Nguy cơ mất an toàn từ nhiều hồ đập xuống cấp ở huyện miền núi Hà Tĩnh
Thân đập bị thấm, cầu vận hành hư hỏng, tràn xả lũ sạt lở… là thực trạng chung của nhiều hồ đập trên địa bàn Hương Sơn – Hà Tĩnh trong mùa mưa lũ.
Hồ đập Háp ở xã Sơn Tiến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ.
Hồ đập Háp ở xã Sơn Tiến có dung tích 0,5 triệu m3 được xây dựng cách đây hàng chục năm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho gần 50 ha lúa. Hứng chịu nhiều trận mưa lũ, hiện nay, công trình thủy lợi đập Háp đang bị xuống cấp, mái thượng hạ lưu đập có đoạn bị sạt lở, cống lấy nước bị hư hỏng, mất an toàn trong mùa mưa lũ năm nay.
Mái thượng lưu hồ đập Háp bị sạt trượt…
Nhà ở gần chân hồ đập Háp, anh Phan Văn Thỏa (thôn Ao Tròn) cho biết: “Hằng năm, khi xẩy ra mưa lũ, nước từ Rú Vạc chảy về rất mạnh làm cho mực nước ở hồ Háp dâng cao. Bởi vậy, cứ đến mùa mưa lũ, gia đình tôi lại cảm thấy bất an bởi không biết đập vỡ lúc nào…”.
“Khi xẩy ra mưa lớn, nước thượng nguồn đổ xuống, nguy cơ vỡ đập Háp rất cao. Để bảo vệ công trình hồ đập Háp, xã chủ động lên kế hoạch, phương án cụ thể; cắt cử, bố trí phương tiện, lực lượng luôn sẵn sàng khi có lệnh để khơi thông dòng chảy, xả lũ kịp thời.
Chính quyền địa phương rất mong tỉnh và huyện quan tâm nâng cấp, sửa chữa để hồ đập Háp đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và an toàn trong mùa mưa lũ” – Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến Nguyễn Khắc Việt chia sẻ.
Video đang HOT
Đập Khe Điếc ở thôn Sinh Cơ, xã Sơn Châu cũng xuống cấp nghiêm trọng
Đập Khe Điếc ở xã Sơn Châu cũng là một trong những công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm luôn “rình rập” trong mùa mưa lũ.
Vào mùa mưa bão, nước chảy tạo thành hàm ếch dưới thân đập Khe Điếc.
Chủ tịch UBND xã Sơn Châu Hồ Phạm Tuân lo lắng: Từ nhiều năm nay, đập Khe Điếc bị sụt lún ở phía thượng lưu, hạ lưu và nước chảy lộng dưới thân đập, tạo thành hàm ếch có đường kính 2-3m. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, nước chảy thẳng, gây nguy hiểm khiến cho hàng chục hộ dân ở vùng hạ du “đứng ngồi không yên”.
Mặc dù xã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí kinh phí để nâng cấp, sửa chữa. Việc đầu tư nâng cấp đập Khe Điếc là rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời tưới tiêu cho hơn 20 ha diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Hằng năm, chính quyền xã Sơn Châu phải đào đất tạo tràn để bảo vệ công trình đập Khe Điếc
Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng 85 hồ chứa trên địa bàn huyện Hương Sơn, có 12 công trình hồ đập xuống cấp, hư hỏng đang “kêu cứu”. Cụ thể: hồ Trung Lưu, Kim Thành (xã Sơn Tây), hồ Khe Điếc (xã Sơn Châu), Khe Đá (xã Sơn Kim 2), Cửa Bàn (xã Sơn Giang), Khe Nhảy, hồ Háp (xã Sơn Tiến), Bãi Sậy (xã Sơn Trường), Tràng Riềng (xã Quang Diệm), Liên Hoàn (xã Kim Hoa), hồ Sen, hồ Ồ Ồ (xã Sơn Lâm).
Đập Khe Đá ở xã Sơn Kim 2 cống bị hỏng, thân tràn bị xói lộng
Những hồ chứa trên hầu hết đã xẩy ra hiện tượng thấm qua thân đập, vai đập; hệ thống tràn xả lũ kết cấu chủ yếu bằng đất, kích thước nhỏ không đảm bảo tiêu thoát vào mùa mưa lũ.
Ngoài ra, một số hồ chứa chưa có cầu công tác, gây khó khăn cho việc khai thác, vận hành, quản lý công trình, đặc biệt là vận hành trong mùa mưa lũ…
Đập Kim Thành, xã Sơn Tây không có cầu công tác, gây khó khăn cho việc vận hành, nhất là trong mùa mưa lũ
Theo ông Nguyễn Chí Tâm – chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, trước thực trạng trên, đầu năm 2020, huyện Hương Sơn đã đề xuất với tỉnh đầu tư nâng cấp, sửa chữa 9 công trình hồ chứa cấp bách với tổng kinh phí 18,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tỉnh mới cho chủ trương đầu tư nâng cấp công trình hồ Trung Lưu ở xã Sơn Tây đang bị thấm mái hạ lưu chảy thành dòng, mất an toàn cao trong mùa mưa lũ.
“Đảm bảo an toàn cho các công trình trong mùa mưa lũ năm nay, huyện cũng đã chỉ đạo các xã chủ động xây dựng các phương án, kịch bản sát với tình hình thực tế của địa phương để ứng phó kịp thời, bảo vệ các công trình có nguy cơ mất an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra…” – ông Tâm nói.
Huy động hơn 700 người trắng đêm khống chế cháy rừng ở Hà Tĩnh
Do thời tiết nắng nóng, tại Hà Tĩnh liên tiếp xảy ra cháy rừng. Hơn 700 người dân huyện Vũ Quang, Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) được huy động để khống chế lửa, cứu rừng xuyên đêm.
Sáng ngày 30/6, trao đổi với PV ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra cháy rừng, người dân cùng cơ quan chức năng phải thức trắng đêm để khống chế lửa.
Cháy rừng ở huyện Vũ Quang, Hương Sơn.
Theo ông Thọ, khoảng 16h ngày 29/6, đám cháy bắt đầu xảy ra tại khu vực rừng của xã Sơn Long. Đến chiều tối cùng ngày, vụ cháy đã lan sang khu rừng ở xã Sơn Trà (huyện Hương Sơn) và xã Ân Phú (huyện Vũ Quang).
"Chúng tôi đã huy động khoảng 730 người gồm cán bộ và người dân địa phương cùng tham gia khống chế đám cháy. Đến 5h sáng nay (30/6) đám cháy cơ bản được khống chế. Đám cháy lây lan khoảng 30ha nhưng chủ yếu là khu vực đồi trọc nên không gây thiệt hại lớn. Nguyên nhân vụ cháy cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, nhưng theo nhận định ban đầu do người dân thắp hương ở nghĩa địa nên dẫn đến sự việc trên" - ông Thọ cho hay.
Lực lượng chức năng cùng người dân phải thức trắng đêm khống chế lửa.
Trước đó, khoảng 19h30 tối 26/6, người dân trên địa bàn phát hiện một đám cháy tại nông trường cao su huyện Can Lộc (Công ty Cao su Hà Tĩnh) thuộc địa bàn thôn Anh Hùng và thôn Sơn Bình (xã Thượng Lộc).
Sau khi xảy ra sự việc, UBND huyện Can Lộc, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huy động phối hợp cùng với người dân nỗ lực khống chế đám cháy.
Theo thống kê ban đầu, khoảng 3 ha rừng bị đám cháy thiêu rụi, trong đó có rừng thông lâu năm đang được khai thác nhựa và rừng cao su khoảng hơn 4 năm tuổi.
Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn "khát" Nằm kế cận phía dưới đập nước gần 3 triệu m3 nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải chịu cảnh "khát nước". Đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có dung tích gần 3 triệu m3 nước Mặc...