bộ và rút lực lượng trước.
Một cuộc xô xát được cho là đã nổ ra và kéo dài ba tiếng hôm 7/9 ở gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), đóng vai trò như biên giới giữa hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc sau đó cáo buộc lẫn nhau đã nổ súng chỉ thiên trong vụ đụng độ, vi phạm thỏa thuận không nổ súng ở LAC.
“Tôi nhận ra rằng những tính toán sơ sẩy nhỏ có thể dẫn đến sai lầm lớn”, Mayankodu Kelath Narayanan, cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, nói với CNBC ngày 9/9. “Tôi cho rằng giới tinh hoa Ấn Độ ít nhiều hiểu biết về điều này, song không rõ liệu giới chức Trung Quốc có hoàn toàn nắm được hay không”.
Narayanan cảnh báo Ấn Độ và Trung Quốc đang trong tình huống “tiềm ẩn nhiều rủi ro”. “Chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn trước mắt”, Narayanan nói.
Video đang HOT
Lính Trung Quốc và Ấn Độ diễn tập chung tại thao trường ở bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Trong vụ đụng độ hôm 7/9, Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố các binh sĩ Trung Quốc cố gắng áp sát một tiền đồn của Ấn Độ dọc theo đường LAC và “bắn một vài phát súng chỉ thiên để thị uy”. Phía Ấn Độ khẳng định binh sĩ nước này không vượt qua LAC hay thực hiện hành vi gây hấn đối với lực lượng Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác cáo buộc và cho biết lính Ấn Độ “vượt biên bất hợp pháp” và “ngang nhiên nổ súng đe dọa lính biên phòng Trung Quốc đang tiếp cận họ”. Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ “dừng ngay các hành động nguy hiểm”, “điều tra và trừng phạt nghiêm khắc binh sĩ đã nổ súng”.
Narayanan nhận định do các binh sĩ hai bên chiến tuyến đóng quân không xa nhau, “một vụ bắn nhầm chết người có thể làm leo thang nghiêm trọng căng thẳng” và có thể gây ra xung đột lớn hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước cùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ và Trung Quốc năm 1996 đạt được thỏa thuận không nổ súng ở khu vực biên giới trên vùng núi cao phía tây Himalaya để tránh xung đột quân sự toàn diện, song không có cơ chế thực hiện mang tính ràng buộc. Quân đội Ấn Độ đã cho phép các sĩ quan chỉ huy ở biên giới được ra lệnh nổ súng khi cần thiết sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6.
Chính phủ Ấn Độ ngày 31/8 cáo buộc Trung Quốc triển khai “các hoạt động quân sự khiêu khích” ba tháng sau khi “quân đội Trung Quốc sáp nhập 60 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh”.
Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cho biết lực lượng nước này ẩu đả ba tiếng với binh sĩ Trung Quốc tại thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh hôm 28/8. Một tiểu đoàn đặc nhiệm Ấn Độ nhận lệnh trả đũa và chiếm một doanh trại của Trung Quốc trên ngọn đồi quanh hồ Pangong Tso vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên trong cuộc họp báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc quân đội nước này vượt qua LAC, biên giới thực tế giữa với Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Trump muốn giúp giải quyết tranh chấp biên giới Ấn - Trung
Trump nói Mỹ rất sẵn lòng giúp giải quyết tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc về biên giới chạy qua phía tây dãy Himalaya.
Trả lời trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đang nói chuyện với cả hai nước Ấn - Trung về những điều họ có thể làm để giúp xoa dịu tình hình.
"Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì, chúng tôi rất sẵn lòng tham gia và hỗ trợ", ông chủ Nhà Trắng khẳng định.
Trump cho biết tình hình Ấn - Trung "rất tồi tệ", thêm rằng hai nước đang tiến hành các động thái mạnh mẽ hơn nhiều người biết. Kể từ sau cuộc đụng độ hồi tháng 6, khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã triển khai lực lượng bổ sung dọc biên giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 4/9. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ từng đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc, song Trung Quốc khẳng định không cần bên thứ ba làm trung gian, trong khi Ấn Độ cũng tỏ ra lạnh nhạt với ý tưởng này.
Căng thẳng biên giới Ấn - Trung trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc đụng độ hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan. Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cuối tháng qua tiết lộ binh sĩ nước này và Trung Quốc đã tiếp tục ẩu đả suốt ba tiếng tại khu vực tranh chấp hôm 29/8.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng 6. Đồ họa: SCMP.
Binh sĩ hai nước nhiều lần ẩu đả tại khu vực biên giới trong những năm qua song không sử dụng vũ khí hoặc nổ súng. Sau vụ đụng độ, quan chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán nhằm hạ nhiệt tình hình biên giới, tránh làm nổ ra xung đột.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là vẫn triển khai nhiều khí tài lên khu vực biên giới như tiêm kích, trực thăng quân sự, radar cảnh giới, tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác. Cả hai nước đều không bình luận về thông tin trên.
Mỹ hy vọng giải pháp hòa bình đối với bất đồng biên giới Ấn - Trung Tuyên bố của Mỹ đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm các quy tắc tại khu vực biên giới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ bất đồng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ hy vọng hai bên giải...