‘Nguy cơ tái bùng dịch nếu chủ quan trong bình thường mới’
Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ tái bùng dịch, khuyến cáo người dân tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc khỏi Covid-19 vẫn cần tuân thủ 5K khi ra đường.
Đánh giá sơ bộ sau ba ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 18 tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/10, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cho biết, đại bộ phận người dân rất phấn khởi, nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất trở lại tạo không khí nhộn nhịp, tập nập. Tuy nhiên, một số người dân thực hiện chưa nghiêm như 5K, như tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, có tình trạng buôn bán hàng rong, tham gia lưu thông khi chưa đủ điều kiện (không có thẻ xanh vaccine hoặc đã khỏi Covid-19).
“Đây là bình thường mới trong điều kiện kiểm soát dịch, bà con đừng nghĩ đã bình thường rồi mà cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không được chủ quan”, ông Hải nói.
Mua bán đông đúc tại một khu chợ tự phát phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, chiều 4/10. Ảnh: Lê Cầm
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, việc tập trung đông người tại các chợ tự phát hay siêu thị như hiện nay là điều rất đáng lo ngại với ngành y tế. Hiện nay TP HCM vẫn còn khoảng 4-5% người trên 18 tuổi chưa tiêm vaccine phòng Covid-19. Ngoài ra, người đã tiêm một mũi vaccine được bảo vệ trước nguy cơ trở nặng, song không có nghĩa sẽ miễn nhiễm hay không thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, việc tụ tập đông người, không tuân thủ đúng thông điệp 5K có thể sẽ phá vỡ nỗ lực chống dịch từ trước đến nay.
Bác sĩ Hùng cho rằng không phải khi thành phố mở cửa thích ứng an toàn với dịch thì người dân ùa ra đường, muốn hoạt động bình thường ngay mà phải giãn cách từng bước, tuân thủ 5K chặt chẽ, một trong những yếu tố quan trọng là phải giữ khoảng cách phù hợp. Ông dẫn chứng, tại một số tiểu bang ở Mỹ nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao trên 70% thì nguy cơ dịch bùng, số ca nhiễm tăng cao khi người dân không tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch.
Video đang HOT
Theo chuyên gia, hoạt động của chợ tự phát rất khó quản lý, do đó cần có phương án để kiểm soát, trước mắt nên ưu tiên cho siêu thị, chợ truyền thống hoạt động trước. Đối với chợ truyền thống chỉ nên cho mở cửa buôn bán mặt hàng thiết yếu trước, các mặt hàng chưa thiết yếu nên để sau, khi tỷ lệ vaccine bao phủ đủ và tình hình dịch được kiểm soát tốt hơn thì mở cửa dần.
“Mọi biện pháp nới lỏng để phục vụ kinh tế, do đó người dân cần tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của Bộ Y tế, tuân thủ nguyên tắc 5K chặt chẽ để vừa có thể phát triển kinh tế mà vừa kiểm soát dịch bệnh tốt, tránh trường hợp đợt dịch sau bùng phát mạnh hơn đợt dịch trước”, bác sĩ Hùng nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các siêu thị – với không gian tương đối rộng rãi nhưng khép kín, nhiều sản phẩm, lại sử dụng điều hòa – là môi trường có nguy cơ phát tán, lây nhiễm Covid-19 khi có F0. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, người dân khi đi siêu thị cần tuyệt đối tuân thủ 5K và nên thực hiện phương án “một cung đường, hai điểm đến”, tức là chỉ đi từ nhà tới chợ hoặc siêu thị, hạn chế tối đa việc “tạt ngang rẽ dọc”. Đặc biệt, người dân chỉ nên đến siêu thị khi bản thân đã tiêm đủ hai mũi vaccine, trong đó mũi thứ hai phải đủ ít nhất 14 ngày, hoặc đã khỏi Covid-19, cách ly đủ 14 ngày sau khi xuất viện.
Bên cạnh đó, các siêu thị cũng cần kiểm soát sát sao an toàn phòng chống dịch đối với chính nhân viên của mình (tiêm vaccine đầy đủ), khách hàng đủ điều kiện mới được vào siêu thị. Bác sĩ Tiến khuyến cáo các siêu thị nên khử khuẩn tối thiểu mỗi ngày hai lần, nhất là khu vực thang máy, quầy thu ngân… Người có trách nhiệm giám sát công việc này phải luôn nhắc nhở nhân viên tuân thủ quy định an toàn.
