Nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng khi cố gắng lấy thức ăn sót lại ở răng
Một người đàn ông đã phải phẫu thuật hở tim do bị nhiễm trùng sau khi cố gắng lấy bỏng ngô mắc kẹt trong răng, khiến lợi bị tổn thương, mở đường cho vi khuẩn.
Một người đàn ông người Anh 41 tuổi, cố gắng lấy một mẩu bỏng ngô bị mắc kẹt trong răng bằng nhiều vật thể khác nhau, sau đó đã bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng, khiến anh phải phẫu thuật tim hở.
Adam Martin, một lính cứu hỏa và là cha của 3 người con đến từ Cornwall, Anh, cho biết anh nhận thấy miếng bỏng ngô bị mắc kẹt ở răng vào tháng 9.
Trong 3 ngày, anh không thể loại bỏ mẩu bỏng ngô và đã sử dụng nhiều đồ vật như nắp bút, tăm, một đoạn dây và thậm chí là đinh kim loại – để loại bỏ thức ăn, nhưng không thành công. Việc đó thậm chí làm tổn thương vùng lợi xung quanh.
Một tuần sau, Martin bắt đầu bị đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, đau đầu. Tất cả những gì ban đầu anh nghĩ là dấu hiệu của bệnh cúm nhưng sau đó được biết đây là dấu hiệu của viêm nội tâm mạc, hoặc nhiễm trùng nội tâm mạc, nhiễm trùng bề mặt bên trong của các buồng tim, theo Healthline. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn từ miệng, da, ruột và các khu vực khác của cơ thể xâm nhập vào máu.
Video đang HOT
Lính cứu hỏa Adam Martin, 41 tuổi, cuối cùng cần phải phẫu thuật tim hở sau khi anh ta bị nhiễm trùng máu có thể gây tử vong, do một miếng bỏng ngô bị mắc kẹt trong răng.
Đến tháng 10, các triệu chứng của Martin, vẫn chưa giảm, khiến anh phải đến gặp bác sĩ, sau đó chẩn đoán anh bị tiếng thổi yếu ở tim và cho anh về nhà. Nhưng khi tiếp tục cảm thấy không khỏe, anh đã đến bệnh viện Royal Cornwall.
“Tôi đã có một cảm giác rằng có gì đó sai nghiêm trọng xảy ra. Tôi đã ngủ rất nhiều và cảm thấy thật tồi tệ. Tôi bị đau nhức ở chân và tôi thấy không ổn chút nào. Tôi được đưa vào bệnh viện cùng ngày để xét nghiệm. Đến lúc này, tôi đã rất lo lắng”, anh nhớ lại.
Quét ngực cho thấy trái tim anh ta bị tổn thương do nhiễm trùng. Sau đó anh được chuyển đến một bệnh viện khác và đã trải qua một cuộc phẫu thuật tim hở kéo dài 7 giờ để sửa chữa van hai lá và thay van động mạch chủ.
Trái tim tôi không còn hoạt động bình thường nữa, nó đã bị phá hủy. Nhiễm trùng đã ăn các van. Nếu tôi đã đi đến nha sĩ ngay từ đầu thì không có chuyện này xảy ra. Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đã rời xa khỏi cửa tử và cảm thấy cực kỳ may mắn. Bỏng ngô bị mắc kẹt trong răng là nguyên nhân duy nhất tôi có thể nghĩ ra. Tôi chắc chắn sẽ không bao giờ ăn bỏng ngô nữa. Thật điên rồ khi tất cả những điều này xảy ra vì một thứ tầm thường như vậy”, anh nói.
Vợ Martin Martin, Helen, 38 tuổi, nói rằng nhiễm trùng của chồng cô có thể dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh nếu nó được phát hiện sớm hơn.
Bất cứ dấu hiệu nào của đau răng, chảy máu nướu, áp xe, hãy cẩn thận kiểm tra, cô đưa ra lời khuyên. Nướu răng là một con đường vi khuẩn đến trái tim của mọi người.
Hương Giang
Theo: Fox Business/vietq
Áp xe ngực do tiêm silicon lỏng
Bệnh nhân 31 tuổi bị teo tuyến vú do bơm silicon nâng ngực gây áp xe, nhiễm trùng, chảy mủ.
Bệnh nhân khám tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sau hơn một tháng đau vùng ngực phải dữ dội. Trước đó, chị dùng thuốc để kiểm soát cơn đau nhưng không bớt.
Ngày 8/1, thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa Hàm Mặt Thẩm mỹ cùng kíp trực thực hiện ca phẫu thuật kéo dài ba tiếng đồng hồ để làm sạch và loại bỏ tối đa silicon lỏng còn lại cho bệnh nhân.
Ba năm trước bệnh nhân được thẩm mỹ viện giới thiệu gói cấy chỉ nâng ngực giá 20 triệu đồng, bảo hành 8-10 năm. Tuy nhiên khi tiến hành thủ thuật thẩm mỹ, chị lại được tiêm silicon lỏng. Đây là chất bị cấm trên thế giới hơn 50 năm nhưng thỉnh thoảng vẫn được một số cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ sử dụng.
Kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân bị nhiễm trùng ngực do tiêm silicon lỏng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Theo bác sĩ Duy, cấy chỉ là phương pháp làm đẹp phổ thông, an toàn, không tím, sưng không cần nghỉ dưỡng hay ăn kiêng. Khách hàng có thể lựa chọn cấy chỉ để căng da mặt, nâng mũi, nâng ngực, nâng mông hoặc săn chắc bụng bị sổ, xề.
Phương pháp cấy chỉ phù hợp với người muốn tăng kích thước vòng một, vòng ba nhưng không có thời gian phẫu thuật, điều kiện hay sức khỏe không đảm bảo. Hiệu quả duy trì 8-10 năm. Giá thành để cấy chỉ nâng ngực khá cao, 80-100 triệu đồng, như một ca phẫu thuật nâng ngực thông thường.
Bác sĩ khuyến cáo không nên xem nhẹ phương pháp cấy chỉ do vùng ngực và mông phải sử dụng lượng chỉ nhiều hơn. Tuyệt đối không ham dịch vụ thẩm mỹ giá rẻ, lựa chọn bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ khám, tư vấn và chỉ định. Kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tiến hành thủ thuật thẩm mỹ, tránh rủi ro.
Thùy An
Theo VNE
Cô gái có làn da mỏng như giấy, phồng rộp lở loét mỗi đêm Mỗi khi thức dậy, Assya Shabir phải chịu đựng cơn đau đớn không thể diễn tả khắp cơ thể. Các bác sĩ từng chẩn đoán cô gái này không sống sót quá 24 giờ sau khi chào đời. Căn bệnh mà Assya Shabir (32 tuổi) mắc phải là Junctional Epidermolysis Bullosa (JEB). Nó khiến làn da của cô phồng rộp mỗi khi hoạt...