Nguy cơ tái phát ung thư do ăn uống
Các bệnh nhân nạp nhiều carbohydrate và đường – ở dạng sucrose, fructose, lactose và maltose – ở thời điểm trước khi điều trị ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn.
Nên ăn những thực phẩm lành mạnh-SHUTTERSTOCK
Nạp nhiều đường và carbohydrate (có trong bánh kẹo, nước ngọt…) trước khi điều trị ung thư vùng cổ và đầu có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư cũng như tử vong ở các bệnh nhân, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Cancer.
Các bệnh nhân nạp nhiều carbohydrate và đường – ở dạng sucrose, fructose, lactose và maltose – ở thời điểm trước khi điều trị ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu Anna E.Arthur thuộc Đại học Illinois (Mỹ) cho biết ăn một lượng vừa phải chất béo và thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và đậu sau khi điều trị giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát và tử vong ở bệnh nhân.
Video đang HOT
Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Amy M.Goss tại Đại học Alabama (Mỹ), giải thích thêm: “Kết quả của chúng tôi cùng với nhiều nghiên cứu khác trước đây cho thấy chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư”.
Theo thanhnien.vn
Tử vong vì tai biến y khoa sau chụp mạch não
Nữ bệnh nhân 38 tuổi đã tử vong trưa 20-4 tại Bệnh viện Việt Đức sau hơn một tháng điều trị trong tình trạng hôn mê vì tai biến y khoa sau chụp mạch não.
Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - chồng bệnh nhân ngụ tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, bà L.T.P, 38 tuổi đã đến Bệnh viện Việt Đức chụp mạch não hôm 15-3, trong tình trạng tỉnh táo, nhanh nhẹn, tự đi lại được.
Bốn ngày trước đó, bác sĩ chẩn đoán bà P. có hai túi phình mạch não và tư vấn chuyển bảo hiểm lên để xử lý.
Khoảng 9h ngày 15-3 sau khi được chụp mạch não, bà P. có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, đau; 20 phút tiếp sau đó có các dấu hiệu: không cử động được tay chân, chạm vào không có cảm giác, buồn nôn... Đến 13h cùng ngày, bệnh nhân mất vận động.
Các bác sĩ nghi túi phình mạch bị vỡ trong lúc chụp dẫn đến liệt và chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ não; kết quả không phát hiện bất thường, nhưng hai ngày sau đó sức khỏe bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu.
Theo trình bày của gia đình, biên bản làm việc giữa bệnh viện và gia đình, có sự tham dự của ông Đồng Văn Hệ - Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nhận định "đây là một tai nạn nghề nghiệp không mong muốn, bệnh viện sẽ làm mọi cách cứu chữa bệnh nhân kể cả tốn kém và phải đợi 2-3 tuần mới hồi phục được".
Tuy nhiên đến ngày 9-4, sức khỏe của bà P. không cải thiện, sốt cao liên tục, chân tay teo lại, phía bệnh viện lại yêu cầu gia đình đóng 40 triệu đồng viện phí nhưng gia đình không chấp thuận, đến ngày 20-4 thì bệnh nhân tử vong.
Ông Tuấn cho hay trước khi bệnh viện đưa bệnh nhân vào chụp mạch đã không giải thích về nguy cơ trong quá trình chụp, gia đình cũng không được yêu cầu ký cam kết gì về tính mạng bệnh nhân.
Người thân của bà P. cũng cho rằng bệnh viện chưa hợp tác để giải thích thỏa đáng cho gia đình, kể cả sau khi bà P. tử vong vào trưa 20-4.
Theo thông tin từ bệnh viện, chiều 20-4, Bệnh viện Việt Đức đã tiếp tục họp bàn để trả lời cho gia đình bệnh nhân. Tuy nhiên trong cuộc gặp trưa 20-4 với gia đình, bệnh viện cho rằng họ chưa tìm ra căn nguyên dẫn đến bệnh nhân P. liệt và tử vong sau chụp mạch.
Người thân bệnh nhân P. cũng đã mời luật sư Nguyễn Thị Huế, đoàn Luật sư Hà Nội vào cuộc.
Luật sư Huế cho hay ngay trong ngày 20-4 bà đã gửi đơn đến Công an thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai biến của bệnh nhân P., đồng thời yêu cầu bệnh viện bồi thường cho gia đình bệnh nhân.
Theo tuoitre.vn
Các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng Ban đầu chỉ là các dấu hiệu rối loạn lưu thông ruột, táo bón, hoặc ỉa chảy... kéo dài, đừng nên chủ quan. Khi thêm các triệu chứng bất ngờ sụt cân (thậm chí 5 - 10kg trong vòng 2 - 4 tháng), đi ngoài ra máu... hãy khẩn trương đến viện bởi đó có thể là những dấu hiệu ung thư đại...