Nguy cơ nhiều sinh vật tuyệt chủng do ấm lên toàn cầu
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ gây ra mất mát lớn về đa dạng sinh học nếu lượng khí thải nhà kính không được hạn chế, khiến một số hệ sinh thái đối diện với nguy cơ sụp đổ vào năm 2030.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: New York Times)
Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ gây ra mất mát lớn về đa dạng sinh học trên toàn thế giới nếu lượng khí thải nhà kính không được hạn chế, khiến một số hệ sinh thái đối diện với nguy cơ sụp đổ vào năm 2030. Đây là kết luận của công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tự nhiên.
Trong lịch sử loài người, Trái Đất chưa bao giờ ấm lên nhanh và đồng loạt như hiện nay. Có nhiều yếu tố tác động đến nhiệt độ tại các khu vực như sự biến động về địa lý hay thay đổi theo mùa.
Các nhà khoa học dự báo với lượng khí thải carbon do con người tạo ra như hiện nay, Trái Đất đang trên đà tăng thêm 4 độ C vào năm 2100.
Thay vì nhìn vào các xu hướng toàn cầu, các nhà nghiên cứu tại Anh, Mỹ và Nam Phi đã đánh giá dữ liệu khí hậu trong hơn 150 năm qua và đối chiếu với sự phát triển của hơn 30.000 loài chim, động vật có vú, bò sát và cá.
Họ đã chia thế giới những khu vực có diện tích 100km2, và đưa ra mô hình về xu hướng nhiệt, cũng như tác động của chúng đối với động vật hoang dã trong khu vực.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng với lượng khí thải như hiện nay, khoảng 73% các loài động vật sẽ phải chịu đựng tình trạng nóng lên chưa từng thấy, có nguy cơ dẫn đến hậu quả thảm khốc về số lượng giống loài.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Alex Pigot của Trung tâm Đa dạng sinh học và môi trường thuộc Đại học London, các mô hình trên cho thấy nhiều loài động vật sẽ biến mất, khi chúng vượt qua ranh giới về nhiệt, khiến chúng không thể tiến hóa để thích ứng.
Chuyên gia Pigot cảnh báo một khi vượt qua ngưỡng này, thế giới sẽ ghi nhận các loài bị tuyệt chủng tăng đáng kể.
Theo mô hình trên, khi thế giới tăng thêm 4 độ C, khoảng 15% các loài động vật sẽ chịu nắng nóng cực đoan, tình trạng này sẽ dẫn sự hủy hoại không thể đảo ngược đối với hệ sinh thái khu vực.
Tuy nhiên, khi thế giới tăng thêm 2 độ C, cũng là mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, số động vật bị ảnh hưởng sẽ giảm xuống còn 2%.
Các nhà nghiên cứu dự báo những hiện tượng liên quan đến nhiệt chưa từng xảy ra trước đây sẽ bắt đầu vào năm 2030 tại các vùng biển nhiệt đới.
Các hiện tượng gần đây như tẩy trắng hàng loại tại rạn san hô Great Barrier cho thấy xu hướng này đã xuất hiện tại nhiều nơi, những khu vực ở vĩ độ cao hơn cũng sẽ đối mặt với tình trạng tương tự vào năm 2050. Dù chỉ chiếm phần nhỏ trong các đại dương, song các rạn san hô đóng góp quan trọng cho sự sống của 1/4 các loài sinh vật dưới biển.
Trái Đất đã nóng thêm 1 độ C kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp và khí thải gây hiệu ứng nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch lại đang tăng theo từng năm.
Liên hợp quốc nhận định đến năm 2030, con người phải giảm lượng khí thải ở mức 7,6%/năm giúp hạn chế mức tăng nhiệt độ của hành tinh xuống còn 1,5 độ C, vốn nằm trong mục tiêu tham vọng hơn của Hiệp định Paris./.
Dư luận vẫn chỉ trích việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu toàn cầu
Người phát ngôn Tổng thống Nga cho rằng quyết định của Mỹ "làm suy yếu thỏa thuận này theo cách nghiêm trọng nhất," do Mỹ là quốc gia có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới.
Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước và tổ chức trên thế giới.
Ngày 5/11, Nga đã chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cho rằng động thái này làm suy yếu nghiêm trọng thỏa thuận này.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng quyết định của Mỹ "làm suy yếu thỏa thuận này theo cách nghiêm trọng nhất," do Mỹ là quốc gia có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới.
Ông nhấn mạnh nếu không có sự hợp tác của Mỹ, rất khó để thảo luận bất kỳ kiểu thỏa thuận nào về khí hậu.
Chính phủ Nga đã chính thức thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào tháng Chín vừa qua, nhấn mạnh biến đổi khí hậu là nguy cơ ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế và an ninh công cộng ở nước này.
Chung quan điểm trên, Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Schulze cho rằng quyết định của Tổng thống Trump là "đáng tiếc," nhưng không gây bất ngờ vì nhà lãnh đạo Mỹ đã đề cập đến việc này từ hai năm trước.
Cũng theo bà Schulze, tác động dây chuyền mà một số người lo ngại sau thông báo của ông Trump sẽ không xảy ra bởi "phần còn lại của thế giới đang sát cánh cùng nhau để bảo vệ khí hậu."
Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo tuyên bố các nước thành viên hoàn toàn ủng hộ Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu.
Trước đó, ngày 4/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trình thư lên Liên hợp quốc thông báo rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: "Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định Paris vì gánh nặng kinh tế không công bằng đối với người lao động, doanh nghiệp và người nộp thuế ở Mỹ do các cam kết mà Mỹ đưa ra."
Theo đó, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi hiệp định này vào ngày 4/11/2020, một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống.
Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, tháng 6/2017, ông Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận đạt được tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) ở Paris của Pháp, tháng 12/2015, với lý do việc tham gia hiệp định sẽ gây phương hại cho nền kinh tế Mỹ, làm giảm số lượng việc làm, khiến chủ quyền quốc gia của Mỹ bị suy yếu và đẩy nước này vào thế bất lợi lâu dài so với các nước khác.
Quyết định của Tổng thống Mỹ khi đó đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nước cũng như ngay trong chính giới Mỹ./.
Theo Phan An (TTXVN/Vietnam )
Ý xác định chống biến đổi khí hậu là mặt trận mới Trong cuộc họp báo tổng kết năm 2019 và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2020 diễn ra ngày 28-12 tại thủ đô Rome, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (ảnh) đã công bố một loạt vấn đề ưu tiên của nước này, trong đó nhấn mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là mặt trận mới của quốc gia Nam...