Nguy cơ “quan tài hạt nhân” trên đại dương rò rỉ phóng xạ chết người
Cỗ quan tài hạt nhân được thiết kế để lưu giữ rác thải hạt nhân, có thể bị rò rỉ ở Thái Bình Dương, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại.
Quan tài hạt nhân là nơi chôn kín các chất thải phóng xạ sau các vụ thử bom nguyên tử.
Theo Daily Star, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói một vòm bê tông được xây dựng từ thế kỉ 20 để phong tỏa các chất thải từ các vụ thử bom nguyên tử.
Phát biểu với các sinh viên tại Fiji, ông Guterres gọi cấu trúc trên đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall là một loại “quan tài hạt nhân”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói đây là di sản của các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh tại Thái Bình Dương,
Ông Guterres nói người dân sống trên các đảo ở Thái Bình Dương đang cần giúp đỡ để giải quyết những hệ quả sau hàng chục năm Mỹ và đồng minh thử hạt nhân trong khu vực.
Video đang HOT
Quần đảo Marshall được coi là “khu vực số 0″, nơi Mỹ và Pháp thử bom nguyên tử trong Chiến tranh Lạnh.
“Thái Bình Dương đang là nạn nhân của các vụ thử bom nguyên tử”, ông Guterres nói. “Hệ quả là nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhiều nơi nước bị nhiễm độc”.
“Quan tài” hạt nhân mà ông Guterres đề cập đến được xây dựng cuối thập niên 1970 trên đảo Runit, một phần của đảo san hô vòng Enewetak. Đất và tro phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân được đổ vào một chiếc hố và bịt lại bằng một vòm bê tông dày 45 cm. Tuy nhiên, đây chỉ được xem như giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chất thải hạt nhân có thể rò rỉ ra môi trường do kẽ hở ở dưới đáy.
Các vết nứt cũng được nhìn thấy ở phần vòm bê tông, dẫn đến nguy cơ đổ sập nếu bão lớn ập tới. Được biết, Mỹ đã thử hạt nhân tộng cộng khoảng 67 lần ở khu vực này.
Theo Danviet
Mỹ đang cố gắng dùng việc này để làm Nga mất phương hướng
Nhưng Nga đã tuyên bố, trong trường hợp một cuộc tấn công vào chúng ta, đòn trả đũa sẽ được thực hiện, vào ngay cả các trụ sở chỉ huy, chuyên gia Pavel Shipilin cho biết.
Bộ ngoại giao Nga thông báo về việc Mỹ chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Pavel Shipilin bình luận về tình huống này, lưu ý người Mỹ đang cố gắng làm Nga mất phương hướng.
Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân ở châu Âu, và điều này cho thấy sự chuẩn bị của Washington cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân với sự cho phép của các quốc gia phi hạt nhân ở châu Âu, giám Đốc Cục không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ ngoại giao Nga Vladimir Ermakov tuyên bố.
"Rất tiếc, một số nước phụ thuộc vào Washington làm như không có gì xảy ra, hoặc chỉ đơn giản là họ sợ hãi ngay cả suy nghĩ về những sự khiêu khích đó, khi trong thế kỷ XXI, người ta đang chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu với sự đồng tình từ các quốc gia phi hạt nhân", Ermakov nói.
Nhà ngoại giao cũng chỉ trích các nước châu Âu cho phép Mỹ đưa họ vào tình thế hạt nhân nguy hiểm.
"Làm sao có thể thảo luận nghiêm túc việc không phổ biến hạt nhân trong trường hợp này, khi dường như những nước " châu Âu văn minh" tiếp tục thiếu suy nghĩ đặt chính mình trên bờ vực một thảm họa hạt nhân và hoàn toàn tự hủy diệt?", ông hỏi một câu hỏi tu từ.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump.
Nhà phân tích chính trị Pavel Shipilin trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã bình luận về tình hình.
"Rất tiếc, châu Âu tự mình làm một con tin trong chiến lược của người Mỹ, tiếp nhận đòn trả đũa vào lãnh thổ của mình. Chiến trường châu Âu lần nữa trở thành một ưu tiên. Người Mỹ đang cố gắng để bắn hai con thỏ một lúc. Họ lo ngại sự cạnh tranh từ EU. Mặt khác người Mỹ cũng lo lắng trước sự gia tăng sức mạnh của Nga. Vì vậy họ cố gắng làm chúng ta mất phương hướng, để chuyển hướng sự chú ý từ đúng mục tiêu ra bên ngoài. Nhưng Nga đã tuyên bố, trong trường hợp một cuộc tấn công vào chúng ta, đòn trả đũa sẽ được thực hiện, vào ngay cả các trụ sở chỉ huy. Vì vậy, chúng ta sẽ không cung cấp cho họ cơ hội để đánh lừa bản thân. Mỹ không nên có ảo tưởng về an ninh của mình và việc không bị trừng phạt. Chỉ sau đó họ mới có thể nói chuyện nghiêm túc về việc giải trừ quân bị", ông Pavel Shipilin nói.
Theo Danviet
Mỹ đã phạm sai lầm lớn khi từ chối Nga về điều này Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi từ chối đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ trong toàn bộ chương trình nghị sự chiến lược. Hai ngoại trưởng Nga-Mỹ trong một cuộc gặp ở Sochi. Mỹ đã phạm sai lầm lớn khi không đàm phán với Nga về giải trừ hạt nhân, ông Vladimir Yermakov, giám đốc Ban không phổ biến...