Nguy cơ Mỹ-Iran tính toán sai dẫn tới chiến tranh tổng lực
Nhiều chuyên gia cho rằng, cả Mỹ và Iran đều không muốn xảy ra một cuộc xung đột toàn diện, nhưng không thể xem nhẹ khả năng chiến tranh bùng nổ, nhất là khi giới lãnh đạo thề sẽ trả thù cho tư lệnh Qassem Soleimani.
Tàu chở dầu Front Altair của Na Uy bị tấn công trên vịnh Oman ngày 13/6/2019. Mỹ cáo buộc Iran thực hiện vụ đánh bom. Ảnh: Getty Images.
Quan hệ Mỹ-Iran hiện nay đang đu đưa trên lưỡi dao; sảy chân một cái là đứt, báo Mỹ Vox nhận định.
“Điều này sẽ giống cơn biến động bạo lực tương tự sự hỗn loạn mà phong trào Mùa xuân Ả rập đã gây ra cho khu vực trong nhiều năm”, ông Ilan Goldenberg, lãnh đạo nhóm phụ trách vấn đề Iran của Bộ Quốc phòng Mỹ giai đoạn 2009-2012, so sánh.
Binh sĩ Iran. Ảnh: Iran Daily.
Chiến thuật bạo lực hơn
Iran rất muốn Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang làm què quặt nền kinh tế của mình nhưng có ít sự lựa chọn để khiến chính quyền Donald Trump đổi ý. Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo Iran có thể chọn một chiến thuật bạo lực hơn để phía Mỹ đổi ý, đặc biệt là sau cái chết của tướng Soleimani.
Phía Iran có thể đánh bom, ốp mìn một tàu chở dầu của Mỹ đi qua eo biển Hormuz – tuyến đường biển sống còn đối với thương mại năng lượng toàn cầu, hiện do các lực lượng của Iran tuần tra gắt gao. Vụ đánh bom này sẽ gây tổn thất về nhân mạng hoặc gây sự cố tràn dầu nghiêm trọng.
Các hacker khét tiếng của Iran có thể tổ chức một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông như Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất…
Ngoài ra, các lượng lượng ủy nhiệm của Iran có thể theo dõi, sát hại binh sĩ và nhà ngoại giao Mỹ ở Iraq. Sự lựa chọn này rất có khả năng xảy ra, các chuyên gia nhận định.
Iran từng đánh bom trại lính thủy đánh bộ Mỹ ở Li-băng năm 1983 và hạ gục hơn 600 lính Mỹ trong chiến tranh Iraq. “Iran có thể tự thuyết phục bản thân rằng, họ có thể làm được điều đó”, ông Goldenberg (hiện công tác tại Trung tâm An ninh Mỹ mới) nói.
Nếu Iran phá hủy một tàu chở dầu, khiến người chết, dầu tràn, Mỹ có thể sẽ đánh phá một số tàu của Iran. Nếu Tehran bắn hạ một máy bay không người lái nữa của quân đội Mỹ, Washington có thể phá hoại một số hệ thống phòng không của Tehran.
Nếu lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn giết người Mỹ ở Iraq, lính Mỹ đồn trú ở đó có thể triệt hạ các tay súng dân quân và căn cứ của họ để trả đũa. Thậm chí Mỹ có thể đánh bom một số cơ sở huấn luyện ở Iran, hoặc ám sát các quan chức cấp cao.
Đến mức này, cả Mỹ và Iran sẽ cần liên lạc với nhau để bàn cách thức không vượt qua lằn ranh đỏ. Vấn đề là ở chỗ hiện hai nước không có kênh trao đổi trực tiếp và không tin tưởng lẫn nhau. Vì thế, tình hình có khả năng vượt tầm kiểm soát.
Lính hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln trên biển Đỏ ngày 10/5/2019. Ảnh: US Navy.
Sai một ly đi ngàn dặm
Vì Mỹ và Iran không nói chuyện với nhau nên chủ yếu họ phải đoán xem đối phương sẽ làm gì tiếp theo. Ông Eric Brewer, người có nhiều năm làm việc trong cộng đồng tình báo trước khi gia nhập Hội đồng An ninh quốc gia của Tổng thống Trump để làm việc về các vấn đề Iran, nói rằng, khi thiếu thông điệp của đối phương, Lầu Năm Góc và các cơ quan khác của chính phủ chủ yếu dựa vào các kế hoạch mà họ lập ra một cách kỹ càng nhất, nhưng vấn đề là chiến tranh thường nổ ra theo cách khó lường nhất.
