Nguy cơ sảy thai từ những cú ngã và tai nạn giao thông mà bà bầu cần biết
Sự thật là không chỉ có các vụ tai nạn, bản thân việc người mẹ mang thai đã tiềm ẩn nguy cơ trượt ngã và sảy thai.
Đêm ngày 13/6, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trên đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Một người đàn ông điều khiển xe máy trong tình trạng say rượu đã đâm phải 2 vợ chồng đang đi bộ sang đường.
Hậu quả của vụ tai nạn khiến người vợ đang mang thai ở tuần thứ 32 bị sảy. Sự việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tuy nhiên, đó là một lời cảnh tỉnh cho các bà mẹ mang thai, bởi các tai nạn trượt ngã hoặc tai nạn giao thông có thể xảy ra với họ bất cứ lúc nào.
1. Những cú ngã trong giai đoạn sớm của thai kỳ
Nhìn chung, một cú ngã trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ không dẫn đến sảy thai. Ở giai đoạn này, tử cung nằm thấp trong khung xương chậu của người mẹ và được bảo vệ rất tốt. Do vị trí của tử cung và kích thước của thai nhi còn nhỏ, ngay cả một cú ngã cầu thang hoặc chấn thương tương tự cũng khó có thể làm tổn thương em bé.
Tất nhiên, nguy cơ sảy thai cũng còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn. Ví dụ, nếu người mẹ gặp tai nạn giao thông gây ra nguy cơ bị vỡ nhau thai (nơi niêm mạc nhau thai tách ra khỏi tử cung). Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nguy cơ sảy thai vẫn rất nhỏ. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai của các vụ tai nạn giao thông ít nghiêm trọng chỉ là khoảng 5%.
Ngược lại, các vụ tai nạn nghiêm trọng hơn gây ra tỷ lệ sảy thai khá cao, từ 40 đến 50%. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các vụ sảy thai cũng thường xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ hơn là ba tháng đầu.
2. Những cú ngã trong giai đoạn sau của thai kỳ
Video đang HOT
Sau tam cá nguyệt đầu tiên, nghĩa là sau 3 tháng đầu mang thai, tử cung của người mẹ sẽ phát triển đến một kích thước lớn hơn. Chỉ riêng điều kiện này đã làm tăng nguy cơ tổn thương nhau thai hoặc sảy thai nếu người mẹ gặp tai nạn.
Tuy nhiên, tạo hóa đã thiết kế cơ thể phụ nữ để chịu được một lực tác động nhất định khi mang thai. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bể nước ối của người mẹ sẽ đóng vai trò như một bộ phận hấp thụ lực tác động. Bên cạnh đó, người phụ nữ sẽ béo ra khi mang thai cũng giúp tạo thêm các lớp màng, cơ và chất béo dày hơn ở vùng xương chậu.
Các lớp này cùng nhau sẽ hấp thụ bớt lực tác động đến thai nhi khi người mẹ bị ngã. Sự thật là không chỉ có các vụ tai nạn, bản thân việc người mẹ mang thai đã tiềm ẩn nguy cơ trượt ngã. Bởi bụng của họ to hơn, trọng tâm cơ thể thai phụ sẽ dồn về phía trước, khiến họ khó giữ thăng bằng hơn.
Cũng bởi vì thai nhi đã lớn hơn, các vụ tai nạn và trượt ngã thường xảy ra hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, nghĩa là từ tuần thai thứ 28 cho tới 35. Đây là khoảng thời gian mà các mà mẹ bầu nên hết sức cẩn thận và giữ gìn.
Chưa hết, càng về gần ngày sinh, người mẹ càng có nhiều nguy cơ bị ngã hơn, do sự hoạt động của hooc-môn thai kỳ, cụ thể là relaxin. Đúng như tên của nó, “ relax” có nghĩa là thư giãn. Hooc-môn này được tiết ra để giúp dây chằng ở xương chậu và cổ tử cung mềm ra, giúp người phụ nữ sinh dễ dàng hơn.
Nhưng một tác dụng phụ, relaxin cũng khiến các khớp chân lỏng lẻo hơn, khiến người phụ nữ yếu hơn, đi đứng không vững.
3. Nguy cơ sảy thai sau một cú ngã
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Maternal and Child Health Journal, khoảng 27% phụ nữ mang thai báo cáo rằng họ từng bị ngã ít nhất 1 lần trong thai kỳ, 35% nói rằng họ bị ngã 2 lần trở lên. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai từ những cú ngã cũng không lớn như bạn nghĩ. Chỉ có 20% các bà mẹ mang thai bị ngã cần chăm sóc y tế. Và nhìn chung, nguy cơ sảy thai từ một cú ngã hoặc tai nạn nhẹ không quá lớn.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai sau một cú ngã hoặc tai nạn bao gồm:
- Tuổi của bà mẹ: Càng lớn tuổi khi mang thai, những cú ngã càng có thể ảnh hưởng đến người mẹ và đứa bé trong bụng.
