Nguy cơ lộ dữ liệu cá nhân bởi ứng dụng chặn cuộc gọi
Một loạt ứng dụng có chức năng chặn cuộc gọi làm phiền tưởng như vô hại nay lại trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng với người dùng di động khi dữ liệu thông tin cá nhân có thể bị lộ bất cứ lúc nào.
Từ lâu nay, đối với người dùng di động không chỉ iOS, Android hay thậm chí là Window mobile đều luôn coi tính năng chống làm phiền, trong đó tính năng chặn cuộc gọi đối với những số điện thoại không được mong chờ là điều vô cùng quan trọng. Chính bởi vậy, sự nở rộ của hàng chục, thậm chí là hàng trăm ứng dụng khác nhau được các nhà phát triển cung cấp cho người dùng đem đến rất nhiều sự lựa chọn.
Tưởng chừng như tất cả chỉ dừng lại ở mục đích cung cấp dịch vụ chặn cuộc gọi theo nhu cầu người dùng tuy nhiên cảnh báo được đưa ra bởi Dan Hastings – nhà nghiên cứu bảo mật thuộc Tập đoàn NCC mới đây sau khi nghiên cứu phát hiện ra nguy cơ về bảo mật đối với một loạt ứng dụng có chức chặn cuộc gọi trên thiết bị di động.
Cụ thể, cảnh báo của nhà nghiên cứu Dan Hastings điểm tên 3 ứng dụng Hiya, Truecaller và TrapCall có nguy cơ chia sẻ dữ liệu riêng tư từ thiết bị của người dùng với các công ty phân tích của bên thứ ba.
Trong số 3 ứng dụng này, ứng dụng Truecaller có phần nổi bật hơn cả khi được cung cấp miễn phí nhưng lại có rất nhiều tiện ích. Có thể kể tới như tính năng theo dõi ai là người gọi đến; chặn các cuộc gọi không muốn nếu phát hiện đó là spammmer hay cuộc gọi quảng cáo; tìm kiếm tên người dùng khác hay thông tin liên quan đến số điện thoại bất kỳ…
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi người dùng sử dụng Truecaller lại vô tình cung cấp toàn bộ dữ liệu danh bạ cho nhà phát triển phần mềm này. Và không có bất cứ điều gì đảm bảo những thông tin không bị lộ ra ngoài hay thậm chí là bán cho bên thứ ba.
Đối với hai ứng dụng còn lại trong danh sách đen, nhà phát triển ứng dụng Hiya phủ nhận thông tin mà nhà nghiên cứu Dan Hastings trong khi đó nhà phát triển TrapCall cho biết, họ đã thay đổi chính sách của mình.
Theo Công An Nhân Dân
Chủ thuê bao di động có thể đăng ký từ chối nhận cuộc gọi 'rác'
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác mới chỉ đề cập đến nội dung liên quan đến tin nhắn rác và email rác, mà chưa đề cập đến cuộc gọi rác.
Dự thảo Nghị định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) lấy ý kiến có quy định, người dùng di động có thể đăng ký từ chối nhận cuộc gọi rác, tin nhắn rác, thư rác.
Có thể từ chối cuộc gọi rác bằng cách nhắn tin đăng ký tới số 456
Dự thảo Nghị định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện đang được Bộ TT-TT lấy ý kiến có bổ sung nội dung mới, liên quan đến quy định về các cuộc gọi rác- tình trạng gây phiền hà đối với người dùng di động trong những năm gần đây.
Dự thảo đang được lấy ý kiến quy định, mọi cuộc gọi quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi quảng cáo (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ viễn thông có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước;
Có thông tin hướng dẫn người nhận từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; Không được phép thu cước cuộc gọi quảng cáo của người nhận; Chỉ được phép thực hiện cuộc gọi quảng cáo trong thời gian từ 9h tới 20h trong ngày; Không được phép thực hiện quá 1 cuộc gọi quảng cáo tới 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ.
Dự thảo cũng nêu, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ gọi điện quảng cáo phải đăng ký với Bộ TT-TT. Chỉ được gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện quảng cáo khi có sự cho phép của người dùng và nêu rõ mục đích thu thập thông tin.
Trường hợp người nhận đồng ý cũng không được phép gửi quá 1 tin nhắn, 1 email, 1 cuộc gọi quảng cáo tới một địa chỉ trong vòng 24 giờ.
Đặc biệt, để bảo vệ người dùng một cách hữu hiệu, Bộ TT-TT xây dựng hệ thống quản lý danh sách số điện thoại, không chấp nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo bằng cách cho phép các thuê bao đăng ký hoặc hủy đăng ký thông qua cú pháp tin nhắn gửi về đầu số 456. Theo đó, tất cả tin nhắn, cuộc gọi nhằm mục đích quảng cáo tới các thuê bao đã đăng ký vào danh sách này đều không được phép.
Đối với email rác, Bộ TT-TT cũng xây dựng danh sách đen địa chỉ IP/dải IP (IP Blacklist) phát tán thư điện tử rác từ các nguồn thương mại và phi thương mại để làm cơ sở dữ liệu chung với mục đích cập nhật, chia sẻ đến các hệ thống máy chủ thư điện tử của các ISP, tổ chức nhằm hạn chế việc bị lạm dụng để phát tán thư điện tử rác từ các máy chủ mail.
Dự thảo Nghị định quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc để tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác vẫn quấy rầy người dùng.
Thực tế cho thấy, rất nhiều người dùng điện thoại đang hàng ngày phải nhận rất nhiều cuộc gọi quảng cáo dịch vụ, từ mời mua dự án bất động sản đến quảng cáo trung tâm gia sư, trung tâm tiếng Anh, dịch vụ làm đẹp, mời mua bảo hiểm, sửa chữa xe máy...
Theo an ninh thủ đô
Mỹ phê chuẩn bộ luật cấm nhắn tin rác và cuộc gọi tự động ghi âm sẵn FCC vừa rồi đã phê chuẩn bộ luật cấm tin nhắn rác và cuộc gọi tự động được ghi âm sẵn. Đạo luật mới vừa cho phép các nhà mạng Mỹ chặn đứng những cuộc gọi đến từ đầu số điện thoại có mã vùng không xác định, các số điện thoại không được đăng ký hoặc không kích hoạt chiều gọi đi....