Đây là một kịch bản mà Mỹ có thể tính toán nhầm và mở cửa cho sự hỗn loạn. Sau khi Mỹ tung ra đợt tấn công trả đũa đầu tiên, Iran quyết định phóng tên lửa vào các khu vực khác nhau của Mỹ.
Lúc này, chính quyền Trump phải tìm hiểu tại sao Iran lại làm như vậy. Một số người có thể nghĩ rằng, đó là vì Tehran có kế hoạch tấn công các đại sứ quán, căn cứ quân sự hoặc đồng minh của Mỹ trong khu vực và đang di chuyển các tên lửa của họ tới đúng vị trí để thực hiện điều đó.
Một số người khác lại có thể tin rằng, đó đơn giản chỉ là để phòng vệ, Iran cố gắng bảo vệ kho tên lửa của mình khỏi bị Mỹ tấn công trong tương lai. Nếu phe tin Iran chuẩn bị phóng tên lửa thắng thế, họ có thể thuyết phục tổng thống đánh đòn phủ đầu, áp dụng kế “tiên phát chế nhân” (ra tay trước để chế ngự đối phương).
Nếu dự đoán đúng, họ đã đảm bảo rằng Iran sẽ không thể thực hiện kế hoạch phóng tên lửa vào Mỹ. Nhưng nêu đoán sai (thực tế là Iran chỉ muốn di chuyển tên lửa sang chỗ khác vì sợ Mỹ tiếp tục không kích để phá hủy) thì Mỹ sẽ phải đánh bom Iran lần nữa và lần này chẳng có lý do gì, khiến Mỹ trông giống như kẻ xâm lược. Và điều này có thể khiến Iran trả đũa bằng một vụ tấn công lớn hơn, khởi động một vòng xoáy kết thúc bằng chiến tranh tổng lực.
Iran cũng có thể mắc sai lầm nghiêm trọng. Thử tưởng tượng, Tổng thống Trump điều 25.000 quân cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại tới Trung Đông với hy vọng răn đe Iran, để nước này không dám leo thang xung đột. Nhưng Iran lại coi động thái đó là chuẩn bị cho xâm lược nên chọn cách tấn công trước.
Tất nhiên, những cái đầu lạnh có thể giữ cho tình hình nằm trong vòng kiểm soát. Nhưng các chuyên gia nói rằng, sức ép chính trị đối với cả Washington và Tehran rằng họ không bị tấn công trước, không bị xấu hổ hoặc không bị trông yếu thế có thể quá mạnh, khiến cái đầu của lãnh đạo nhà nước trở nên nóng hơn.
“Thương vong dân thường ngoài ý muốn hoặc các tổn thất ngoài dự kiến luôn có thể xảy ra và hiện không rõ rằng, chính quyền Trump, hay bất kỳ chính quyền nào, có hiểu được lằn ranh đỏ của Iran là gì. Vì thế, rủi ro lớn nhất của một cuộc chiến tranh toàn diện đến từ một bên tính toán sai khả năng kiềm chế xung đột của bên kia”, bà Jasmine El-Gamal, công tác tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, nói.
Lãnh đạo tối cao Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei, dự lễ tốt nghiệp của các học viên hải quân Iran ở thành phố Noshahr ngày 30/9/2015. Ảnh: Anadolu Agency.
Hạt giống xung đột
Hạt giống xung đột không phải được được gieo từ mỗi vụ không kích sân bay quốc tế Baghdad tối 3/1. Washington và Tehran lâm vào thế đối đầu bế tắc nhiều tháng qua và chỉ có xu hướng leo thang.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế hồi năm ngoái, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với kinh tế Iran với lý do nước này ủng hộ khủng bố, phát triển chương trình tên lửa… Iran “phản pháo” bằng cách vi phạm một phần của thỏa thuận hạt nhân, tấn công tàu chở dầu, bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Mỹ.
Cuộc khủng hoảng leo thang sau khi Ketaib Hezbollah, một lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn, tổ chức tấn công bằng rocket, sát hại một nhà thầu Mỹ và làm bị thương nhiều người khác. Vụ tấn công này dẫn tới việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công trả đũa nhằm vào 5 mục tiêu ở Iraq và Syria, khiến 25 tay súng dân quân thiệt mạng. Ketaib Hezbollah tổ chức biểu tình phản đối bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad; một số người lọt được vào khuôn viên và đốt phá…
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman chụp ảnh tại Thượng đỉnh G20 ngày 28/6/2019. Ảnh: Getty Images.
GIA BẢO
Theo tienphong.vn
Mỹ đưa 55 tàu chiến đến Vịnh Ba Tư nhằm kiểm soát Iran?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch thành lập một liên minh hàng hải quốc tế với 55 tàu chiến tuần tra ở Vịnh Ba Tư vào tháng 11/2019 nhằm giám sát Iran, Kyodo ngày 19/9 dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ với tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh USNS Bắc Cực. Ảnh: AFP
Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran sau các cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ lớn ở Ả Rập Saudi, mà Washington đã cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công..
Tuy nhiên, Kyodo cho biết, Chính quyền Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch vì chỉ có bốn quốc gia là Úc, Bahrain, Anh và Ả Rập Saudi đồng ý tham gia Chiến dịch Canh gác (Operation Sentinel), một liên minh do Mỹ lãnh đạo nhằm đảm bảo an toàn và ổn định cho tàu thuyền đi qua các tuyến đường biển ở eo biển Hormuz, Vịnh Ba Tư.
Hôm 19/9, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tuyên bố sẽ gia nhập liên minh do Mỹ lãnh đạo để bảo đảm dòng cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu và góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Mỹ cũng đã vận động các nước khác tham gia liên minh để tăng áp lực lên Iran. Đến nay, Nhật Bản tỏ ra khá dè dặt về việc tham gia vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ truyền thống với Iran.
Theo nguồn tin này, Mỹ đã trình bày kế hoạch giám sát cho các đồng minh và các nước đối tác trong cuộc họp hôm 16/9 tại Bahrain.
Đại diện của 28 quốc gia đã tham dự cuộc họp trên tàu hải quân Anh, Nhật Bản được cho cũng đã tham gia cuộc họp. Tuy nhiên, các đồng minh chủ chốt của Mỹ là Pháp và Đức đã không tham gia cuộc họp.
Trong cuộc họp hôm 16/9, Phần Lan, Kuwait và Latvia cho biết họ đang xem xét việc gửi nhân sự đến trụ sở liên minh của Mỹ ở Bahrain, AP dẫn lời nguồn tin.
Chiến dịch Sentinel được Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ (Centcom) thực hiện sau khi 2 tàu chở dầu, trong đó có một tàu của công ty Nhật Bản, bị tấn công ở eo biển Hormuz hồi tháng 6 năm nay. Mỹ đổ lỗi Iran đứng sau vụ bắt giữ, trong khi Tehran phủ nhận mọi cáo buộc.
Căng thẳng ở vùng Vịnh tiếp tục leo thang gần đây sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu của Ả rập Saudi hôm 14/9 khiến sản lượng dầu của nước này giảm một nửa.
Tổng thống Trump trong tuần này tuyên bố, Mỹ có nhiều phương án đáp trả nếu Iran đứng sau vụ tấn công. Trong khi đó, Iran đã cảnh báo "cuộc chiến toàn diện" sẽ nổ ra nếu họ gặp phải bất kỳ cuộc tấn công nào từ Mỹ hoặc Ả rập Saudi.
Quân đội Mỹ công bố một đoạn video cho thấy Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã tháo gỡ một thuỷ lôi chưa nổ khỏi mạn con tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman hồi tháng 6. Nguồn: Guardian
An Nhi
Kyodo
Theo thoidai.com
Thế giới "nín thở" đợi màn đáp trả của Iran nhằm vào Mỹ và đồng minh Quan chức Iran đã hé lộ đích thân quân đội Iran sẽ ra tay trực tiếp để đáp trả mạnh mẽ Mỹ sau vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Soleimani. Thi thể Tướng Qassem Soleimani hôm 6/1 đã được đưa về quê nhà Kerman và dự kiến sẽ được chôn cất ngay trong ngày 6/1. Khi tang lễ xong xuôi, dự...