- Vị trí lực tác động: Rõ ràng, nếu cú ngã gây ra lực tác động trực tiếp vào bụng thai phụ, cô ấy sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn.
- Bề mặt: Loại bề mặt tiếp đất có thể ảnh hưởng tới nguy cơ sảy thai từ một cú ngã. Tiếp đất vào các bề mặt cứng như bê tông làm tăng xung lực và ảnh hưởng lớn tới thai nhi hơn các bề mặt mềm như đất xốp hoặc thảm dày.
- Giai đoạn thai kỳ: Như đã nói, trong tam cá nguyệt thứ ba, phụ nữ mang thai có nguy cơ vỡ nhau thai cao hơn. Ngoài ra, thai nhi khi lớn đã gần với xương chậu của người mẹ hơn, nên em bé sẽ hấp thụ nhiều lực tác động hơn nếu bà mẹ bị ngã.
4. Bị ngã khi đang mang thai, xử trí như thế nào?
Nếu đang mang thai và chẳng may bị ngã hoặc gặp một tai nạn giao thông nhẹ, bạn nên gọi cho bác sĩ để đánh giá tác hại có thể xảy ra. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn đang trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Nếu cú ngã khiến bạn bị đau bụng hoặc đau lưng, chuột rút, chóng mặt, trải qua các cơn co thắt, thấy máu hoặc dịch tiết bất thường nào từ âm đạo, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức và đi thẳng đến phòng cấp cứu.
Trong mọi trường hợp bị ngã, dù nặng hay nhẹ, bạn cần chú ý xem thai nhi có giảm hoạt động hay không. Nếu có, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để thực hiện các biện pháp theo dõi như siêu âm hoặc EFM (external fetal monitoring).
Các bà mẹ khi mang thai cần nhận thức được rằng trọng tâm cơ thể họ đã bị thay đổi, việc đi lại và giữ thăng bằng vì thế trở nên khó khăn hơn. Nguy cơ bị ngã và sảy thai sẽ tăng lên cùng với thời gian mang thai, vì vậy, càng về cuối của thai kỳ, các bà mẹ càng nên cảnh giác.
Các bà mẹ mang thai nên tránh các hoạt động có khả năng gây ra thương tích cho vùng bụng như chơi các trò chơi mạo hiểm, cảnh giác với cầu thang, các bậc thềm, bề mặt trơn trượt… Môi trường giao thông hỗn loạn như ở Việt Nam cũng là một trong những hoạt động có thể đặt người mẹ vào nguy cơ bị ngã. Họ cần rất cẩn thận và cân nhắc khi ra đường, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ sảy thai
Nghiên cứu mới công bố cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí làm tăng tỷ lệ sảy thai lên tới 52%.
Nghiên cứu của nhóm khoa học đến từ Bắc Kinh (Trung Quốc) được công bố trên tạp chí Nature Sustainability. Họ nghiên cứu hồ sơ của hơn 250.000 phụ nữ mang thai sống tại Bắc Kinh trong 8 năm (từ 2009 đến 2017).
Kết quả, lượng tạp chất lưu huỳnh, dioxit có trong không khí được thải ra từ các nhà máy và xe cộ làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ lên tới 41%. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm không khí chung làm tăng nguy cơ sảy thai lên tới 52%.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tác giả chính, giáo sư Liqiang Zhang cho biết, nghiên cứu nhằm thiết lập mối liên quan giữa tác động của các hóa chất độc hại có trong không khí đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai.
"Bà bầu cần bảo vệ bản thân thật tốt, tránh nguy cơ bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới bà mẹ mà còn gây hại cho sức khỏe thai nhi", giáo sư Zhang nói.
Nhóm khoa học cũng chứng minh rằng, các phần tử ô nhiễm trong không khí có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tình trạng ô nhiễm không khí ngoài việc gây ra sảy thai, còn có thể làm suy giảm trọng lượng, tổn thương các DNA và thay đổi quần thể tế bào miễn dịch cơ thể thai nhi.
Thậm chí, theo giáo sư Zhang, những người mẹ bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí có nguy cơ bị sinh con nhẹ cân, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.
Nguồn: Boldsky/VTC
Hồi sinh cẳng chân cho cô gái 25 tuổi Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu Nghị vừa hồi sinh cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh kín trên màn tăng sáng cho cô gái 25 tuổi bị gãy xương cẳng chân do tai nạn giao thông. Các bác sĩ phẫu thuật đóng đinh kín xương chày trên màn tăng sáng cho bệnh nhân 25 tuổi. Ảnh: BVCC BS. Trần Cửu Long...