Nguy cơ nCoV lây qua thực phẩm đông lạnh lớn đến đâu?
Bất chấp lo ngại nguy cơ nhiễm nCoV từ đồ đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc và New Zealand, giới chuyên gia cho rằng khả năng này rất thấp.
New Zealand hôm 11/8 ghi nhận những ca nhiễm nCoV cộng đồng đầu tiên sau hơn 100 ngày, bao gồm 4 thành viên trong một gia đình ở thành phố Auckland dù gần đây họ không đi nước ngoài. Giới chức đang điều tra khả năng nguồn nhiễm là hàng nhập khẩu vì một thành viên gia đình làm việc tại kho đông lạnh.
Cùng ngày, Trung Quốc phát hiện nCoV trên bao bì tôm nhập khẩu từ Ecuador ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy. Một ngày trước đó, nước này cũng tìm thấy nCoV trên bao bì hải sản đông lạnh tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, nhưng không nói rõ xuất xứ. Tới ngày 13/8, Trung Quốc lại phát hiện nCoV trên cánh gà đông lạnh nhập từ Brazil tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Thâm Quyến kêu gọi người dân thận trọng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV từ thịt và hải sản nhập khẩu. Ngoài việc kiểm tra tất cả container thịt và hải sản tại những cảng lớn vài tháng gần đây, Trung Quốc còn ngừng nhập khẩu một số loại thịt từ nhiều nơi, bao gồm Brazil, kể từ giữa tháng 6.
Hồi tháng 6, Li Fengqin, giám đốc một phòng thí nghiệm vi sinh học tại Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc, từng trả lời báo chí rằng không thể loại trừ khả năng thực phẩm đông lạnh nhiễm virus là nguyên nhân dẫn tới các ca nhiễm mới.
Một phụ nữ chọn thực phẩm đông lạnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 13/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Khi đó, trưởng ban quản lý chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh, nơi khởi phát một cụm dịch mới nghiêm trọng, cho biết nCoV được phát hiện trên thớt của một người bán cá hồi nhập khẩu. Wu Zunyou, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết nCoV có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm đông lạnh tới ba tháng và cơ quan này nghi ngờ hàng hóa bị nhiễm virus là nguồn gốc đợt bùng phát từ chợ Tân Phát Địa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học và giới chức cho biết tới nay không có bằng chứng vững chắc nào cho thấy nCoV có thể lây lan qua thực phẩm đông lạnh. Quan điểm này thể hiện trong một tuyên bố chung gần đây của Bộ Nông nghiệp và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm qua cũng khuyên công chúng không nên lo sợ. “Không có bằng chứng cho thấy thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm liên quan tới sự lây lan của nCoV. Mọi người nên cảm thấy thoải mái và an toàn, không cần lo sợ về thực phẩm, bao bì thực phẩm, hoặc quá trình chế biến, vận chuyển chúng”, ông nói.
Theo báo cáo của WHO, Trung Quốc đã xét nghiệm vài trăm nghìn mẫu bao bì và chưa đến 10 chiếc xuất hiện nCoV. Sau khi phát hiện virus trên bao bì tôm tại một nhà hàng, chính quyền Vu Hồ cũng xét nghiệm nhân viên, thực phẩm, bề mặt bên trong nhà hàng, cùng nhân viên công ty bán buôn tôm và các thành viên gia đình họ. Tất cả đều âm tính.
“Vẫn có khả năng lây nhiễm nCoV từ thực phẩm đông lạnh, nhưng chủng virus này không ổn định lắm khi tồn tại bên ngoài cơ thể người”, Caitlin Howell, kỹ sư hóa học và y sinh tại Đại học Maine, Mỹ, cho biết.
Theo Rachel Graham, nhà dịch tễ học tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ, ngay cả khi bám trên các bao bì, nCoV cũng khó có khả năng tồn tại sau khoảng thời gian dài vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm.
“Virus vẫn sẽ bị kiềm chế dù bám trên bề mặt đông lạnh như vậy, khiến nó hoàn toàn không còn khả năng lây nhiễm”, Graham cho biết, nói thêm rằng quá trình rã đông cũng có thể giết chết nCoV.
Graham còn nêu khả năng giới chức Trung Quốc phát hiện trên các bao bì là ARN của virus, không phải mối đe dọa lớn. “Theo lý thuyết về virus học, ARN vẫn có khả năng lây nhiễm, nhưng trên thực tế thì không”, bà nói.
C. Brandon Ogbunu, nhà sinh thái học bệnh dịch tại Đại học Yale, giải thích rằng ARN chỉ là một dấu hiệu cho sự hiện diện của nCoV. Ngay cả khi không còn tồn tại, virus vẫn để lại một số vật liệu di truyền. “Việc tìm ra ARN chỉ chứng minh virus từng tồn tại vào thời điểm nào đó”, Ogbunu nói.
“Tuổi thọ” của virus bám trên đồ vật phụ thuộc vào loại chất liệu. Một nghiên cứu cho thấy nCoV sẽ biến mất khỏi giấy ăn và giấy in trong vòng ba giờ. Nghiên cứu khác chứng minh virus này có thể tồn tại tối đa một ngày trên bìa cứng, ba ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Mọi người có thể nhiễm nCoV nếu chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus, rồi đưa tay lên mắt, mũi và miệng. Tuy nhiên, đây được cho là con đường lây nhiễm không phổ biến và nCoV thường lây qua các giọt bắn trong không khí.
“Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, việc vận chuyển hàng hóa vẫn diễn ra khắp thế giới. Nếu lây truyền thông qua bề mặt, dù đông lạnh hay không, là con đường nhiễm virus chính, chúng ta sẽ ghi nhận nhiều trường hợp như vậy hơn”, Howell cho hay.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho rằng nCoV “không dễ lây lan” từ các bề mặt mà virus bám vào, nhưng vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân “thường xuyên dọn dẹp và khử trùng” các bề mặt tiếp xúc nhiều để đề phòng. Howell và Graham cũng khuyên những người vận chuyển và mua hàng giữ cảnh giác.
“Điều tốt nhất mà các nhà sản xuất, vận chuyển và những người khác tham gia chuỗi cung ứng có thể làm là áp dụng chính sách cứng rắn về việc đeo khẩu trang, rửa tay, ở nhà khi không khỏe”, Howell nêu ý kiến,
Chuyên gia này nói thêm rằng “việc có ích nhất đối với người mua sắm chỉ đơn giản là tránh đưa tay lên mặt cho đến khi có cơ hội rửa hay, hoặc dùng nước rửa tay sát khuẩn”, bởi nguy cơ chạm vào một bề mặt có virus trong cửa hàng công cộng cao hơn rất nhiều so với mối nguy hiểm từ thực phẩm đông lạnh.
“Bạn không cần quá lo lắng, nhưng nên tiếp tục cẩn thận mỗi khi chạm vào bề mặt nào đó để tự bảo vệ mình tốt nhất”, Graham nói.
6 tháng, Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF) ước lãi trước thuế 142 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch năm
Dự kiến doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 (chưa kiểm toán) bằng cùng kỳ năm trước, đạt 766 tỷ đồng, riêng tháng 6 đạt 228 tỷ đồng.
Theo thông tin từ CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO - KidoFoods (mã chứng khoán KDF), do tình hình dịch bệnh kéo dài, trường học và khu du lịch khắp cả nước phải đóng cửa trong gần 5 tháng đầu năm, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, KDF quyết định tạm ngưng mảng thực phẩm đông lạnh và sữa chua để tập trung đẩy mạnh mảng kem.
Tuy chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp từ môi trường bên ngoài, doanh thu của ngành Kem vẫn tăng tốt tới 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đủ để bù đắp cho doanh thu từ thực phẩm đông lạnh và sữa chua.
Doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 (chưa kiểm toán) ước bằng cùng kỳ năm trước, đạt 766 tỷ đồng, riêng tháng 6 đạt 228 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng ước đạt 142 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trên 71% kế hoạch cả năm mà Đại hội đồng cổ đông 2020 đặt ra là 200 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng 59,2%, giảm so với mức 60,3% cùng kỳ (do tác động của bệnh dịch), nhưng riêng tháng 6, biên lợi nhuận gộp đạt đến 62,6%, tăng so với mức 59,5% so với tháng 6/2019.
Hai ông lớn Vinamilk (VNM) và KIDO (KDC) thành lập liên doanh lĩnh vực nước giải khát - kem CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) cùng CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đã ký thoả thuận ghi nhớ liên quan đến việc thành lập liên doanh trong lĩnh vực nước giải khát- kem. Trong đó, tỷ lệ vốn góp của VNM là 51%, còn KDC là 49% Lĩnh vực liên doanh của hai bên là sản xuất kinh doanh nước giải khát (bao gồm...