Nguy cơ ngộ độc từ những thực phẩm thường ngày
Bất cứ thực phẩm nào, dù tốt tới đâu cũng luôn có những mặt trái gây nguy hại nếu sử dụng không đúng cách. Bạn có thể gặp nguy hiểm cho sức khỏe từ những nguyên liệu thường nhật trong bữa cơm gia đình.
1. Thịt và gia cầm chưa nấu chín
Ăn thịt nấu chưa chín, kể cả thịt gia cầm sẽ là một cách dễ bị ngộ độc nhất. Thịt và thịt gia cầm có chứa vi khuẩn như E. coli, salmonella và campylobacter, vì vậy nếu thịt bò hoặc thịt gà nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
2. Thực phẩm thái sẵn
Chúng có thể gây nhiễm khuẩn Listeria, dẫn đến tiêu chảy, sốt, các triệu chứng đường ruột và đau cơ. Nếu bạn mua thịt từ cửa hàng, hãy đảm bảo là họ dùng dao sạch để thái.
3. Trai, hến
Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc. Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến.
Nên loại bỏ “túi phân” của trai trai trước khi mang đi chế biến vì đây là nơi chứa thức ăn và chất cặn bã trai chưa kịp thải ra ngoài. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc của tảo.
4. Dưa muối chưa kĩ
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.
Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
5. Trứng
Video đang HOT
Trứng là một nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc salmonella. Trong khi các vi khuẩn có thể được tìm thấy bên ngoài của vỏ trứng là nhiều những không có nghĩa là không có bên trong trứng. Các vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng từ trước khi vỏ trứng hình thành.
6. Giá đỗ
Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.
7. Gừng héo
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
8. Cà chua
Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).
9. Kem
Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
10. Khoai tây
Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
Theo Depplus
Bí kíp giữ sức khỏe mùa World Cup
Sau mỗi hiệp đấu (45 phút), trong lúc cầu thủ nghỉ giải lao thì bạn nên vận động cơ thể như đi bộ trong nhà, xoay cổ và cơ lưng...
Để xem được những trận bóng đá này, những người ái mộ môn thể thao vua phải cố gắng khắc phục nhiều thứ như thức khuya, dậy sớm. Vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi mắc một số bệnh hoặc bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những bệnh về cơ xương khớp
1. Đau cơ cổ và vai
Khi ngồi lâu hằng giờ trước màn hình, ngày này sang ngày khác, các cơ vùng cổ và vai như cơ cạnh cột sống cổ, cơ thang, cơ ức đòn chũm phải gồng cứng liên tục. Hậu quả là các cơ này bị chứng bệnh co cứng cơ, cảm thấy mỏi một hay hai bên cổ.
Cảm giác mỏi này có thể lan xuống vai. Đồng thời khi xoay cổ sang bên trái hay bên phải, chúng ta sẽ cảm thấy không thể xoay hết mức được do đau, đôi khi không thể xoay sang bên được nữa. Trong trường hợp này, nếu muốn nhìn sang bên trái hay bên phải, không thể xoay cổ sang bên tương ứng được mà phải xoay toàn bộ cơ thể theo. Tình trạng này gây cảm giác rất khó chịu và bất an.
2. Đau lưng
Ngồi một chỗ lâu hàng giờ và kéo dài ngày nay sang ngày khác có thể dẫn đến bệnh đau lưng. Đây là bệnh liên quan đến cột sống thắt lưng. Nguyên nhân gây đau lưng không phải do tổn thương các đốt sống thắt lưng hay khớp liên đốt sống, mà là do các cơ vùng lưng như cơ cạnh cột sống thắt lưng phải gồng cứng liên tục để trụ đỡ cột sống cho thẳng.
Lâu ngày cơ sẽ bị mỏi mệt và phản ứng lại bằng cách gồng cứng cơ. Hậu quả là vùng thắt lưng sẽ bị cứng đơ. Lúc này chúng ta sẽ cảm thấy mỏi lưng thường xuyên, nhất là khi ngồi hay đứng lâu. Tuy nhiên, cảm giác mỏi này sẽ hết khi chúng ta nằm nghỉ. Ngoài ra khi cúi lưng để lượm một món đồ gì đó, chúng ta sẽ cảm thấy đau nhói ở lưng và không thể cúi thấp được.
3. Đau các khớp
Nếu ngồi lâu một chỗ thì khi đứng dậy có thể cảm thấy đau ở các khớp như khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân. Triệu chứng đau này sẽ giảm dần khi bước đi được một lúc và sẽ biến mất sau đó vài phút. Chứng đau khớp này không có gì nguy hiểm, không để lại di chứng gì về sau, tuy nhiên nó có thể gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngồi một chỗ lâu hàng giờ và kéo dài ngày nay sang ngày khác có thể dẫn đến nhiều bệnh cơ xương khớp. Ảnh minh họa: TT.
