Nguy cơ nhiễm bệnh bủa vây những người hùng áo trắng
Các bác sĩ tuyến đầu kiên cường chiến đấu với dịch viêm phổi corona dù đối mặt nguy cơ lây nhiễm cao hơn bất cứ ai.
Vài ngày trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Liu Ping, bác sĩ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đi ngủ lúc 10 giờ tối sau cả ngày làm việc ở phòng bệnh đến kiệt sức. Bà không biết chồng mình, Wang Junping, cũng là bác sĩ, đã đưa ra một quyết định lớn.
Ở tuổi 58, ông Wang đăng ký tham gia nhóm hỗ trợ y tế địa phương giúp ngăn ngừa và kiểm soát dịch viêm phổi tại tỉnh Hồ Bắc. Là Trưởng khoa Tiêu hóa, ông vốn không có tên trong danh sách điều động. Tuy nhiên ông quả quyết: “Hãy để tôi đi. Thật lãng phí nếu không chia sẻ kinh nghiệm hàng thập kỷ của mình”.
Một bác sĩ được khử trùng sau khi ra khỏi khu điều trị cách ly tại Vũ Hán. Ảnh: AFP
Bác sĩ Wang từng là người lãnh đạo đội y tế khẩn cấp tỉnh Sơn Tây trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 và dịch cúm gia cầm H7N9 năm 2013.
Nạn nhân của virus corona đa số trên 55 tuổi, chủ yếu là nam giới. Nói cách khác, bác sĩ Wang nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.
Sáng sớm cuối tháng một, bà Liu nhìn thấy chiếc vali của chồng đặt trước cửa ra vào. Bà biết, ông không thay đổi quyết định.
Bác sĩ Wang là một trong nhiều anh hùng áo trắng vẫn dấn thân chữa trị cho các bệnh nhân viêm phổi, dù hơn ai hết, họ biết rõ những rủi ro mà mình phải đối mặt. Họ phải làm việc trong điều kiện quá tải, đôi khi thiếu thốn trang thiết bị và đồ bảo hộ, đứng trước nguy cơ phơi nhiễm cao.
Ngày 7/2, bác sĩ Lý Văn Lượng, làm việc ở Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, người đầu tiên đưa ra cảnh báo về nCoV, đã qua đời.
Video đang HOT
Người viếng thăm để lại hoa và di ảnh trong đám tang bác sĩ Lý Văn Lượng. Ảnh: Reuters
“Trong cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona, bác sĩ nhãn khoa của bệnh viện chúng tôi là Lý Văn Lượng đã không may nhiễm bệnh. Anh ra đi sau tất cả những nỗ lực cứu chữa. Chúng tôi vô cùng thương tiếc vì sự hy sinh này”, tài khoản Weibo chính thức của bệnh viện viết.
Nhiều người đau buồn trước thông tin này, gọi bác sĩ Lý là “người hùng” trong cuộc chiến với virus corona.
Trước đó, vào ngày 6/2, Song Yingjie, 28 tuổi, Phó trưởng khoa dược của trung tâm y tế huyện Hàng Sơn được phát hiện đột tử tại phòng ký túc xá sau chuỗi ngày làm việc quá sức chống dịch viêm phổi.
Thông thường, các bác sĩ chỉ phải trực 8 giờ một ngày. Tuy nhiên, Song vẫn bền bỉ làm việc suốt 24 tiếng. Rạng sáng ngày 3/2, bàn giao ca trực xong xuôi, anh lái xe đưa 4 đồng nghiệp đến trung tâm y tế và trở về nơi ở, đến khi được phát hiện thì đã chết trong phòng.
Dong Fang, bác sĩ tại Bệnh viện Số ba Vũ Hán cũng phải chịu những áp lực tương tự. Số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng. Trong suốt 7 ngày qua, cô phải sử dụng thuốc ngủ để có thể nghỉ ngơi.
Bác sĩ tại Trung Quốc đeo kính bảo hộ để tiến vào khu cách ly. Ảnh: AFP
Người phụ nữ 39 tuổi thường xuyên lo lắng về tình trạng thiếu giường bệnh và vấn đề về quần áo bảo hộ cho nhân viên cấp dưới. Giữa bối cảnh rối ren, chồng cô, cũng là bác sĩ, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, được chẩn đoán mắc viêm phổi corona chủng mới do lây từ bệnh nhân.
Trong sinh nhật của Dong, anh gửi cho cô một chiếc bánh được trang trí hình bác sĩ cùng tin báo về căn bệnh.
Dong không thể tham gia điều trị cho chồng. Thay vào đó, cô tiếp tục làm việc suốt một ngày đêm ở viện, đôi khi ca trực kéo dài 72 tiếng.
“Chống dịch như một cuộc chiến. Virus là những viên đạn. Chúng tôi không biết khi nào nó nhắm tới mình, hôm nay hay ngày mai. Giường bệnh không đủ, quần áo bảo hộ cho bác sĩ cũng thiếu thốn. Chúng tôi không chắc khi nào sẽ chiến thắng”, bác sĩ Dong nói.
