Nguy cơ mù lòa vì cườm nước
Cườm nước (glôcôm) là một nhóm các bệnh ở mắt, gây thương tổn dần dần cho đầu thị thần kinh.
Khám mắt định kỳ để sớm phát hiện cườm nước hay những bệnh về mắt khác - Ảnh: Shutterstock
Thị thần kinh là thần kinh truyền hình ảnh từ mắt lên não để ta nhận được hình ảnh hay sự vật. Nếu không được chữa trị, hầu hết các loại cườm nước đều tiến triển làm mắt mờ dần và có thể dẫn đến mù lòa. Cườm nước được mô tả như một bệnh “gây mù thầm lặng” hay “kẻ cắp thị lực lén lút”. Người ta ước đoán khoảng 4,5 triệu người trên thế giới bị mù do cườm nước và con số này sẽ tăng lên 11,2 triệu người vào năm 2020. Cũng cần lưu ý là do sự tiến triển thầm lặng (ít nhất trong giai đoạn đầu) của bệnh này, nên 50% bệnh nhân ở các nước phát triển (Âu – Mỹ) không nhận thức được mình đã mắc bệnh. Còn ở các nước chưa phát triển, con số này có thể tăng đến 90%.
Nguyên nhân
Người ta thấy rằng nguyên nhân của hầu hết các loại cườm nước là do áp suất cao trong mắt (gọi là nhãn áp). Tuy nhiên, cũng có những người nhãn áp không cao vẫn có thể mắc bệnh cườm nước, trường hợp này gọi là cườm nước nhãn áp bình thường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây cườm nước như: chủng tộc, bệnh sử gia đình, cận thị nặng, tuổi tác…
Ở người da trắng và da đen, loại glôcôm thường thấy nhất là cườm nước góc mở nguyên phát; ở người châu Á là cườm nước góc hẹp (góc đóng). Cườm nước góc đóng thường kinh niên giống như cườm nước góc mở nguyên phát, nhưng đôi khi cũng thuộc dạng cấp tính, lúc đó bệnh nhân thấy mắt đau dữ dội và mờ rất nhanh.
Video đang HOT
Nhiều dạng
Có loại do biến chứng của bệnh khác, như khi bị chấn thương gây cườm nước thì được gọi là cườm nước “thứ phát” do chấn thương. Nhưng hầu hết là do “tự phát” hoặc “nguyên phát”, tức là bệnh xảy ra mà không biết nguyên nhân. Vài dạng cườm nước có thể xảy ra từ lúc mới sinh (cườm nước “bẩm sinh”) hay xảy ra thời niên thiếu (cườm nước “niên thiếu”). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cườm nước xảy ra sau 40 tuổi và tần suất của bệnh tăng theo tuổi tác.
Điều trị
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị: Bằng thuốc/laser và bằng phẫu thuật. Cườm nước không chữa hết được và khi mắt đã mờ thì không phục hồi được nữa. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc/laser hay phẫu thuật có thể ngăn chặn hay làm chậm mắt bị mờ. Vì vậy, việc sớm phát hiện được bệnh là điều cơ bản để hạn chế tình trạng mắt bị mờ, tránh được bệnh tiến triển đến nặng hay mù lòa.
Ai cũng có thể mắc bệnh cườm nước, vì vậy việc đi khám mỗi năm 1 lần là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với người trên 40 tuổi. Riêng đối với người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên đi khám mỗi 6 tháng.
Đối với người đã bị cườm nước, nên tuân thủ theo lịch tái khám cũng như dùng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Theo TNO
Mù loà vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt
Người dân tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc có thể mù lòa.
Hàng trăm bệnh nhân đang chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Trong số đó, có nhiều người có nguy cơ bị mù do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt.
Chị Nguyễn Thị V. (33 tuổi, Hà Nam) thường xuyên bị ngứa, khô mắt, tự ra hiệu thuốc mua thuốc về nhỏ. Khoảng 3 tháng sau, chị V nhìn mờ nhưng vẫn không để ý. Chị V nghĩ do mình thiếu ngủ và đến giờ khi nhập viện, hai mắt chị gần như không còn nhìn thấy gì.
Một trường hợp khác, anh Nguyễn Văn B. (30 tuổi, Hưng Yên) cũng có nguy cơ mù lòa vì phát hiện ở giai đoạn muộn. Trước đó anh B. thường xuyên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi có biểu hiện mắt mờ.
Theo PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc BV Mắt TƯ, người dân tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt rất đáng báo động. Thực tế, thuốc nhỏ mắt có nhiều loại khác nhau, từ kháng sinh đến corticoid... và mỗi loại bệnh lại có chỉ định riêng. Tuy nhiên, người dân dễ dàng tự ý mua thuốc không có chỉ định, dẫn đến nhiều người dùng thuốc corticoid kéo dài, rất có nguy cơ gây bệnh.
Tự ý dùng thuốc dễ bị hỏng mắt
Theo thống kê BV Mắt Trung ương, bệnh nhân bị Glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid kéo dài nhiều, trong đó số người trong lứa tuổi lao động chiếm 63,1%. Nhiều bệnh nhân mắc Glôcôm khi nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực thấp, nguy cơ mù loà cao.
Glôcôm hay thiên đầu thống là bệnh thường gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không hồi phục. Kết quả điều tra ở những người trên 50 tuổi của BV Mắt Trung ương tại 16 tỉnh, thành có khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm. Đa số những người này sống ở nông thôn, nơi thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ đó.
TS Đào Thị Lâm Hường- Trưởng khoa Glôcôm- BV Mắt Trung ương cho biết, chỉ trong 1 năm đã có gần 33% bệnh nhân bị glôcôm, có tiền sử tra thuốc nhỏ mắt Corticoid kéo dài, trong đó trên 63% người tuổi từ 25-59.
Theo TS Hường, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thị lực thấp, nguy cơ mù lòa cao. Có nhiều trường hợp khi điều trị không tuân thủ hướng dẫn của của bác sĩ chuyên khoa, nên bệnh thường bị tái phát nặng. Đáng lo ngại hơn là trên 53% người dân khi được hỏi đều trả lời không nghe, không biết hoặc biết rất lơ mơ về bệnh glôcôm.
BS Hường lo ngại, nhiều cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hầu như chưa được trang bị về các phương tiện cơ bản phục vụ việc chẩn đoán và theo dõi BN glôcôm. Nhiều nơi BS chưa được trang bị đủ kiến thức về bệnh glôcôm, dẫn đến chỉ định điều trị sai. Vì thế đã có không ít trường hợp lẽ ra phải chỉ điều trị bằng thuốc, lại cho chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, có trường hợp cần được phẫu thuật sớm, bị giữ lại điều trị bằng thuốc, không chuyển lên tuyến trên... nên bị mù vĩnh viễn.
Theo VNE
Trị khô mắt ở người có tuổi Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, những người trên 50 tuổi dễ có nguy cơ bị khô mắt, nhất là vào những lúc trời trở lạnh, nhiều gió. Dầu cá có thể giúp cải thiện chứng khô mắt - Ảnh: Đ.N.Thạch Các chuyên gia cho biết những người ở độ tuổi này cần lưu ý đến cách chăm sóc mắt để ngừa và...