Bác sĩ Tiến lưu ý, dù thành phố đã mở cửa siêu thị, trung tâm thương mại, một số điểm nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, bảo tàng…, phụ huynh chưa nên cho trẻ ra ngoài nhiều lúc này. Bởi trẻ em vẫn chưa được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, miễn dịch cộng đồng ở thành phố vẫn chưa đạt được, trẻ rất dễ bị lây nhiễm. Thêm nữa, sau khi từ siêu thị, chợ về nhà, phụ huynh phải rửa tay, khử khuẩn kỹ trước khi tiếp xúc với trẻ, tốt nhất là duy trì đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn khi chăm sóc, tránh lây nhiễm chéo Covid-19 sang con trẻ.
TP HCM mở cửa trở lại trong bối cảnh bình thường mới, từ ngày 1/10. Các chính sách đi lại, hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đang từng bước được mở theo lộ trình.
4 ngày thực hiện Chỉ thị 18, Công an TP.HCM kiểm soát 547.000 xe, phạt 588 người
Qua 4 ngày thực hiện Chỉ thị 18, Công an TP.HCM đã kiểm tra khoảng 547.000 phương tiện với 233.196 lượt người.
Chiều 4-10, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch COVID-19, Thượng tá Trần Thanh Giang, Phó trưởng phòng tham mưu (PV01) Công an TP.HCM, cho biết qua 4 ngày thực hiện Chỉ thị 18, Công an TP đã kiểm tra khoảng 547.000 phương tiện với 233.196 lượt người.
Qua đó, lập biên bản xử lý 588 trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch với hơn 1,2 tỉ đồng.
Thượng tá Trần Thanh Giang, Phó trưởng phòng tham mưu (PV01) Công an TP.HCM trả lời tại họp báo. Ảnh: TÁ LÂM
Trong đó có 120 trường hợp lưu thông trên đường chưa đảm bảo các điều kiện ra đường của Chỉ thị 18 như chưa tiêm vaccine mũi 1 đủ ngày.
Việc này được kiểm tra thông qua các tổ tuần tra đột xuất, 12 chốt kiểm soát cấp TP ở cửa ngõ và 39 chốt quận, huyện giáp ranh với các tỉnh.
Thượng tá Giang cũng thông tin, việc lập các tổ tuần tra công khai của Công an TP đã dừng ngẫu nhiên các phương tiện trên đường, để kiểm tra việc phòng chống dịch.
Cụ thể, Chỉ thị 18 đã quy định rõ khi tham gia giao thông thì người dân phải có mã QR khai báo di chuyển của app VNEID và mã QR có lịch sử tiêm chủng. Nếu không có mã QR thì phải xuất trình giấy chứng nhận F0 khỏi bệnh 180 ngày hoặc giấy tiêm vaccine mũi 1 ít nhất 14 ngày; đồng thời có giấy tờ chứng minh đúng tên tuổi.
Đáng chú ý, Thượng tá Giang khẳng định trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng có thể xử phạt các vi phạm phòng chống dịch tại Điều 12, Điều 14, Nghị định 117/2020 quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế.
Thượng tá Giang phân tích đối với nhóm hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như không đeo khẩu trang, không đảm bảo giãn cách sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Còn khoản 2, điều 14 cũng quy định việc không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 5-10 triệu, đối với cá nhân.
Về việc hỗ trợ người dân đi qua TP.HCM về các tỉnh miền Tây và miền Đông, Công an TP đã hỗ trợ khoảng 10.000 lượt người vào ngày 1-10 và khoảng 24.000 lượt người vào ngày 2 và ngày 3-10.
Cũng trong hai ngày 2 và ngày 3-10, Công an TP ghi nhận có hơn 8.000 người dân TP.HCM, còn lại khoảng là người dân các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An... di chuyển qua TP.HCM để về quê.
Thượng tá Trần Thanh Giang khẳng định, công an ở các cửa ngõ TP hỗ trợ dẫn đường cho người dân về quê, đảm bảo người dân di chuyển thành đoàn, không xé lẻ.
TP HCM thiếu lao động Các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP HCM đang thiếu nhiều công nhân do lao động ở các đơn vị này giảm khoảng một nửa so với giai đoạn trước ngày 1/10. Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa...