Nguy cơ Mỹ-Trung chiến tranh giành tầm ảnh hưởng ở Thái Bình Dương
Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng đến khu vực Nam Thái Bình Dương, dấy lên nguy cơ về khả năng đụng độ với Mỹ.
Trung Quốc đang gấp rút đóng hàng loạt tàu sân bay mới.
Theo Express, Trung Quốc muốn thách thức sự thống trị của Mỹ ở đại dương và những năm qua đã ngày càng mở rộng lợi ích kinh tế đến các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương.
Tonga, Papua New Guinea và Fiji là những quốc gia trong khu vực rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu chính phủ các nước này công nhận Trung Quốc và không giao thiệp với Đài Loan.
Trung Quốc cũng để mắt đến quyền được phóng vệ tinh của các nước này. Mạng lưới vệ tinh được mở rộng có ý nghĩa lớn với hệ thống tên lửa dẫn đường Trung Quốc.
Chuyên gia Euan Graham đến từ Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc, nói với tờ Financial Times: “Vùng biển nam Thái Bình Dương một lần nữa lại trở thành khu vực chiến lược kể từ thời Thế chiến 2″.
“Chúng ta đang thấy Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trong khu vực, từ các khoản đầu tư nhỏ đến quy mô lớn”, ông Graham nói. “Với Trung Quốc, khu vực này không có tiềm năng kinh tế. Đó chỉ là cách Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát và là dấu hiệu của nguy cơ chiến tranh”.
Video đang HOT
Ryan Martinson, chuyên gia Trung Quốc tại Học viện Hải Chiến Mỹ, cảnh báo các tàu khảo sát đại dương Trung Quốc hoạt động ở Thái Bình Dương.
“Mục đích chính là khám phá các tiềm năng dưới biển sâu, nhưng cũng có cả mục đích quân sự”, Martinson nói. “Hoạt động của các tàu này tập trung ở khu vực chiến lược, có thể là nơi các tàu ngầm Mỹ và Trung Quốc đụng độ nhau”.
Mỹ và Trung Quốc hiện đang tích cực đàm phán dàn xếp chiến tranh thương mại, vốn kéo dài trong một năm qua.
Mỹ cũng cảnh báo Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất cho nền dân chủ và các vấn đề trên toàn cầu”. Câu nói này ám chỉ việc Bắc Kinh tăng cường hiện diện ở Venezuela.
Theo Danviet
Nóng: Trung Quốc sai lầm, Mỹ ra tay gọn lẹ trong chiến tranh thương mại
Chẳng mấy chốc sau đó Mỹ đã bỏ rơi thỏa thuận này. Phía Mỹ liên tục thay đổi những đòi hỏi của mình và liên tục thực hiện những biện pháp leo thang chiến tranh thương mại khiến cho đối thoại trở thành bất khả.
Để khôi phục đàm phán, Bắc Kinh buộc phải chịu nhún và mời chào nhượng bộ, trong khi tiếp tục nhận những đòn giáng thương mại mới.
Trung Quốc dường như đã tính toán sai lầm trong chiến tranh thương mại với Mỹ.
Phát biểu trước các nhà báo tuần này tại Văn phòng Bầu dục trong Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc lại lời hứa tăng thuế với hàng nhập khẩu của Trung Quốc thêm 267 tỷ USD, nếu như Bắc Kinh không chịu nhượng bộ.
Trong bình luận gần nhất của Trump nhấn mạnh đe dọa của Washington rằng cuối cùng sẽ có thể áp đặt biểu thuế với hàng hóa Trung Quốc trị giá tới hơn 500 tỷ USD tức là gần bằng tổng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc hồi năm ngoái. Trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin phân tích những nguyên nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nhắm tới giao kèo tốt
Khởi đầu chiến tranh thương mại của Mỹ chống Trung Quốc còn hiện hữu cái nhìn mơ hồ cho rằng nguyên nhân xung đột là bởi sự mất cân bằng thương mại khét tiếng, còn mục tiêu của Trump là nhắm tới "giao kèo tốt" kế tiếp dành cho các cử tri Mỹ của ông. Bây giờ đã trở nên rõ ràng rằng hóa ra không hẳn như vậy. Trong chặng dài tất cả những tháng xung khắc vừa qua, Trung Quốc sẵn sàng tìm kiếm thỏa thuận về biểu thuế và thương mại, cũng như sẵn sàng đi đến những nhượng bộ đơn phương đáng kể với số tiền khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD một năm.
Vào thời điểm nào đó thậm chí nảy sinh ảo tưởng rằng thỏa hiệp là có thể. Tháng Năm 2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã ký thỏa thuận ở Washington, văn kiện khi đó được xem như bước đột phá lớn nhất ngăn chặn chiến tranh thương mại. Trong khuôn khổ thỏa thuận khung này, các bên cam kết sẽ nghiên cứu câu hỏi tái cân bằng thương mại của mình, trong đó Trung Quốc sẵn lòng gia tăng đáng kể mức mua khí thiên nhiên hóa lỏng, sản phẩm nông nghiệp, kim loại và máy bay dân dụng từ Mỹ. Chuyện ở đây nói về mối lợi to lớn, kể cả cho các cử tri của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng Mỹ đã bỏ rơi thoả thuận
Tuy nhiên, chẳng mấy chốc sau đó Mỹ đã bỏ rơi thỏa thuận này. Phía Mỹ liên tục thay đổi những đòi hỏi của mình và liên tục thực hiện những biện pháp leo thang chiến tranh thương mại khiến cho đối thoại trở thành bất khả. Để khôi phục đàm phán, Bắc Kinh buộc phải chịu nhún và mời chào nhượng bộ, trong khi tiếp tục nhận những đòn giáng thương mại mới mà những cố gắng này thậm chí rất có thể cũng không mang lại kết quả.
Mục tiêu của chiến tranh thương mại không phải là cân bằng thương mại, mà là kiềm chế và phá hoại nền công nghiệp-công nghệ hùng mạnh của Trung Quốc. Bằng cách như vậy, Mỹ trông đợi loại bỏ được Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Lập luận rằng Trung Quốc "ăn cướp" Mỹ chỉ là khẩu hiệu đao to búa lớn nhưng trống rỗng. Và hậu quả hợp lý tiếp theo của chính sách như vậy phải là Mỹ phá vỡ các chuỗi sản xuất xuyên quốc gia với sự tham gia của Trung Quốc, trước hết là trong ngành công nghiệp điện tử.
Chúng ta đang thấy một loạt những cáo buộc có thể phân thành hai nhóm chính. Thứ nhất, đó là cáo buộc cho rằng các công ty Trung Quốc lợi dụng vai trò của họ như là nhà sản xuất lớn và sàn lắp ráp các sản phẩm điện tử để phục vụ cho mục đích gián điệp. Mỹ đã đạt kết quả trong việc hạn chế sự hiện diện của các công ty như Huawei và ZTE2 trên thị trường Mỹ, mà công việc kinh doanh của ZTE lúc đó cũng đã bị phá hoại bởi biện pháp trừng phạt do hợp tác với Iran. Từ đầu tháng 10, bùng ra vụ xì-căng-đan về việc các nhà sản xuất Trung Quốc cài đặt "chip gián điệp" của họ trong máy chủ mà các công ty lớn của Mỹ sử dụng, kể cả Apple và Amazon. Điều đáng chú ý là bản thân các công ty nói trên thì phản bác phương án này.
Đồng thời, một chủ đề cũng ngày càng nóng hơn là sự lệ thuộc đến mức khủng hoảng của ngành công nghiệp quốc phòng và nền kinh tế Mỹ nói chung vào khâu cung cấp vật liệu và thiết bị Trung Quốc. Lầu Năm Góc tung ra bản báo cáo 150 trang, chỉ tới 300 thứ vật liệu và thành tố sản xuất tại Trung Quốc và đang có mặt trong dây chuyền hoạt động của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.
Trong mọi trường hợp, các khuyến nghị và kết luận đều giống nhau. Chuyện ở đây nói về sự cần thiết phải cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tích cực đầu tư cho thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, từ bỏ sản phẩm Trung Quốc và chuyển các dây chuyền sản xuất về Mỹ. Những nguồn viện dẫn mối đe dọa cho an ninh quốc gia, kết hợp với việc tiếp tục khai thác chủ đề mất cân bằng thương mại sẽ là cơ sở biện minh cho những biện pháp "đau đớn nhưng bức thiết" này.
Trung Quốc phòng thủ
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang tiến hành các biện pháp phòng thủ rõ rệt. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh thực hiện chương trình thay thế nhập khẩu khổng lồ trong ngành công nghiệp điện tử. Những tháng vừa qua, công việc này đã tăng tốc, và công trình xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đôi khi còn được đích thân ông Tập Cận Bình đến thăm.
Chung quy lại, nạn nhân của những chuỗi sự kiện này là tiến trình toàn cầu hóa trong thành quả dễ thấy nhất của nó dành cho những người bình thường dưới dạng các thiết bị kỹ thuật thông tin và tiện ích công nghệ, đắc dụng mà giá cả vừa tầm. Hậu quả đối với nền kinh tế thế giới có thể rất sâu xa và tiêu cực, còn thế giới sẽ ngày càng phân ly thành một số khối thương mại-kinh tế đối lập nhau. Có thể sau một thời gian nữa chúng ta sẽ phải nhớ lại thời những năm 2000 trong nỗi hoài niệm về một khung cảnh thế giới chung tiện lợi và yên bình.
Theo Danviet
TQ gây sức ép, Đài Loan "hết cửa" đóng tàu ngầm nội địa Đài Loan hồi tháng trước công bố kế hoạch đóng tàu ngầm nhưng dự án có nguy cơ đổ vỡ vì Trung Quốc gây sức ép với các đối tác nước ngoài. Đài Loan hiện chỉ sở hữu 2 tàu ngầm với năng lực hạn chế. Theo Sputnik, phía Đài Loan nói nhiều nhà thầu nước ngoài ban đầu nhận dự án, nhưng...