Cách phòng tránh các bệnh cơ xương khớp
Để có thể mang lại niềm vui trọn vẹn trong những ngày World Cup, có thể áp dụng những cách sau để tránh mắc phải các bệnh về cơ xương khớp nêu trên:
Cứ sau mỗi hiệp thi đấu (45 phút), trong lúc các cầu thủ nghỉ giải lao (trong 15 phút), chúng ta thay vì tiếp tục ngồi chờ cho đến khi trận đấu tiếp tục, cần vận động cơ thể như:
- Đi bộ tới lui trong nhà trong thời gian 10 phút.
- Trong 5 phút còn lại, chúng ta tập vận động cơ cổ nhẹ nhàng bằng các động tác theo thứ tự: cúi ra trước, ngửa ra sau, xoay sang bên trái, xoay sang bên phải. Lặp lại khoảng 10 lần 4 động tác kể trên.
Tương tự tập vận động cơ lưng bằng các động tác theo thứ tự: cúi ra trước, ngửa ra sau, nghiêng sang bên trái, nghiêng sang bên phải, xoay sang bên trái, xoay sang bên phải. Chúng ta cũng lặp lại khoảng 10 lần cho 6 động tác kể trên.
Lưu ý cho những người có bệnh về tim mạch
1. Cao huyết áp
Người đang có bệnh cao huyết áp cần chú ý những điều như sau:
- Cần đo huyết áp mỗi ngày vài lần.
Thông thường chúng ta đo huyết áp mỗi ngày một lần để theo dõi tình trạng huyết áp của mình. Trong những ngày theo dõi World Cup, do chúng ta luôn bị phấn khích bởi diễn tiến của trận đấu nên huyết áp có thể tăng. Do đó nên đo huyết áp mỗi ngày vài lần. Nếu trị số huyết áp tăng hơn so với lúc trước, nên thông báo việc này cho bác sĩ đang điều trị bệnh cao huyết áp để bác sĩ cho lời khuyên nên điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho thích hợp.
Điều quan trọng là trong trường hợp huyết áp đang có khuynh hướng tăng hơn bình thường, nên tạm ngừng theo dõi các trận đấu được truyền trực tiếp về đêm. Nếu có thời gian, nên xem lại các trận đấu này được phát lại vào ngày hôm sau.
- Không nên uống nhiều cà phê hay trà để giữ cho tỉnh táo khi thức xem bóng đá hoặc uống bia rượu cho thêm phần hứng thú. Lý do là chất cafein có trong cà phê, trà và chất cồn có trong bia rượu có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phấn, đồng thời có thể làm tăng huyết áp nếu dùng nhiều và thường xuyên.
- Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày trung bình 7 giờ. Nếu chúng ta thức khuya thường xuyên để xem các trận đấu bóng đá và không ngủ đủ giờ, hệ thần kinh trung ương sẽ luôn ở trong tình trạng kích thích và huyết áp có thể tăng.
2. Bệnh mạch vành
Đây là bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu nuôi cơ tim. Do mạch máu này bị hẹp lại nên giảm lượng máu đến nuôi cơ tim. Nếu vì lý do gì đó mà mạch máu này co lại, làm tăng mức độ hẹp, gây thiếu máu nuôi trầm trọng cho cơ tim thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trong những ngày World Cup, nếu thức đêm thường xuyên, lại uống nhiều cà phê hay trà hoặc bia rượu, tinh thần luôn bị phấn khích vì diễn tiến của các trận đấu, những điều này có thể làm tăng huyết áp và gây co mạch hệ thống mạch máu nuôi cơ tim. Kết quả là sẽ làm nặng hơn tình trạng thiếu máu nuôi cơ tim. Trường hợp nặng, có thể gây ra đột quỵ.
Các ảnh hưởng do rối loạn đồng hồ sinh học
Do thức khuya thường xuyên để xem các trận đấu, chúng ta không ngủ đủ số giờ cần thiết là 7 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, để ngủ bù cho những đêm thức, chúng ta thường ngủ vào những lúc mà bình thường không ngủ. Kết quả là đồng hồ sinh học của chúng ta bị rối loạn, dẫn đến một số ảnh hưởng về sức khỏe như mất tập trung, hay ngủ gật, nhức đầu.
Để tránh không bị những ảnh hưởng không tốt như kể trên, nên phân bố số giờ ngủ ban đêm sao cho đảm bảo ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm. Ví dụ chỉ nên chọn xem một trận nào đó trong những trận sẽ diễn ra trong đêm và sắp xếp ngủ sớm để lấy sức.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Chí Lăng
Bệnh viện Quốc tế Thành Đô (TP HCM)
Theo VNE
Trẻ đau lưng mỏi cổ vì máy tính Nguy cơ đau lưng và cổ ngày càng tăng ở trẻ em do lối sống ít vận động và sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ. Nghiên cứu của Hội Cột sống Anh (BCA) cho thấy 40% số trẻ 11 đến 16 tuổi ở Anh bị đau lưng hoặc đau cổ. Hơn 1/7 số phụ huynh (15%) nói rằng con mình...