Cô có hai con trai. Một em 10 tuổi và bé út mới lên 4. Cả hai không thực sự hiểu rõ tình hình hiện tại nhưng đều cổ vũ mẹ mình tiếp tục cố gắng.
Trong một video, con trai út của cô nói: “Con nhớ mẹ. Con biết mẹ đang điều trị cho các bệnh nhân, nên con sẽ tự chăm sóc bản thân và không để mẹ phải lo lắng. Con cũng muốn về sau trở thành bác sĩ. Cố lên nào, Vũ Hán!”
Tính đến ngày 7/2, bệnh viêm phổi nCoV đã lây nhiễm cho hơn 31.000 người trên thế giới gây ra 638 ca tử vong. Căn bệnh khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đến nay đã lan rộng ra toàn bộ 31 tỉnh thành trên cả nước. Các chuyên gia phỏng đoán, virus corona bắt nguồn từ một loại dơi, lây sang người qua vật chủ trung gian chưa xác định đươc bày bán tại chợ hải sản Huanan.
Thục Linh (Theo China Daily, SCMP)
Theo vnexpress.net
Hiệu thuốc Trung Quốc thu mua khẩu trang qua sử dụng, bán lại kiếm lời
Dịch bệnh bùng phát, khẩu trang khan hiếm dẫn đến tình trạng nhiều kẻ xấu bán khẩu trang giả, khẩu trang đã qua sử dụng để kiếm lời ở Trung Quốc.
Dịch viêm phổi do virus corona chủng mới bùng phát và lan rộng khắp Trung Quốc khiến cho tình trạng thiếu hụt vật tư y tế, đặc biệt là khẩu trang, ngày càng trầm trọng. Nhiều cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội này để tăng giá mặt hàng khẩu trang và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Cục Quản lý Thị trường Thượng Hải ngày 6/2 công bố loạt vi phạm liên quan đến khẩu trang. Theo đó, có một bộ phận không nhỏ kẻ xấu chuyên thu gom khẩu trang đã qua sử dụng, sau đó bán lại cho các cơ sở kinh doanh dược phẩm để kiếm lời.
Cục Quản lý Thị trường Thượng Hải xử lý cơ sở bán khẩu trang giả ngày 6/2. (Ảnh: hk.on.cc)
Các trường hợp được công bố bởi Cục Quản lý Thị trường Thượng Hải chủ yếu là bán khẩu trang giả và tăng giá, và hầu hết trong số đó đều không được niêm yết giá. Các cơ quan thực thi pháp luật đã tạm giữ 25 nghi phạm, thu giữ 30.000 khẩu trang và 13 tấn chất khử trùng giả.
Trước đó, ngày 24/1, một số người dùng mạng xã hội đã đăng tải những hình ảnh tại một cơ sở kinh doanh chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động ở Mã Yên Sơn, tỉnh An Huy với cáo buộc cho rằng cơ sở này đã thu gom khẩu trang qua sử dụng để bán lại. Những chiếc mặt nạ được bán tại cơ sở này đều " mềm oặt khi chạm vào và dây đeo bị uốn cong". Cảnh sát địa phương ngay lập tức vào cuộc điều tra.
Số khẩu trang nghi đã qua sử dụng trong video đăng tải ngày 24/1 trên mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: news.sina.com.cn)
Sau khi video được đăng tải trên internet, nhiều cư dân mạng tỏ ra hoảng sợ: " Nếu đó là sự thật thì điều này thật khủng khiếp!". Một số người khác hoang mang khi nhớ ra: " Những chiếc khẩu trang tôi mua hình như cũng là từ cửa hàng này".
Vậy làm thế nào để ngăn chặn những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng và được bỏ đi khỏi bị những kẻ xấu thu gom để bán lại? Một số người trên internet đã đưa ra các phương pháp như " cắt và vứt nó đi", " đốt tại chỗ", " nhúng nước",...
Tuy nhiên, tất cả những cách làm trên đều không khoa học. CCTV News ngày 25/1 khuyến nghị cách xử lý khẩu trang đã qua sử dụng như sau: Tại các bệnh viện, khẩu trang cần phải được bỏ vào thùng đựng rác thải y tế; Đối với người bình thường, nguy cơ lây nhiễm thấp, khẩu trang qua sử dụng có thể vứt trực tiếp vào thùng rác; Đối với người nghi mắc bệnh, khẩu trang qua sử dụng được coi như rác thác y tế nên cần đưa cho nhân viên y tế xử lý đúng cách; Đối với trường hợp có triệu chứng ho sốt hoặc tiếp xúc với những người có triệu chứng như vậy, khẩu trang qua sử dụng cần phải được khử trùng trước khi bỏ vào thùng chứa rác thải y tế.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Sina)
Theo vtc.vn
Hong Kong công bố quy định mới cách ly các trường hợp nguy cơ cao Mọi đối tượng từng tới Trung Quốc đại lục trong 14 ngày gần đây nhất hoặc sau đó bay tới Hong Kong từ một quốc gia khác sẽ bị cách ly. Hành khách đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus 2019-nCoV tại một nhà ga ở Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 7/2, chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong...