Nguy cơ mù mắt vì tia laser điều trị thẩm mỹ da
Bất cẩn khi tiếp xúc với tia laser điều trị thẩm mỹ da dẫn đến tổn thương hoàng điểm, đục thủy tinh thể nghiêm trọng.
Tia laser được ứng dụng phổ biến trong y học, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm mỹ da. Thời gian gần đây, BV Mắt (TP.HCM) ghi nhận một số trường hợp hỏng mắt, giảm thị lực khi để tia laser chiếu thẳng hoặc gián tiếp vào mắt.
Bác sĩ da liễu suýt hỏng mắt
Anh NVT (26 tuổi, ngụ TP.HCM) đến khám tại BV Mắt TP.HCM với tình trạng thị lực mắt trái còn 5/10. Anh cho biết anh làm nghề bác sĩ (BS) da liễu. Vào ba tháng trước, khi đang điều trị thẩm mỹ cho bệnh nhân bằng laser Nd: YAG bước sóng 1.064 nm, mặc dù có đeo kính bảo hộ nhưng khi vô tình nhìn vào tia laser, mắt anh mờ hẳn và không có dấu hiệu cải thiện thị lực sau đó.
Kết quả chụp cắt lớp võng mạc tại bệnh viện cho thấy mắt tổn thương, có xuất huyết võng mạc và có lỗ rách nhỏ ở hoàng điểm (hoàng điểm là nơi cho thị lực cao nhất, nằm ở trung tâm võng mạc).
Để cứu thị lực cho bệnh nhân, các BS đã quyết định phẫu thuật lỗ hoàng điểm (cắt dịch kính, bóc màng giới hạn trong và bơm SF6 20%). Sau mổ một tháng, thị lực bệnh nhân được cải thiện, đạt 8/10.
Một trường hợp khác, bệnh nhân là nam kỹ sư (35 tuổi) khi đang sửa máy chiếu laser thì nhìn vào tia laser Nd: YAG phản xạ qua bề mặt kim loại. Cường độ tia laser cũng được ghi nhận là 1.064 nm. Bệnh nhân cho biết có mang kính bảo hộ. Bệnh nhân này khi khám thị lực giảm còn 4/10. Sau phẫu thuật lỗ hoàng điểm, thị lực bệnh nhân phục hồi đạt 9/10.
Video đang HOT
Hình ảnh thủy tinh thể bị mờ đục hoàn toàn sau khi bị tia laser chiếu thẳng vào mắt của nữ bệnh nhân 57 tuổi. Ảnh: BST
Hình ảnh lỗ hoàng điểm bị tổn thương nặng gây mất thị lực cho nữ nhân viên thẩm mỹ 20 tuổi.
Không kính bảo hộ càng trầm trọng
Không may mắn như hai bệnh nhân trên, nữ nhân viên thẩm mỹ viện (20 tuổi) khi đang điều trị thẩm mỹ da cho bệnh nhân và bất cẩn nhìn trực tiếp vào tia laser Nd: YAG bước sóng 1.320 nm. Nữ bệnh nhân cho biết không mang kính bảo hộ và thấy ánh chớp lóe lên, sau đó thị lực giảm nghiêm trọng. Các BS xác định bệnh nhân thị lực giảm chỉ còn đếm được ngón tay ở khoảng cách 0,5 m (rất nặng, gần như mờ hoàn toàn). Kết quả chụp cắt lớp võng mạc cho thấy lỗ hoàng điểm có kích thước rất lớn, phù hoàng điểm, xuất huyết dưới võng mạc tại lỗ. Tiên lượng bệnh nhân nếu có mổ vẫn rất dè dặt.
Không xác định được bước sóng laser, bà LLN (57 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) đến một thẩm mỹ viện điều trị trẻ hóa vùng da quanh mắt bằng laser. Tuy nhiên, nhân viên thẩm mỹ viện đã để tia laser bắn thẳng vào mắt làm mờ mắt bà. Bà đến cấp cứu tại BV Mắt TP.HCM ngay sau đó. Kết quả kiểm tra cho thấy bà bị tia laser bắn thẳng vào mắt gây đục thủy tinh thể, đếm ngón tay chỉ còn 1 m. Bà N. đã được các BS thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phẫu thuật phaco và hồi phục thị lực. Trường hợp bà N. khá may mắn khi chưa bị ảnh hưởng hoàng điểm.
