Nguy cơ mắc bệnh thận do thừa cân
Theo một nghiên cứu mới tại Anh, những người trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ các bệnh về thận nhiều hơn đến 2 lần so với những người có cân nặng bình thường.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu dài hạn từ 4.600 người ở Anh, sinh vào tháng 3 năm 1946. Các dữ liệu bao gồm chỉ số khối cơ thể của người tham gia ở độ tuổi 20, 26, 36, 43, 53 và 60-64. Chỉ số khối cơ thể là một phép đo lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và trọng lượng.
Những người bị thừa cân ở lứa tuổi 26 hoặc 36 sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn gấp 2 lần khi họ 60 đến 64 tuổi, so với những người không bị thừa cân.
Cũng theo nghiên cứu, cơ thể với tỷ lệ eo-hông lớn hơn (gọi là dáng người quả táo) trong độ tuổi trung niên cũng liên quan đến bệnh thận mãn tính ở tuổi 60 đến 64.
Các nhà nghiên cứu tính toán rằng 36% các trường hợp bệnh thận mãn tính ở những người trong độ tuổi 60 đến 64 có thể được ngăn chặn nếu họ không thừa cân ít nhất là cho đến độ tuổi đó.
Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Dorothea Nitsch, đến từ Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London nói: “Chúng tôi là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề độ tuổi thừa cân có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh thận”.
Các nhà nghiên cứu cho biết vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng việc thừa cân khi trưởng thành hay khoảng thời gian bị thừa cân đứng đằng sau việc tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính từ 60 – 64. Tuy nhiên việc ngăn ngừa tăng cân quá mức trong tuổi trưởng thành rất có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh thận mãn tính.
Video đang HOT
Họ nói thêm rằng việc ngăn ngừa tăng cân quá mức trong tuổi trưởng thành sẽ có ảnh hưởng tích cực lớn hơn bất kỳ sự điều trị nào đối với bệnh thận mãn tính.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thừa cân khi còn trẻ với nguy cơ mắc bệnh thận sau này nhưng nó không thiết lập một mối quan hệ nhân-quả.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn 1,4 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới bị thừa cân trong năm 2008, trong đó có khoảng 500 triệu người bị béo phì.
Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên số ra ngày 4/4 của tạp chí The American Society of Nephrology.
Thu Hương
Theo MSN
Nguyên nhân "lãng xẹt" gây bệnh mùa đông
Mùa đông, tắm quá nhiều bằng nước nóng cũng có thể khiến bạn bị ngứa, khó chịu.
Mùa đông, nhiều người lớn và cả trẻ em khốn khổ vì ngứa ngáy khắp người, nhất là vùng đùi, lưng và chân rất khó chịu.
Nhiều người đi tìm mua các loại kem dưỡng ẩm thoa, thường xuyên tắm nước nóng và dùng xà bông xát vào vùng bị ngứa mà... vẫn ngứa. Thậm chí chỗ ngứa càng ngứa hơn.
Thực tế bệnh ngứa mùa đông không trừ bất kì ai, nếu không để ý, thì ai cũng có thể bị ngứa.
Nguyên nhân ngứa khắp cơ thể vào mùa lạnh, là do độ ẩm trong không khí xuống thấp, làm da khô, khiến ta dễ cảm thấy ngứa, ngáy. Cũng vì lạnh, nên khi tắm phần lớn mọi người đều thích tắm nước nóng hoặc bật lò sưởi để tạo hơi ấm... Chính nước nóng, lò sưởi lại càng khiến da thêm khô và ngứa.
Khi bị ngứa, thì ra sức gãi, những chỗ xa quá tầm tay, thì dùng bàn tay giả, nhờ người thân gãi. Thậm có người còn dùng cả rượu, chanh, dầu xanh, dầu đỏ, dầu cù là, dầu con hổ, lá trầu không, lô hội ... bôi lên da, chà xát, với hi vọng bớt ngứa. Kết quả những chỗ do gãi và chà xát, bị sần sùi, dộp lên, tấy đỏ nhưng ngứa ngáy vẫn không hề giảm đi.
Ngứa mùa đông là căn bệnh rất khó chịu, khổ sở (Ảnh minh họa)
Để giảm cơn ngứa ngáy và tránh bị ngứa vào mùa đông cần chú ý những việc đơn giản hàng ngày như sau:
Giữ cho da nhờn, bằng cách mặc ấm. Không mặc đồ len trực tiếp trên da. Đồ len chúng sần sùi, chọc chọc vào da, khiến da ngứa thêm.
Tránh tắm, rửa chân tay bằng nước quá nóng vào mùa lạnh: trước khi tắm, lấy tay thử nước, vừa đủ ấm là được. Tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ. Khi tắm chỉ xát xà-bông vào những nơi thật cần xà-bông, chỗ phải có xà-bông mới sạch và hết mùi hôi. Ngoài ra, tránh xà-bông trên mặt ngoài như vai, đùi, bụng, lưng, tay chân, v.v...
Khi vừa tắm xong không nên vội lau khô người ngay. Thoa kem vaseline (bất cứ hiệu gì) khắp cơ thể sau đó mặc áo lại cho ấm và kín. An toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em.
Việc tắm rửa sạch sẽ là cần thiết nhưng vào mùa đông cũng không nên tắm quá nhiều. Vì khi tắm quá nhiều bằng nước nóng càng khiến da bị khô. Nên tắm 4-5 lần/tuần là tối đa trong mùa lạnh, những người da quá khô chỉ nên tắm 3 lần/ tuần. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm tăng bệnh ngứa mùa đông.
Cần bổ sung nước, giữ nước trong mùa đông để hạn chế khô da (Ảnh minh họa)
Trong ngày, nên hạn chế tối thiểu số lần rửa tay chân bằng nước nóng và xà-bông, nếu bắt buộc phải dùng thì mới dùng. Rửa xong, tay còn ướt nước, thoa một lớp mỏng kem dưỡng da, giữ ẩm cho tay, chân tránh da bị khô bít nứt ra gây ngứa.
Tránh các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng như phenergan, benadryl làm cho da đã khô càng thêm khô, dễ nứt ra, và ngứa hơn nữa.
Ngoài ra nên ăn uống bổ sung các loại Axít béo, Vitamin A, C, D3, Selenium, nước cho cơ thể.
Nếu mãi vẫn không bớt ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ, vì ngoài chứng "ngứa mùa đông", bạn có thể mắc nhiều bệnh về da khác, như viêm da dị ứng hoặc các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh thận, bệnh gan, ung thư, ... cũng gây ra bệnh ngứa mùa đông.
Theo dantri
Da tay cho biết độ tuổi Theo tiến sĩ, bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng tại New York Scott Zevon, qua làn da trên bàn tay ta có thể biết được gần như chính xác độ tuổi của một người, chỉ cần lưu ý một số điểm: Tàn nhang Tay là nơi thường xuyên phải chịu những tác động của các yếu tố khác nhau nên dù...