Theo BS Ngô Thanh Tùng, Khoa dịch kính võng mạc BV Mắt TP.HCM, trường hợp tổn thương mắt do tia laser không thường gặp nhưng là vấn đề đáng quan tâm, nhất là xu hướng ứng dụng laser trong ngành thẩm mỹ ngày càng nhiều.
Qua khai thác bệnh sử, hai trường hợp dù có đeo kính bảo hộ vẫn bị tổn thương mắt khi tia laser chiếu vào cho biết kính bảo hộ được cơ sở cung cấp chứ không phải loại kính của hãng đề nghị.
Do đó, cần phải chú ý đến biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc tia laser. Kính bảo hộ phải phù hợp để có thể bảo vệ trước tia laser có bước sóng khác nhau.
Laser Nd YAG khá phổ biến
Tia laser Nd YAG là nguồn laser sử dụng phổ biến trong y khoa, có thể truyền tải khối năng lượng lớn trong một quãng thời gian ngắn. Loại tia laser Nd YAG được dùng để điều trị đục bao sau phẫu thuật đục thủy tinh thể; cắt u sắc tố mống mắt; tách mống mắt; cắt bao trước và tạo hình đồng tử; điều trị tổn thương mạch máu; tổn thương sắc tố da như nám, tàn nhang, nốt ruồi, trẻ hóa da… Với điều trị da, người ta thường sử dụng tia laser Nd YAG với bước sóng có năng lượng khá lớn để phá vỡ mô. Do đó, chúng ta thường thấy khi bắn loại laser này trong lúc điều trị có khói bốc lên do nhiệt độ tăng rất cao. Nếu vô tình để lọt tia laser này vào mắt có thể gây bỏng, xé rách và xuất huyết võng mạc, tổn thương hoàng điểm…
BS NGUYỄN THỊ KIM DUNG, Khoa dịch kính võng mạc, BV Mắt TP.HCM
HOÀNG LAN
Theo PLO
Cảnh báo tình trạng tổn thương nhãn cầu do tia laser
Báo cáo của bác sĩ Ngô Thanh Tùng và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM, tại Đại hội Hội Nhãn khoa TP.HCM lần 1 ngày 10.8, cho biết BV có tiếp nhận 3 bệnh nhân trẻ đến khám do mắt bị tổn thương do tia laser.
Ảnh minh họa
Trong đó, 2 bệnh nhân nam đến khám do mờ một mắt sau khi bị tia laser chiếu vào trong lúc làm thẩm mỹ, dù có mang kính bảo hộ. Cả 2 thị lực lúc vào khám là 4/10, nhãn cầu bị tổn thương; sau điều trị 6 tháng thị lực cải thiện đạt 9/10.
Bệnh nhân còn lại là nữ (20 tuổi) chấn thương mắt khi tiếp xúc tia laser (không mang kính bảo hộ). Thị lực khi vào khám là 1/10 và giảm dần, tổn thương tăng dần ở tuần thứ 7. Hiện bệnh nhân này chưa đồng ý phẫu thuật điều trị. Các bác sĩ tiên lượng sau mổ cũng dè dặt với trường hợp này.
Theo báo cáo tại đại hội, hiện nay nguồn laser được sử dụng phổ biến trong y khoa, là nguồn nguy cơ gây tổn thương đối với nhãn cầu.
Việc có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với tia laser và chẩn đoán sớm, xử lý lỗ hoàng điểm (hình thành khi mắt tổn thương liên quan tia laser) là rất quan trọng để tránh nguy cơ người bệnh bị mất hoàn toàn thị lực.
Theo thanhnien
Thật giả thị trường kính thuốc "Nếu dùng loại kính rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường. Bởi những loại kính này có thể sẽ cản lại ánh sáng, làm giảm lượng ánh sáng vào mắt. Gây nên những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Trầm trọng hơn, có thể gây...